Nga, Na Uy, Iran, Kuwait, Uzberkistan, Qatar, Brunei, Azerbaijan là những quốc gia duy nhất còn đủ sức chịu đựng với mức giá dầu 50 USD/thùng. Các quốc gia xuất khẩu dàu còn lại gần như đang đối diện với khó khăn khi mức giá hòa vốn bên ngoài (external Breakeven) quá cao.
Giá dầu và khí gas tự nhiên đã giảm gần một nửa trong ba năm qua (tính từ đỉnh cao năm 2014). Điều này đã phân phối lại gần 1,000 tỷ USD thu nhập xuất khẩu hàng năm- tương ứng với khoảng 1% GDP toàn cầu- từ tay các nhà xuất khẩu sang người tiêu dùng.
Một báo cáo mới từ Brad Setser và Cole Frank của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại cho thấy các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ gần như đã bị tổn thương mạnh mẽ bởi giá dầu giảm và họ vẫn chưa có bất cứ sự điều chỉnh nào để đối phó với kịch bản giá dầu tiếp tục giảm trong tương lai.
Setser và Frank phân tích cái họ gọi là “điểm hòa vốn bên ngoài (external breakeven): là thâm hụt tài khoản vãng lai trừ đi thặng dư thương mại từ bán dầu và khí gas, chia cho tổng số thùng dầu xuất khẩu.
Cần phải nhớ điều này, các nhà xuất khẩu dầu và khí gas lớn hiện nay có ngành công nghiệp nội địa yếu và nền kinh tế của họ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thế giới. Chỉ có một số quốc gia như Na Uy và một số quốc gia ở vùng Vịnh tích lũy khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ để bảo vệ họ khi giá dầu sụt giảm, nhưng nhiều quốc gia khác thì không thì lại không làm điều này. Họ vội vàng chi tiêu những khoản tiền bán được từ dầu để chi cho quân đôi và xây dựng “chủ nghĩa xã hội kiểu Bolivar (như Venezuela).
Lợi thế của phương pháp phân tích điểm hòa vốn bên ngoài, trái ngược với “điểm hòa vốn tài khóa”, là nó dễ dàng so sánh giữa các quốc gia và theo thời gian. Có là sự khác biệt lớn về sự tác dộng của giá dầu lên ngân sách chính phủ giữa những quốc gia có tỷ giá cố định với đồng USD, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út và UAE, với các quốc gia có cơ chế tỷ giá thả nổi như Na Uy và Nga.
Sau đây là điểm hòa vốn bên ngoài của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn.
Các quốc gia nằm dưới đường gạch đứt màu xanh là còn có thể bù đắp cho hoạt động nhập khẩu từ nguồn thu dầu. bao gồm Nga, Na Uy, Ira, Kuwait… Các quốc gia nằm ở phía trên đường xanh hiện đã không còn đủ sức chịu đựng với mức giá dầu 50 USD/thùng.
Setser và Frank cũng quan sát điểm hòa vốn này theo thời gian và giữa các nhóm các quốc gia xuất khẩu năng lượng.
Trước khi giá dầu có đợt tăng mạnh vào những năm 2000, điểm hòa vốn nội bộ tổng hợp của các quốc gia xuất khẩu dầu là chỉ 20 USD/thùng. Điều này là hiển nhiên vì giá dầu thô được neo quanh mức 20 USD/thùng cho đến năm 2003. Thậm chí vào năm 2005, khi giá dầu thô đã tăng lên trên 50 USD/thùng, nhưng điểm hòa vốn nội bộ của các quôc gia xuất khẩu dầu vẫn chỉ ở mức 35 USD/thùng. Phần lớn lợi nhuận xuất khẩu được tái đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn 2002-2004. Vào năm 2005-2006, một nửa lợi nhuận xuất khẩu được tiết kiệm lại và họ chỉ tiêu một nửa còn lại.
Cho đến năm 2008, mức giá hòa vốn đã tăng lên 60 USD/thùng. Con só này thấp hơn nhiều so với mức giá thực tế lúc đó, điều này giải thích tại sao các quốc gia xuất khẩu dầu đã có thặng dư tài khoản vãng lai lớn. Như Setser và Frank lưu ý, khoảng 40% thu nhập từ xuất khẩu dầu trong năm 2007 và 2008 được tiết kiệm hơn là chi tiêu.
Nhưng từ năm 2011, do mối đe dọa của “Mùa Xuân Ả Rập” các chính phủ ở Trung ĐÔng đã chi tiêu nhiều hơn họ kiếm được để ngăn chặn bất ổn xã hội. Chính vì lý do này, điểm hòa vón nội bộ đã tăng lên đến 80 USD/thùng vào năm 2013, bất chấp Mỹ và Canada tăng cường nguồn cung và sự yếu đi trong nhu cầu của Trung Quốc. Sau khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014, điểm hòa vốn bên ngoài giảm xuống còn khoảng 56 USD/thùng, nhờ vào việc cắt giảm nhập khẩu.
Setser và Frank chi 52 triệu thùng dầu/ngày được xuất khẩu vào năm 2015 thành 5 nhóm.
Khoảng 15 triệu thùng/ngày đến từ các quốc gia có điểm hòa vốn thấp như: Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kuwait, Na uy, Quatar, Trinidad and Tobago, UAE, và Uzbekistan. Vào thời kỳ đỉnh điểm, họ từng tiết kiệm được một nữa thu nhập xuất khẩu dầu, nên giữ cho mức hòa vốn bên ngaofi là khoảng 54 USD/thùng vào năm 2015 và xuống còn 41 USD/thùng vào năm 2015.
16 triệu thùng dầu đến từ các quốc gia có mức hòa vốn cao như: Algeria, Angola, Chad, Colombia, Ecuador, Gabon, Iraq, Kazakhstan, Libya, Nigeria, Oman, Turmenistan, Venuzuela và Yemen. Họ cần giá dầu lên tới 103 USD/thùng như năm 2013 để bù đắp các khoản nhập khẩu quá khứ và hiện tại. Họ đã chi tiêu 90% thu nhập xuất khẩu dầu trong năm 2011-2013. Vì vậy, mức hòa vốn bên ngoài của họ hiện đang khoảng 78 USD/thùng.
Biểu đồ dưới đây minh họa điểm hòa vốn đã thay đổi theo thời gian như thế nào cùng với giá dầu:
21 triệu thùng dầu còn lại đến từ Nga (11 triệu thùng), Ả Rập Xê Út (8 triệu thùng) và Iran (2 triệu thùng).
Điểm hòa vốn của Nga hiện đang ở mức cực thấp là 35 USD/thùng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bất thường trong thời gian gần đây, Trước đây, Nga có cách hành xử giống Venuzuela hơn là Na Uy: “Phần lợi nhuận 40 USD/thùng khi giá dầu tăng từ 2005 lên 2008, chủ yếu được dùng để nhập khẩu nhiều hơn, và đảy mức giá dầu hóa vốn từ 30 USD lên 68 USD/thùng. vào năm 2013, mức hòa vốn của Nga lên tới 101 USD/thùng theo ước tính của Setser và Frank. Sự thay đổi từ năm 2013 đến 2015 được giải thích là do Nga đã giảm đi 40% kim ngạch nhập khẩu (một phần vì do lệnh cấm vận của Phương Tây).
Ả Rập Xê Út lại đi theo kịch bản ngược lại, việc chi tiêu nhiều cho các cuộc chiến tranh với các quốc gia làng giềng, đã dẫn tới mức hòa vốn nội bộ lên tới 70 USD/thùng, theo Setser và Frank.
Iran nhờ việc dỡ bỏ cấm vận thông qua các thỏa thuận hạt nhân đã giúp quốc gia này đẩy mạnh xuất khẩu dầu và hạ thấp điểm hòa vốn xuống còn 41 USD/thùng so với mức 78 USD/thùng.
Hình sau mô tả diễn biến mức giá hòa vốn bên ngoài từ của ba quốc gia nói trên
Diễn biến trên cho thấy cách hành xử của các quốc gia khi giá dầu sụp đổ trong 3 năm qua. Nga giới hạn vay nợ bằng tiền nước ngoài, thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, sẵn lòng cắt giảm chi tiêu nhập khẩu nhanh chóng để phù hợp với tình hình mới. Trong khi đó Ả Rập Xê Út vẫn cương quyết duy trì sản xuất để giữ thị phần dầu mỏ.
Nghiên cứu của đã giúp mọi người có được góc nhìn về cách hành xử sắp tới của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ: Liệu họ sẽ cắt giảm mức giá hòa vốn, hay tiếp tục chi tiêu số tiền tích trữ được từ việc bán dầu trong quá khứ để bù đắp cho hoạt động nhập khẩu.
Mức giá hòa vốn cũng cho chúng ta biết hậu quả đối với từng quốc gia theo các kich bản của giá dầu. Nếu giá dầu còn nằm ở vùng 35-40 USD/thùng, Nga, Ả Rập Xê Út còn trụ được. Nhưng nếu giá dầu sụp đổ về dưới 30 USD/thùng, không một quốc gia nào còn trụ được.
Để biết được diễn biến về xu hướng giá dầu thế giới sắp tới, hãy truy cập dịch vụ OIL INSIGHT
Lược dịch từ Financial Times
Liệu giá dầu có tăng trở lại bởi ngày đảo chiều chiêm tinh 20.6.2017 +/-3 TD