Phiên họp của BOJ có giúp USD/JPY lấy lại đà tăng?

Kỳ vọng Koruda tiếp tục thể hiện quan điểm Dovish

Vào đầu tháng 7, BOJ đã mạnh tay can thiệp vào thị trường tiền tệ với động thái mua vào trái phiếu JGB kỳ hạn 10 năm do thị trường bán ra để giữ lợi suất ở mức quanh 0%.  Việc chủ tịch Yellen của Fed cho rằng, “ lãi suất đã tiến gần sát mức “cân bằng” và không cần phải tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều hơn nữa.” đang gây sức ép lên BOJ.

Hiện thị trường chỉ định giá xác suất 50% Fed tiếp tục tăng lãi suất, do đó, nếu BOJ muốn tiếp tục mục tiêu hạ giá đồng Yên, Koruda sẽ phải phát ra thông điêp Dovish, sẵn sàng in thêm tiền để giữ lợi suất trái phiếu quanh mức 0. Nói cách khác, việc Koruda lặp lại cam kết in tiền trong phiên họp ngày 20/7/2017 mới có thể giúp USD/JPY trở lại đà tăng. Koruda có thể sẽ hạ thấp kỳ vọng lạm phát để ủng hộ cho hành động in tiền.

Ngược lại, nếu nhà đầu tư không nhận được tái cam kết in tiền từ Koruda, USD/JPY sẽ rớt mạnh.

Ngày họp của BOJ trùng vào thời điểm đảo chiều chiêm tinh tài chính

BOJ sẽ họp vào ngày thứ 4, 20/7/2017, nằm trong vùng thời gian đảo chiều chiêm tinh 21.7.2017 +/-3 ngày giao dịch. Đó là lý do tôi kỳ vọng vào kịch bản đảo chiều cho USD/JPY. Lịch sử các hiện tượng chiêm tinh trong năm 2017 cho thấy, USD/JPY đang phản ứng khá tốt với các ngày đào chiều chiêm tinh trong biên độ +/-5 ngày giao dịch. 

Cấu trúc chu kỳ của USD/JPY cho thấy khả năng chu kỳ sơ cấp (PB) bắt đầu từ ngày 17.4.2017 có dạng cấu trúc hai pha 1/2 PB. ĐỈnh ngày 11.7.2017, tương đương với đỉnh ngày 10.5.2017. Có thể đỉnh ngày 11.7.2017 cũng là đỉnh PT. Lúc này, USD/JPY sẽ sell off và phá thủng sự hỗ trợ bởi MA120 ngày cùng MA50 ngày. 

Ngược lại, nếu giữ được MA120 ngày và MA50 ngày, USD/JPY sẽ hồi phục và thiết lập đỉnh PT mới cao hơn, có thể là vùng 115-117. Tôi đang đặt cược vào kịch bản này dựa trên ngày đảo chiều chiêm tinh và giá vẫn đang nằm trên các đường MA.

Ngày đảo chiều chiêm tinh tài chính được tính toán dựa trên nghiên cứu tại cuốn sách Ảnh hưởng hiện tượng địa tâm đến TTCK Việt Nam

 

Được hỗ trợ bởi MA200 trên đồ thị H4 và đáy sóng iv của mô hình sóng Elliott. 

Sóng iv có thể kết thúc tại 111.65 khi đang gần chạm vào đỉnh sóng i và tỷ lệ Fibonacci 50%, cũng như MA 200 trên đồ thị H4. Đây là vùng hỗ trợ mạnh vì MA200 đóng vai trò hỗ trợ tốt cho các điều chỉnh trung hạn. Nếu thủng 111.65, mô hình Sóng Elliott không tồn tại và xu thế tăng dài hạn của USD/JPY. Nếu vùng hỗ trợ này giữ được. USD/JPY sẽ tăng trở lại theo sóng v với mục tiêu 115 và tiếp theo là 117.

Khuyến cáo: Đây là mô hình dự báo và xác định các kịch bản có thể diễn ra. Để an toàn vào lệnh, trader chờ đợi các tín hiệu xác nhận trong chiến lược Trend Following trên đồ thị H4. Vui lòng tham khảo báo cáo CURRENCY INSIGHT để được hưỡng dẫn chi tiết.

USD/JPY: Sóng Elliott cho thấy đà tăng vẫn còn mặc dù Yellen gây thất vọng

Trả lời