Cập nhật mô hình sóng Elliott wave cho EUR/USD, USD/JPY: Xem xét kịch bản điểm phá vỡ giả sau bình luận của Draghi!

EUR/USD tăng vọt lên trên 1.2 và là mức tăng mạnh nhất trong 2 tuần qua so với đồng USD sau khi Draghi quyết định thu hẹp dần dần gói QE (tapering) vào tháng 10. Bình luận của Draghi  không khiến giới trader phải bất ngờ vì họ đã kỳ vọng điều này tại cuộc họp trước vào ngày 23.7.2017. Trong bài viết trước, tôi trích dẫn bình luận của bộ phân nghiên cứu SEB, ” ECB sẽ phải chấm dứt QE và các hướng dẫn kỳ hạn (forward guidance) trong cuội họp tới, ngày 7.9.2017″.  Vì thế, đồng EUR/USD bất ngờ bật tăng sau bình luận của Draghi là điều trader cần cẩn trọng. Có điều gì đó đã nằm trong tính toán. Trên thị trường tài chính “Mua tin đồn, bán tin thật” là chuyện thường xảy ra. Bình luận của Draghi đã xác nhận lời đồn đoán bấy lâu và có thể, tin ra là thời điểm để bên mua chốt lãi.

EUR/USD hướng về 1.2 trước khi có điều chỉnh lớn, USD/JPY khả năng thủng 110

Hãy nhìn đồ thị của EUR/USD. Giá bật tăng sau bình luận của Draghi và chạm vào đường xu hướng nội bộ (internal Trendline) màu xanh gạch đứt. Sau đó, giá giảm trở lại. Mức 1.2 cũng tương đương với đỉnh ngày 29.8.2017. Liệu chăng là đỉnh kép? Liệu chăng là mô hình điểm vỡ giả kết hợp phân kỳ âm của Alexander Elder trong cuốn sách “The New Trading For A Living“. Đây là một chiến lược hoàn toàn có thể xảy ra. Cần nhớ, phân kỳ âm giữa giá và MACD Histogram vẫn đang có khả năng tồn tại. Tôi đang chờ tín hiệu rõ ràng hơn trên đồ thị H4 để vào lệnh Sell. Kịch bản sóng Elliott đang cho thấy khả năng giảm theo sóng (c) trong sóng 4. Sóng 4 có thể xuất hiện cấu trúc sóng dạng Flat.

Lý do tôi nghi ngờ khả năng tạo lập đỉnh của đồng Euro là quan sát báo cáo COT (Một lần nữa, trader có thể xem cách sử dụng báo cáo COT trong cuốn sách The New Trading For A Living) cho thấy Sentiment của EUR đang ở mức đỉnh cao nhất trong 6 năm. Điều này cảnh báo khả năng tạo lập đỉnh của EUR.

Bình luận của Draghi và quyết định giữ nguyên lãi suất ECB khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và Đức sụt giảm, từ đó khiến cho đồng Yên tăng giá so với đồng USD. USD/JPY đã giảm 0.82% và xuống mức đáy thấp 108.32. 

Sau khi USD/JPY phá thủng mức đáy 108.4, tôi có sự điều chỉnh trong cấu trúc mô hình sóng Elliott. Mặc dù tôi vẫn kỳ vọng kịch bản tăng giá của đồng Đôla nhưng cấu trúc có sự thay đổi. Đó không phải là sự tăng giá của sóng 2 sang sóng 3 mà là sóng b) sang sóng c) để hoàn tất sóng điều chỉnh tăng X. Đồ thị dưới cho thấy có một kênh giá song song tạo nên điểm hỗ trợ cho USD/JPY. Bên cạnh đó, phân kỳ dương giữa giá và MACD Histogram đang xuất hiện trên đồ thị H4.

*KHUYẾN CÁO: BÀI VIẾT THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM VÀ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI VIẾT VÌ MỤC ĐÍCH MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CUỐN SÁCH “THE NEW TRADING FOR A LIVING”. NGƯỜI VIẾT KHÔNG KHUYẾN KHÍCH TRADER SỬ DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY VÀ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CÁC TỔN THẤT HAY THIỆT HẠI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN ĐIỂM CỦA TÁC GIẢ.  “NAM TỬ HÁN ĐẠI TRƯỢNG PHU”, SỐNG Ở ĐỜI CẦN CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN MÌNH. VÀ LÀ MỘT TRADER, HÃY TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI TÀI KHOẢN VÀ ĐỒNG TIỀN CỦA CHÍNH MÌNH. “LỜI ĂN, LỖ CHỊU”. KHÔNG NÊN”CHIA TAY ĐÒI LẠI QUÀ’ HAY “ĐỔ LỖI TRÁCH NHIỆM CHO NGƯỜI KHÁC”.

Liệu phân kỳ MACD Histogram có phải là tín hiệu mạnh nhất trong phân tích kỹ thuật?

 

Trả lời