Bong bóng Giáo dục: “Chú khỉ đột vô hình” và những hệ lụy

[Sách hay] THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: CÚ ĐỖ VỠ SIÊU BONG BÓNG 2017-2019 SẼ GIÚP BẠN LÀM GIÀU NHƯ THẾ NÀO?

Tải miễn phí báo cáo “THƯƠNG VỤ ĐÊ ĐỜI” tại đây.

 “Chú khỉ đột vô hình” ở Hoa Kỳ

Phần lớn chúng ta đã quá quen thuộc với những bong bóng tài chính như bong bóng cổ phiếu, bong bóng bất động sản, bong bóng bitcoin, bong bóng giá vàng, giá thép, giá dầu…khi truyền thông thường có sự chú ý đến các loại bong bóng này. Có những thời điểm, truyền thông đã đưa ra những cảnh báo về các bong bóng tài chính để giúp nhà đầu tư có được quyết định đầu tư hợp lý và giúp cơ quan điều hành chính sách có những điều chỉnh phù hợp.

Tuy nhiên, có 3 loại bong bóng mà tiến sĩ kinh tế học Harvard- Harry Dent, tác giả cuốn sách “Thương Vụ Để Đời- The Sale of A Lifetime (2016)”, cảnh báo là không được các nhà kinh tế, chuyên gia, chính phủ đề cập đến nhưng có ảnh hưởng lớn đến thế hệ tương lai là:  (1) bong bóng các khoản cho vay sinh viên hay bong bóng lạm phát giáo dục; (2) bong bóng chăm sóc sức khỏe y tế- hiện đang được phóng đại thêm bởi chính sách Obamacare’ và cuối cùng (3) là chi phí chăm sóc trẻ em.

Biểu đồ sau cho thấy ba lĩnh vực này ở Hoa Kỳ đang có mức lạm phát cao hơn chỉ số CPI bình quân. Trong đó, đáng chú ý nhất là Bong bóng các khoản nợ sinh viên đã tăng lên mức 1,230 tỷ USD, với gần 1,000 tỷ USD tăng thêm từ đầu năm 2003 đến nay. So với các bong bóng còn lại, thì bong bóng giáo dục đại học đã bỏ xa đến mấy dặm!

 

Bong bóng giáo dục, chăm sóc sức khỏe y tế và chăm sóc trẻ em tại Hoa Kỳ

Thật khó để chi trả cao hơn nữa

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Lao Động Hoa Kỳ

Thật mỉa mai, bong bóng giáo dục đại học giống như “con khỉ đột vô hình trên sân bóng”[1].  Con người vốn dĩ có điểm mù với nhiều bong bóng, nhưng gần như ít ai nhận ra sự phình căng của bong bóng giáo dục. Thậm chí những giáo sư, tiến sĩ những người trực tiếp giảng dạy và đảm nhiệm công tác quản lý giáo dục trong nhiều năm cũng không nhận ra tình trạng bong bóng giáo dục. Các trường đại học đang thổi bong bóng vay nợ sinh viên phình to đến mức các khoản chi phí cứ tăng đều đặn mỗi năm. Hiện nay, phải mất hàng trăm nghìn USD để theo học một trong các trường đại học hàng đầu tại Hoa Kỳ. Chi phí giáo dục đại học khiến ngay cả những ông bố bà mẹ giàu cóc cũng cảm thấy khó chi trả nổi.

Đối với các hộ gia đình trung bình, những người không được hưởng lợi nhiều từ “đợt hồi phục” sau năm 2007, lựa chọn duy nhất là kí giấy vay nợ các khoản vay sinh viên để hoàn tất giấc mơ đại học. Hơn 1,000 tỷ USD được vay nợ tăng thêm bởi các sinh viên trong 13 năm qua là một con số thật sự khủng khiếp (vì họ đây phải là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra lợi nhuận, họ chỉ đang đặt cược vào khả năng trả nợ sau khi đi làm). Việc tăng trưởng theo hàm số mũ của nợ vay sinh viên là một minh chứng rõ nét về tình trạng bong bóng .

Hầu hết người dân Mỹ đều muốn con cái đến trường đại học. Họ cho rằng, nếu không có tấm bằng đại học, con cái của họ sẽ có rất ít cơ hội kiếm được tiền và việc làm tốt. Đây không phải là chuyện bây giờ mới có, nhưng bong bóng vay nợ sinh viên ngày nay đang trở thành một thiên sử hùng ca.

Tiến sĩ Harry Dent châm biếm: “Chỉ có một cách duy nhất giữ cho bong bóng giáo dục tiếp tục đi lên là phải có nhiều hơn nữa các khoản vay được chính phủ bảo đảm, và có nhiều hơn nữa sinh viên theo học.”

Hệ lụy của bong bóng giáo dục một khi đổ vỡ cũng sẽ rất lớn. Với gánh nặng hàng chục nghìn USD sau khi ra trường, các thế hệ sinh viên hiện nay sẽ rất khó có thể còn tiền để mua nhà, hay nghĩ tới lập gia đình và sinh con. Thậm chí, họ cũng phải dè sẽn chi tiêu cho các kỳ nghĩ để dành tiền trả nợ. Hiện nay, một người tốt nghiệp đại học phải gánh khoản nợ 30,000 đến 60,000 USD hoặc thậm chí là 200,000 USD.

Gánh nặng cho thế hệ tương lai là rất lớn khi đi kèm với bong bóng giáo dục là bong bong y tế và chi phí chăm sóc trẻ em. Ngày nay, chi phi để chăm sóc sức khỏe trở thành một gánh nặng đối với nhiều người. Đối với các cặp vợ chồng trẻ, nỗi sợ hãi còn lớn hơn khi tiền lương và thu nhập của họ còn phải gánh thêm lạm phát chi phí chăm sóc trẻ em. Điều này chắc chắn làm giảm tỷ lệ sinh và từ đó làm giảm nguồn lực lao động trong tương lai.

Tiến sĩ Dent nói: “hầu hết các nhà kinh tế không nhìn thấy bong bóng giáo dục, các khoản nợ sinh viên, chăm sóc trẻ em hay chăm sóc sức khỏe khi so sánh với các bong bóng tài sản tài chính như cổ phiếu, bất động sản và hàng hóa. Đó là tầm nhìn ngắn hạn… và cả sự ngu ngốc. Không có lĩnh vực nào có thể duy trì lạm phát cao hơn nhiều so với mức bình quân mãi mãi. Đây là những bong bóng và chúng sẽ sụp đổ khi nhu cầu kiệt quệ, và đặc biệt lãi suất tăng sẽ khiến cho chúng rơi vào giảm phát trong giai đoạn 2016-2022.”

Thời của thầy dạy forex, dạy chứng khoán, dạy làm giàu ở Việt Nam

Lý do người viết đề cập đến bong bóng giáo dục ở Hoa Kỳ là để người đọc nhận thấy những mô tả sau đây về hiện thực ở Việt Nam dường như là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Lạm phát chi phí giáo dục- y tế rất rõ nét tại Việt Nam trong những năm gần đây và có thể phải dùng đến từ “bong bóng” để mô tả nó.

Theo số liệu CPI năm 2016, CPI của nhóm dịch vụ y tế có mức tăng lớn nhất, tiếp đến là nhóm giáo dục. Cả hai nhóm trên là yếu tố chủ yếu tác động tới mức tăng CPI cả năm 2016.

Số liệu thống kê CPI theo 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ quan trọng các năm 2013 –2016 cho thấy, trong số 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ thì 9 nhóm là có mức độ tăng ở các năm với mức tương đương nhau và ít có biến động lớn (lương thực, thực phẩm; đồ uống, thuốc lá; may mặc, dày dép; vật liệu xây dựng; đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính viễn thông; văn hóa, thể thao và khác). Riêng nhóm dịch vụ y tế và giáo dục có mức độ biến động giữa các năm là tương đối lớn. Điển hình như: CPI của nhóm dịch vụ y tế, năm 2013 tăng 18.97%; năm 2014 tăng 2.25%; năm 2015 tăng 1.79% và năm 2016 tăng cao nhất là 55.72%. Tương tự, nhóm giáo dục năm 2016 cũng có mức tăng là 10.81%.

Như vậy, trong khi phần lớn CPI của các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đều tăng với mức độ tương đối đồng đều nhau giữa các năm, thì việc tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục mạnh trong năm 2016 đã trở thành nguyên nhân chính đẩy CPI cả năm tăng mạnh.

Tình trạng này vẫn được tiếp tục trong năm 2017. Đóng góp chính trong CPI 8 tháng đầu năm vẫn là y tế và giáo dục (xem hình dưới).

Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, trong khi bức tranh về lạm phát y tế đã được tính toán khá đầy đủ thì “bong bóng” giáo dục chưa được tính toán chính xác. Lý do là những chi phí giáo dục chỉ được tính cho những cho chi phí học hành của sinh viên, học sinh nhưng chưa phản ánh được nhu cầu giáo dục trong toàn xã hội.

Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư, các tập đoàn đã nhận thấy cơ hội làm ăn béo bở trong lĩnh vực giáo dục. Các tập đoàn lớn như Vingroup, Hoa Sen….đã tham gia vào phân khúc này. Đầu tư vào giáo dục đang là mốt thời thượng và sinh lợi hiện nay nên các nhà đầu tư có tầm nhìn sẽ không bỏ qua. Tuy nhiên, vấn đề là sự thiếu kiểm soát về giá cả đã dẫn tới bong bóng học phí. Những lùm xùm quanh câu chuyện học phí tại Vinschool trong thời gian gần đây là một trong những ví dụ điển hình về bong bóng giáo dục thiếu kiểm soát.

Ở một góc nhìn khác, so với mức lạm phát của học phí học sinh, sinh viên, sự bùng nổ về cả giá cả và các loại hình dịch vụ giáo dục cho các nhà đầu tư, doanh nhân, người đi làm là rất lớn. Tiếc thay, ở Việt Nam chưa hề có số liệu cụ thể để theo dõi loại bong bóng này.

Với sự bùng nổ của thị trường cổ phiếu Việt Nam, và làn sóng đầu tư tài chính quốc tế được du nhập vào Việt Nam trong vài năm gần đây như forex, bitcoin, BQ (Binary Option) nhu cầu giáo dục cho nhà đầu tư là tăng vọt. Để đáp ứng nhu cầu này, rất nhiều khóa học dạy chứng khoán, dạy forex được quảng cáo ngập tràn trên mạng xã hội Facebook và Email.

Có thể nói rằng, với sự ra đời của mạng xã hội và công cụ email marketing hoặc digital marketing ngày càng phát triển, cũng như các tiện ích đào tạo trực tuyến, chưa bao giờ các khóa học đầu tư trở nên phổ biến như hiện nay. Chỉ cần bất cứ nhà đầu tư nào mở email, lướt facebook mỗi ngày, sẽ nhận được vô số lời chào mời tham gia các khóa học về đầu tư.

Một diễn đàn mạng nổi tiếng tại Việt Nam nói: “Giờ đây, thầy dạy forex ở khắp mọi nơi”. Không hề có các bằng cấp, chứng chỉ nào đối với các giảng viên, thầy dạy ở đây thường là các nhà đầu tư kinh nghiệm, và có nhiều tiếng tăm trên các mạng xã hội hoặc trong giới đầu tư tài chính. Nhu cầu giữa thầy-trò chỉ dựa trên niềm tin (có thể là do hiệu ứng quảng cáo) và lời đồn. Thầy dạy và các khóa học ở đây không chỉ có sự tham gia của người Việt Nam mà còn rất nhiều chương trình được gắn nhãn “quốc tế”.

Vấn đề ở đây là sự lạm phát về giá cả và chất lượng của các khóa đào tạo. Mỗi khóa học dạy forex, chứng khoán có rất nhiều mức giá, kể cả những mức giá trên trời lên đến vài ngàn, chục ngàn đôla nhưng vẫn thu hút rất nhiều nhà đầu tư (vì thế lạm phát ở đây lớn hơn rất nhiều so với sự điều chỉnh học phí có kiểm soát trong giáo dục phổ thông hoặc sinh viên). So với kiến thức mang lại nếu như được đào tạo tốt, con số trên sẽ chẳng là gì vì nhà đầu tư có thể sử dụng kiến thức này để kiếm được rất nhiều tiền trong quá trình đầu tư (“Đầu tư vào tri thức là khoản đầu tư sinh lợi nhất”.)

Tuy nhiên, biểu hiện của bong bóng đó chính là sự đầu tư lãng phí và các chiêu trò lừa đảo. Khi không ai kiểm soát về chất lượng và giá cả, “thầy dỏm” (theo cách gọi của nhiều nhà đầu tư để ám chỉ những người mở khóa học chỉ để kiếm tiền dạy và thậm chí là lừa đảo) trở nên tràn lan. Người viết từng ghi nhận rất nhiều lời phàn nàn của các nhà đầu tư về những khóa học đầu tư nghìn đô nhưng nội dung sơ sài, hoặc kém chất lượng. Họ bắt đầu nhận ra những hình ảnh hào nhoáng về “History” đẹp (được khoe ra để thu hút học viên rằng phương pháp giao dịch của họ là hiệu quả), cuộc sống nhung lụa của thầy dạy forex (những chuyến du lịch đắt tiền, xe hơi, cô gái đẹp) và cả những lời hứa hẹn về khoản lợi nhuận 10%, 20% thậm chí là gấp đôi mỗi tháng…chỉ là những phù phiếm và lừa đảo.

Trong vài ngày gần đây, giới đầu tư forex vẫn râm ran và sôi sục chuyện IB có tên N.K.D lừa đảo đầu tư, dạy forex, dạy làm giàu. Những nhà đầu tư “trót dại” trở nên “hả lòng, hả dạ” khi hay tin IB này vừa bị bắt.

Những thầy dạy tinh vi hơn thường lồng ghép các khóa học dạy làm giàu. Từ đó, làm bàn đạp dụ dỗ các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào các dự án (mang tính lừa đảo vì thầy cũng ôm tiền trốn mất) và cả kinh doanh đa cấp. Trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu các khóa huấn luyện về các kỹ năng mềm trong cuộc sống và kinh doanh trở nên rất phát triển. Việt Nam đón nhận làn sóng về các khóa học dạy làm giàu, dạy kỹ năng mềm từ các nước trên thế giới đổ vào Việt Nam. Sẽ rất tốt nếu như các chương trình  này là có chất lượng và mang đến hiệu quả. Nhưng sẽ là lãng phí về cả thời gian lẫn tiền bạc nếu như nhà đầu tư tham gia vào các chương trình kém chất lượng, lừa đảo. Đã có rất nhiều câu chuyện dỡ khóc, dỡ cười về các khóa học dạy làm giàu ở Việt Nam như đám đông trẻ tụ tập, rèo hò trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ để thể hiện quyết tâm làm giàu: “Tôi hành động bất chấp tất cả để…kiếm được thu nhập nghìn đô mỗi tháng… hay cả ước mơ kiếm 1 triệu đôla chỉ trong 1 năm…thậm chí là giấc mơ tỷ phú đôla”

Hay đình đám và tốn nhiều sự chú ý của báo chí là các diễn giả bất động sản như V.P.N.H…với chia sẽ về mục tiêu: “huy động 200 tỷ USD vào năm 2025 bằng cách huy động vốn trên sàn New York”. Lĩnh vực bất động sản rất sôi động với những chia sẽ về “Công thức thành công tuyệt đỉnh từ bất động sản”; Bí quyết tích lũy hiệu quả để có tài sản triệu đô; Tự do tài chính bằng bất động sản; Bí quyết kiếm tiền tỷ từ bất động sản… Nghe tên khóa học, những người muốn làm giàu dễ dàng rất khó kìm được lòng tham.

Nhiều sinh viên vừa mới bước ra trường, vì sự nhẹ dạ và cả tin, đã vay mượn cả hàng ngàn đôla của gia đình, bạn bè để tham gia vào các khóa học đầu tư, khóa học làm giàu. Một khi bong bóng cổ phiếu, bitcoin qua đi, những chi phí đầu tư này liệu có mang lại lợi ích cho nhà đầu tư hay sẽ là một gánh nặng mà họ phải vất vả đi làm để trả nợ.

Chúng tôi hy vọng rằng, các nhà quản lý chính sách nên có cái nhìn khác về bong bóng giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Đã đến lúc cơ quan quản lý phải tự đặt cho mình hàng loạt câu hỏi: Có cơ quan chức năng nào kiểm soát nó? tình trạng mất kiểm soát hiện nay đang mang đến lợi ích cho ai? Bong bóng giáo dục sẽ tác động như thế nào đến mất cân bằng xã hội và đặc biệt là cơ hội giáo dục cho con cái của những gia đình có thu nhập thấp? Tác động của bong bóng giáo dục đến CPI và điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ? Sự đổ vỡ bong bóng giáo dục sẽ gây thiệt hại như thế nào?

[1] Note: Đây là một thí nghiệm nổi tiếng nói về điểm mù của con người: Trong thí nghiệm này, người ta chiếu một đoạn phim về trận đấu bóng chày, và yêu cầu người xem đếm số vận động viên mặc áo trắng mà không cần để ý đến những vận động viên mặc áo đen. Đến giữa đoạn phim, một người mặc trang phục giống như khỉ đột chạy ra giữa sân bóng và bắt đầu đấm thùm thụp vào ngực trong vòng 9 giây. Sau trận bóng, một nửa số người xem không hề phát hiện ra sự hiện diện của “chú khỉ đột” này. Đối với họ, chú ta đã là “người vô hình” thật rồi!

Trả lời