Phù thủy Mark Minervini hướng dẫn cách nhồi lệnh theo kiểu Kim Tự Tháp của Jesse Livermore & Oneil

Chương 11 sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán” của William O’Neil nói về Kỹ Thuật Bổ Sung Vị Thế Mua (Pyramid) theo mô hình kim tự tháp của Jesse Livermore như sau:

Jesse Livermore và Kỹ Thuật Bổ Sung Vị Thế Mua

Sau khi đọc cuốn sách của Livermore, tôi đã áp dụng phương pháp “bổ sung vị thế mua (pyramid)” hoặc “bình quân giá lên” khi cổ phiếu tăng giá sau lần mua đầu tiên. Muốn thực hiện tốt kỹ thuật này, bạn phải đảm bảo lần mua đầu tiên phải chính xác, tức chỉ cao hơn 2%-3% so với điểm pivot. Về cơ bản, tôi bổ sung thêm vị thế mua nhưng luôn với khối lượng cổ phiếu nhỏ hơn. Điều này cho phép tôi tập trung nguồn vốn vào những giao dịch nắm chắc phần thắng. Nếu tôi sai và cổ phiếu giảm xuống thấp hơn so với giá vốn, tôi sẽ sớm cắt lỗ.

Đây là cách đầu tư hoàn toàn khác với phần lớn các nhà giao dịch. Hầu hết mọi người đều ưa thích bình quân giá xuống, nghĩa là họ sẽ mua thêm cổ phiếu khi giá giảm nhằm hạ thấp giá vốn. Nhưng tại sao bạn lại chấp nhận đầu tư nhiều hơn số tiền mồ hôi nước mắt cho những cổ phiếu đang thua lỗ? Đây là một cách giao dịch tồi.

Nhiều độc giả đã thắc mắc về phần này, vì vậy tôi muốn giới thiệu bài phỏng vấn với phù thủy chứng khoán Mark Minervini, để giúp các trader hiểu rõ thêm về kỹ thuật nhồi lệnh.

Nế bạn phát hiện một siêu cổ phiếu, có thể bạn đang ở rất gần điểm mua hợp lý. Tất cả việc bạn phải làm là thiết lập một tiếng chuông cảnh báo, nhắc bạn nên mua vào đúng thời điểm. Nhưng thế vẫn chưa đủ.

Sự thực là bất cứ cổ phiếu nào cũng có thể chống lại bạn, kể cả siêu cổ phiếu. Bạn có thể đã phát hiện ra một Apple tiếp theo, một Amazon tiếp theo, nhưng bất cứ cổ phiếu nào cũng có thể bị thất bại sau khi xuất hiện điểm phá vỡ từ tín hiệu mua. Việc giải ngân từ từ theo từng đợt sẽ giúp bạn tránh gặp phải những rủi ro quá lớn.

Chiến lược mua giải ngân theo từng đợt gọi là Bổ Sung Vị Thế Mua theo mô hình Kim Tự Tháp (Người Việt Nam gọi đó là “nhồi lệnh”). Chiến lược này sẽ giúp bạn xây dựng một vị thế mong muốn khi giá cổ phiếu tăng lên. Chiến lược này được phát triển bởi thiên tài đầu tư Jesse Livermore nhằm giảm thiểu rủi ro và làm tăng tỷ suất sinh lợi. Phương pháp này hoạt động như thế nào?

Khái niệm chính đăng sau việc Bổ Sung Vị Thế Mua Theo Mô Hình Kim Tự Tháp là “bình quân giá lên“, một khái niệm đơn giản nhưng lại bị phớt lờ vì nó trái ngược với bản năng con người (thích mua rẻ).

Trong khi đó Bổ Sung Vị Thế Mua Theo Mô Hình Kim Tự Tháp sẽ mang đến cho bạn một cảm giác hoàn toàn khác: bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi bạn mua thêm các cổ phiếu đang tăng giá cao hơn. William O’Neil từng đặt câu hỏi: “Tại sao bạn lại ném những đồng tiền mô hôi nước mắt vào các cổ phiếu đang giảm giá?”

Cách triển khai chiến lược BỔ SUNG VỊ THẾ MUA THEO MÔ HÌNH KIM TỰ THÁP như sau.

Đầu tiên, bạn tìm kiếm các siêu cổ phiếu đạt tiêu chí đầu tư. Chờ đợi cổ phiếu này chạm tới điểm mua hợp lý. Hãy tính toán toàn bộ vị thế mong muốn mà bạn muốn mua ở cổ phiếu này. Ví dụ, tôi muốn giải ngân 10,000 USD ở cổ phiếu OLLI đang có điểm phá vỡ từ Nền Giá Phẳng (Flat Base) vào tháng 8/2018.

Bước 1: Mua 50% vị thế (ở đây là 5,000 USD) khi giá vừa mới vượt qua điểm pivot. Hãy mua gần điểm pivot nhất có thể.

Bước 2: Khi cổ phiếu tăng 2%-2.5% so với giá mua ban đầu của bạn (tức cũng chỉ tầm 2%-2.5% so với điểm pivot), bạn mua 30% vị thế (ở đây là 3,000 USD). Như vậy, bạn đã giải ngân được 80% vị thế mong muốn.

Bước 3: Mua 20% vị thế còn lại (ở đây là 2,000 USD) khi cổ phiếu tăng thêm 2%-2.5% từ lần mua thứ hai, tức 5% so với lần mua đầu tiên của bạn (và bảo đảm cổ phiếu không vượt quá xa 5% so với điểm pivot).

Sau đây là ví dụ minh họa cách phù thủy Mark Minvervini thực hiện Bổ Sung Vị Thế Mua Theo Mô HÌnh Kim Tự Tháp ở cổ phiếu OLLI vào tháng 8/2018.

CHIẾN LƯỢC KIM TỰ THÁP GIẢM THIỂU RỦI RO NHƯ THẾ NÀO?

Trong ví dụ này, giả sử cổ phiếu bạn mua giảm 8% và kích hoạt lệnh dừng lỗ.Nếu bạn mua toàn bộ vị thế mong muốn một lúc, bạn sẽ lập tức mất ngày 800 USD (8% của 10,000 USD). Nhưng với chiến lược Bổ Sung Vị Thế Mua Theo Kim Tự Tháp, khoản lỗ đầu tiên của bạn chỉ là 400 USD (8% x 5,000 USD). Tất nhiên, bạn sẽ không thực hiện các lần mua sau.

Trả lời