[Bài học từ nguyên lý cái thùng gỗ] tại sao trader nên tập trung khắc phục nhược điểm hơn là phát huy ưu điểm?

BÀI VIẾT SAU ĐÂY ĐƯỢC TRÍCH ĐĂNG TỪ FACEBOOK CHÍNH CHỦ CỦA ANH CHUNJUNXO (Nguyễn Thanh Duy) và Traderviet

Cái thùng gỗ tuy hiện nay không còn được sử dụng phổ biến hay không muốn nói là gần như biến mất khỏi cuộc sống hàng ngày nhưng nguyên lý cái thùng gỗ vẫn còn nguyên giá trị và có tính ứng dụng cực kỳ cao. Tôi tin chắc rằng, sau khi đọc bài này xong, anh em sẽ biết mình nên làm gì để có thể tồn tại lâu dài với các nghề trader này.

Nguyên lý cái thùng gỗ là gì?

Nhà quản lí học người Mỹ – Peter từng đưa ra một lí luận có tên là “Nguyên lý thùng gỗ”, nó còn được gọi là “Hiệu ứng thanh gỗ ngắn”. Nguyên lí này nói rằng, chiếc thùng chúng ta đựng nước được ghép bởi nhiều thanh gỗ, lượng nước trong thùng là do độ cao của những thanh gỗ này quyết định. Nếu có một thanh gỗ nào đó ngắn thì lượng nước cả thùng gỗ sẽ bị hạn chế bởi nó. Thanh gỗ ngắn này trở thành “khuyết điểm” của chiếc thùng. Nếu muốn lượng nước trong thùng tăng lên thì buộc phải thay thanh gỗ ngắn bằng thanh dài hơn.

Thùng gỗ có thể chứa được bao nhiêu nước không quyết định bởi thanh gỗ dài nhất mà quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất. Tương tự, trong hiện thực cuộc sống, mang lại phiền phức hay khiến chúng ta mất đi cơ hội cũng luôn là bởi những “thanh gỗ ngắn” của bản thân mình.

Mỗi trader chúng ta đều là một cái thùng gỗ ?

Rõ ràng, chúng ta đều là một cái thùng gỗ, đang chứa nước và dĩ nhiên là có một thanh gỗ ngắn nhất. Chỉ khác nhau ở chỗ thanh gỗ nào ngắn nhất và ai ngắn hơn ai mà thôi.

Vậy thanh gỗ ngắn nhất của anh em là gì ?

Chúng ta đã quá rõ một sự thật là muốn thành trader có lợi nhuận, đòi hỏi bạn phải hội đủ cho mình mọi yếu tố: kỹ năng phân tích – tâm lý – quản lý vốn. Đó là ba yếu tố lớn trong ba yếu tố đó, còn có rất nhiều yếu tố nhỏ hơn:

+ Kỹ năng phân tích: phương pháp phân tích thị trường (TA , FA, news,…), kỹ năng entry, đặt stoploss, đặt take profit, kỹ năng xử lý các vấn đề bất ngờ hoặc không mong muốn,…

+ Tâm lý giao dịch: kiên nhẫn, tập trung, bĩnh tĩnh, tự tin, ham học hỏi, cởi mở trong mọi vấn đề, nhất quán, kỷ luật,…

+ Quản lý vốn: khối lượng giao dịch, kỹ năng vào lệnh từng phần, thoát lệnh từng phần, các kiến thức về quản lý vốn như Kelly, half Kelly,…

Đó là sơ lược như thế thôi, nhưng bắt buộc trader phải biết hết và không được yếu kém bất kỳ phần nào.

Một câu hỏi đặt ra là tại sao tôi vẫn thua lỗ mặc dù đã sở hữu một phương pháp tuyệt vời?

Đó cũng là vấn đề mà các trader vẫn thường thắc mắc rằng tôi thường xuyên phân tích đúng hướng đi của thị trường hay thậm chí là đoán trúng cả đỉnh đáy, nhưng trade vẫn cứ thua lỗ?

Câu trả lời duy nhất chúng ta vẫn còn đâu đó một thanh gỗ ngắn nhất mà phải kéo dài nó lên thì nước mới có thể đầy.

Vậy thanh gỗ ngắn nhất đó nằm ở đâu? Thử nghĩ xem nhé, thường những trader phân tích đúng hướng đi của thị trường họ mà vẫn không trade tốt thì thanh gỗ ngắn nhất của họ có thể là lúc entry.

Nếu entry đúng, nhưng bạn yếu kém về cách đặt stoploss thì lệnh thua vẫn nhiều hơn lệnh thắng.

Nếu entry đúng, stoploss, thậm chí là take profit hợp lý nhưng bạn lại vấp phải vấn đề về tâm lý giao dịch thì kết quả còn tệ hơn.

Trên thực tế, đa số trader đều theo đuổi các system “Chén Thánh” với mục tiêu là kéo dài cái thanh gỗ “đoán trúng đỉnh đáy thị trường”. Nhưng khi bạn đã hiểu được nguyên lý cái thùng gỗ rồi thì mục tiêu đeo đuổi này là hoàn toàn sai lầm bởi lẽ trading là tập hợp rất nhiều các kỹ năng chứ không chỉ riêng mảng phân tích hướng đi của giá.

Vậy phải làm sao tìm ra thanh gỗ ngắn nhất của bản thân ?

Ngoài bạn ra thì không ai có thể giúp bạn trong vấn đề này. Nhưng tự bản thân mình tìm ra đã là một chuyện khó, khắc phục nó đòi hỏi phải có một giai đoạn dài. Do đó, trong giới trader không bao giờ có thần đồng là vậy, vì nó đòi hỏi sự chuôi rèn qua thời gian.

Bởi vì chúng ta không phải chỉ có 1 thanh gỗ ngắn nhất, mà cũng có thể là 2,3 hoặc thậm chí là nhiều thanh gỗ như thế. Bắt buộc phải tìm cho hết.

Sau đó, chúng ta mới phải “kéo dài từng thanh gỗ một”, luyện entry cho chuẩn, đặt stoploss thật hợp lý, kiên nhẫn hơn, nhất quán với phương pháp, tập trung hơn khi phân tích,…

Lưu ý rằng, nếu kéo dài một thanh ngắn nhất của mình mà lượng nước vẫn chưa được cải thiện thì bạn nên biết rằng vẫn còn 2, 3 thanh gì đó nữa. Cố gắng mà tìm cho hết.

Trên đây là những gì tôi rút ra được từ nguyên lý cái thùng gỗ. Tuy lý thuyết nhưng nó lại mang tính ứng dụng cực cao và giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều không chỉ trong trading mà còn trong cuộc sống. Muốn thành công, không chỉ có điều kiện cần, mà còn phải có điều kiện đủ.

Happy trading !!!

—-

Bình luận từ Admin

Bạn đọc của cuốn sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán” của William O’Neil chắc chắn hiểu rõ Nguyên Lý Cái Thùng Gỗ. Chương 13, William O’neil viết:”

Knute Rockne, huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng của đội Notre Dame từng nói, Hãy khắc phục những điểm yếu cho tới khi chúng trở thành điểm mạnh của bạn.” Lý do mọi người hoặc thua lỗ hoặc chỉ đạt được thành tích tầm thường trên thị trường chứng khoán đơn giản là vì họ phạm phải quá nhiều sai lầm. Cũng giống như trong kinh doanh, cuộc sống và sự nghiệp. Bạn dậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi không phải vì những điểm mạnh của bạn mà là vì những sai lầm hoặc yếu điểm mà bạn không nhận ra, đối mặt với nó và sửa chữa. Hầu hết mọi người thường có thói quen đổ lỗi mọi sai lầm của bản thân cho người khác. Tìm lý do bào chữa luôn dễ dàng hơn so với việc nghiêm túc phân tích hành vi của chính bạn.

Khi viết cuốn sách này lần đầu (ở các phiên bản cũ), tôi nghe rất nhiều người đưa ra lời khuyên rằng: “Hãy tập trung vào ưu điểm của bạn, và đừng quá bận tâm về yếu điểm.” Nghe thì có vẻ lô gic và hợp lý trong nhiều tình huống. Nhưng bây giờ, sau 50 năm kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán Mỹ, tôi có thể khẳng định rằng:

Sai lầm lớn nhất của 98% nhà đầu tư là không bao giờ dành thời gian để tìm hiểu xem họ đã phạm phải sai lầm gì khi mua và bán cổ phiếu (hoặc không chịu bán). Vì thế, họ không biết phải làm gì để ngừng mắc phải các sai lầm này và bắt đầu trở nên thành công hơn. Nói cách khác, bạn không nên học những gì mà bạn nghĩ là đã biết, ngừng làm theo nó, và bắt đầu học các quy tắc, phương pháp mới hiệu quả hơn để sử dụng trong tương lai.

Trả lời