Cổ phiếu chu kỳ và cổ phiếu tăng trưởng khác biệt nhau hoàn toàn, đừng áp dụng máy móc CANSLIM cho cổ phiếu chu kỳ.

Bài này nói về tầm quan trọng phải phân biệt cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu chu kỳ để có phương pháp đầu tư phù hợp. Hãy ghi nhớ câu này trong bài đăng trên nhật báo IBD được đăng tải ở dưới: “A cyclical stock must be played differently than a growth stock (Cổ phiếu chu kỳ phải chơi theo một kiểu khác hoàn toàn với cổ phiếu tăng trưởng)”.

Các cổ phiếu dẫn dắt (leading stock) trông có vẻ đáng sợ đối với một số nhà đầu tư cá nhận. Ngược lại, các cổ phiếu đội sổ, bị thị trường lãng quên (laggard) lại mang cho các nhà đầu tư này cảm giác an toàn. Đây chính là lối suy nghĩ của các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

Tại sao lại thế?

Sự quyến rũ của các cổ phiếu đội sổ hình thành dựa trên lý thuyết chu kỳ. Ý tưởng đó là cái gì xuống quá thì cũng đến lúc nó phải lên. Tương tự, nỗi e sợ cổ phiếu dẫn dắt cũng chỉ vì những ý tưởng mang tính chu kỳ. Cái gì lên quá thì cũng phải đến lúc xuống.

Nếu nhà đầu tư cá nhân đang mua cổ phiếu chu kỳ, họ nên cần biết một vài sự thực về khái niệm này.

Đôi khi các nhà đầu tư có kinh nghiệm không biết liệu họ đang mua một cổ phiếu chu kỳ hay cổ phiếu tăng trưởng. Có lẽ, họ không biết đến những thuật ngữ này. Họ nghĩ toàn bộ thế giới cổ phiếu đều hoạt động theo tính chu kỳ. Chính lực hấp dẫn và sự nảy lên giải thích tất cả?

Nhưng thị trường chứng khoán không hoạt động giống như thế giới tự nhiên- ít nhất là không ở bất cứ thời gian nào mà bạn ôm chặt cổ phiếu.

Hãy xem một quan sát từ nhà sáng lập Nhật Báo IBD, ông William J O’Neil trong bộ sách : “How to Make Money in Stocks.”- LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN

“Sự hồi phục ở các cổ phiếu chu kỳ thường có khuynh hướng ngắn hơn và thường dễ tổn thương tại cú đánh đầu tiên của đợt suy thoái hoặc sự đi xuống của lợi nhuận.”  

Trong khi các cổ phiếu tăng trưởng chất lượng có thể tăng qua nhiều gia đoạn, các cổ phiếu chu kỳ hiếm khi trả qua giai đoạn tăng giá kéo dài, nhiều giai đoạn.

Hãy quan sát một cổ phiếu chu kỳ giống như nhà sản xuất RV là Winnebago Industries (WGO) từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 12 năm 2007.

Cổ phiếu RV thường có mức tăng lớn vào đầu cú hồi phục của nền kinh tế. Việc mua sắm các sản phẩm đắt tiền, tiện nghi không xảy ra cho đến khi niềm tin người tiêu dùng ở mức cao hoặc ít nhất đang tăng lên.

Bắt đầu vào tháng 4 năm 2003, chú ý Winnebago tăng ngọt như thế nào trong khoảng 10 tháng (điểm số 1) và sau đó chững lại, cuối cùng trôi ngược về điểm đáy mà nó bắt đầu (điểm số 2). Đó chính là hành động giá của cổ phiếu chu kỳ điển hình.

Các cổ phiếu chu kỳ đòi hỏi việc định thời điểm thị trường xuất sắc. Nếu nhà đầu tư mua quá sớm, anh ta có thể phải ôm cổ phiếu đang giảm và phải chờ rất lâu để tăng giá.

Nếu nhà đầu tư quá tham lam và nắm giữ quá lâu, anh ta cuối cùng sẽ bị chu kỳ đưa đến một mức lãi tầm thường hoặc tầm chí lỗ.

Thế nhưng, các cổ phiếu tăng trưởng không nhất thiết phải trải qua hình mẫu này. Một cổ phiếu tăng trưởng thường lướt theo một sóng tăng của sản phẩm mới. Hãy quan sát đồ thị tháng của  Apple’s (AAPL) từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 12 năm 2007.

Tuyệt đối chẳng hề có tính chu kỳ nào trong chuyển động của Apple. Vâng, các cổ phiếu tăng trưởng có thể trải qua những cú điều chỉnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, một cổ phiếu tăng trưởng chất lượng sẽ nhanh chóng trở lại xu hướng tăng.

Có một sự khác biệt lớn

Một cổ phiếu chu kỳ có thể rời sân ga, chạy một vòng tròn, rồi quay trở lại đúng nơi bắt đầu. Trong khi đó, các cổ phiếu tăng trưởng thực sự rời sân ga, leo lên cao hơn và xa hơn, lâu hơn so với các lý thuyết chu kỳ kỳ vọng.

Nếu nhà đầu tư nhận thấy mình đang an toàn với các cổ phiếu đội sổ và e sợ các cổ phiếu dẫn dắt, có thể đây là thời điểm lùi lại và đặt câu hỏi: “mình đang mua loại cổ phiếu nào?”.

Nhà đầu tư thành công luôn biết anh ta mua cái gì và có thể kỳ vọng điều gì. Một cổ phiếu chu kỳ có diễn biến hoàn toàn khác với cổ phiếu tăng trưởng.

Hoàn toàn không có gì mang tính chu kỳ trong động thái của các cổ phiếu tăng trưởng như Apple. Đúng vậy, các cổ phiếu tăng trưởng phải chịu những đợt giảm giá có thể rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, một cổ phiếu tăng trưởng chất lượng sẽ hiếm khi quay trở lại điểm khởi đầu của toàn bộ quá trình di chuyển.

Theo IBD

Bình luận bổ sungTóm lại, đối với cổ phiếu chu kỳ (Ví dụ Các công ty chăn nuôi, thép, ngân hàng, chứng khoán… nói chung tất cả các công ty nhạy  cảm với chu kỳ kinh tế hoặc nhạy cảm với biến động giá hàng hoá nguyên liệu), CHÚNG TA KHÔNG MUA MÁY MÓC THEO CÁC TIÊU CHÍ CANSLIM. Thời điểm tốt nhất để mua các cổ chu kỳ là khi kinh tế khủng hoảng làm thị trường tụt mạnh về đáy, hoặc ngành nghề đó chạm tới đáy do khủng hoảng ngành và bắt đầu phục hồi, giá cổ phiếu lúc này tạo đáy và đảo chiều, KQKD của chúng thua lỗ hoặc tụt giảm rồi bất ngờ phục hồi mạnh, không cần giai đoạn tăng trưởng 3 năm gần nhất hay tăng trưởng mạnh so với quý cùng kỳ, nhưng chúng ta xác định được những cơ sở để tiên đoán được KQKD sẽ phục hồi khi chúng thoát khủng hoảng theo tính chu kỳ.

Mua cổ phiếu chu kỳ bằng các quan điểm CANSLIM của O’Neil là hoàn toàn sai lầm, vì đây là các tiêu chí xây dựng cho đầu tư các cổ phiếu tăng trưởng. Hiểu sai điều này dẫn đến kết quả chết chóc. Ở VN rất nhiều người hiểu sai, nên lao vào mua cổ phiếu chu kỳ sau vài năm chúng có KQKD tăng mạnh, tất nhiên là bị mua đúng đỉnh hoặc gần đỉnh, rồi đổ thừa canslim sai không phù hợp TTCK Việt Nam, thực tế là do cách áp dụng sai hoàn toàn vì không hiểu được bản chất vấn đề.

Có thể tham khảo chiến lược đầu tư vào các cổ phiếu chu kỳ khi chúng phục hồi từ  khó khăn tại bài viết cách đây 1 năm của tôi trên elibook.vn. Nhìn chung nếu biết cách vận dụng thì cổ phiếu chu kỳ cũng mang lại thành quả cực kỳ tốt.

Khúc Ngọc Tuyên

Trả lời