Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, áp lực trích lập dự phòng đối với CTG kỳ vọng được giảm bớt. Đối với nợ tái cơ cấu, do quy mô không lớn cùng với việc CTG đã trích lập 100% đối với khoản nợ này, nên việc Thông tư 02 hết hạn vào cuối năm 2024 dự kiến sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng tài sản và lợi nhuận của CTG năm 2024.
Các công ty chứng khoán vì thế có động thái nâng triển vọng đối với cổ phiếu CTG.
KBSV (22.11) đã nâng giá mục tiêu CTG thêm 27% lên 44,600 đồng, và giữ khuyến nghị MUA, dựa trên lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 23,156 tỷ đồng (+16.3%) bởi kỳ vọng thu hồi gần 8,000 tỷ từ các khoản nợ đã được xử lý.
KBSV dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2025 là +14% và tỷ lệ nợ xấu giảm về 1.2% (quý 3.2024 là 1.45%). NIM năm 2025 giảm xuống còn 2.88% so với 2.95% của năm 2024.
Tương tự, SSI Research (25/11/2024) cũng tăng gần 15% gia mục tiêu lên 44,200 đồng từ 38,500 đồng, đồng thời nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN sang MUA cổ phiếu này. SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2024 đạt 28,800 tỷ đồng (+15.3% yoy), giảm nhẹ so với ước tính trước đó là 29,200 tỷ đồng do NIM thấp hơn dự kiến
SSI kỳ vọng chất lượng tài sản ngân hàng sẽ cải thiện mạnh từ 2025, giúp CTG giảm mạnh chi phí dự phòng và tối ưu danh mục cho vay trong những năm tới.
Do đó,SSI ước tính LNTT năm 2025 tăng +35.3% yoy, đạt 39,000 tỷ đồng chủ yếu do chi phí dự phòng giảm (-18.6% yoy) và NIM phục hồi (+4 điểm cơ bản).
VNDirect (21/11/2024) duy trì khuyến nghị ADD (Tăng Tỷ Trọng) với mức giá mục tiêu 39,900 đồng, dựa trên việc tăng 3.7% dự phóng LNST năm 2024 năm đạt 26,517 tỷ (+15% yoy) và tăng 3.7% dự phóng LNST năm 2025 đạt 27,504 tỷ (+20.2% yoy).
Theo VNDirect, tăng trưởng tín dụng năm 2024 của CTG ước đạt 12%. CTG cũng là ngân hàng thương mại quốc doanh duy nhất mở rộng được NIM trong quý 3 lên 2.92% nhờ CASA tăng lên 24% vào cuối năm. Đáng chú ý, VNDirect kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục giảm xuống 1.39% trong Q4/24, nhờ kinh tế phục hồi và CTG tăng xóa nợ. Dự phóng chi phí tín dụng sẽ giảm xuống còn 1.94% trong Q4/24, từ 2.17% trong Q3/24 nhờ chất lượng tài sản cải thiện, nhưng vẫn cao hơn mức 1.84% của năm 2023.
CTG: Chất lượng tài sản quý 4 dự kiến tiếp tục cải thiện, thu nhập ngoài lãi tăng nhờ thu hồi nợ xấu
Số liệu nợ xấu quý 3 cho thấy, CTG nằm trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chỉ 1.45%
Elibook đã khuyến nghị mua bổ sung vị thế CTG ngày 22/11 khi cổ phiếu kéo về MA200 ngày. CTG có sức mạnh giá tương đối là 77, cao hơn so với nhiều cổ phiếu ngân hàng khác.
Kì vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 15% với động lực từ mảng bán lẻ
KBSV duy trì kỳ vọng CTG có mức tăng trưởng tín dụng đạt 15% năm 2024, khi tín dụng toàn hệ thống có xu hướng đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm
Trong 9T.2024, tăng trưởng tín dụng của CTG đã đạt 9%, trong đó mảng khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp lớn dẫn dắt tăng trưởng.
Trong quý 3, phân khúc bán lẻ phục hồi tăng 31 nghìn tỷ so với quý trước.
Cho vay doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp khác giảm khoảng 8 nghìn tỷ so với quý trươc, tuy nhiên nhu cầu vay ở SME và doanh nghiệp lớn tiếp tục cải thiện, tăng lần lượt là 9 nghìn tỷ và 3 nghìn tỷ đồng so với quý trước.
NIM của CTG sẽ tiếp tục cải thiện trong 4Q2024 nhưng sẽ gặp áp lực trong năm 2025
KBSV cho rằng chi phí đầu vào (COF) của CTG còn dư địa để cải thiện (từ đó cải thiện NIM) trong thời gian tới nhờ:
(1) Lãi suất huy động duy trì ở mức thấp. Lãi suất huy động kì hạn 12 tháng của CTG duy trì ở mức 4.7% từ tháng 3/2024, thấp hơn mức lãi suất thấp trong giai đoạn 2021 – 2022 (~5.6%);
(2) Tỷ lệ CASA liên tục cải thiện, đạt 23.1%, là mức CASA cao nhất trong nhiều năm gần đây;
(3) Tăng trưởng huy động ở mức cao giúp giảm áp lực về thanh khoản trong thời gian tới, tạo điều kiện duy trì nền lãi suất huy động thấp.
Tuy nhiên, bước sang năm 2025, rủi ro tỷ giá tiềm ẩn do chính sách của tổng thống Trump có thể dẫn tới đồng USD mạnh, tạo áp lực khiến Việt Nam phải tăng lãi suất huy động, kìm hãm đà giảm của chi phí vốn.
Dự báo NIM năm 2024 đạt 2.95%, sau đó giảm xuống còn 2.88% trong năm 2024.
Giảm áp lực trích lập dự phòng, chất lượng tài sản cải thiện
Chất lượng tài sản cải thiện với tỷ lệ NPL đạt 1.45%, giảm 12bps so với cùng kỳ, và dự báo giảm xuống còn 1.2% vào năm 2025. Trong kỳ, CTG tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng, nâng tỷ lệ LLCR lên mức 153%, cao thứ 2 toàn ngành
KBSV duy trì quan điểm 4Q2024 và 2025, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, áp lực trích lập dự phòng sẽ được cải thiện.
Đối với nợ tái cơ cấu, do quy mô không lớn cùng với việc CTG đã trích lập 100% đối với khoản nợ này, nên việc Thông tư 02 hết hạn vào cuối năm 2024 dự kiến sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng tài sản và lợi nhuận của CTG năm 2024.