Bối cảnh cạnh tranh gay gắt khiến NIM vẫn chịu áp lực giảm và quá trình làm sạch bảng cân đối tài sản từ năm 2025, dẫn tới chi phí dự phòng cao hơn, khiến HSC (25/11/2024) giảm bình quân 10.5% dự báo LNTT giai đoạn 2024-2026
Cụ thể, HSC giảm nhẹ -2.9% dự phóng LNST 2024 xuống còn 21,983 tỷ (+6.3% yoy) và giảm -8.6% dự phóng LNST 2025 xuống còn 23,200 tỷ (+5.5% yoy)
Tuy nhiên, HSC duy trì khuyến nghị Mua vào và tăng 10.5% giá mục tiêu lên 32,600 đồng, bởi việc giá cổ phiếu giảm -10% trong thời gian vừa qua mang tới định giá hấp dẫn với P/B = 1 lần, lấn át tác động tiêu cực từ việc giảm dự phóng lợi nhuận.
HSC cho rằng MBB sẽ vượt qua những khó khăn ngắn hạn và có vị thế tốt để giữ vững tăng trưởng dài hạn.
HSC dự báo những khó khăn sắp tới cho toàn ngành bao gồm Thông tư 02 về các khoản vay tái cơ cấu (chiếm khoảng 0.59% tổng dư nợ cho vay của MBB tại thời điểm cuối Q2/2024) nhiều khả năng sẽ hết hiệu lực. Tuy nhiên, với chất lượng tài sản của MBB, ngân hàng này có khả ‘trụ được”. Có 4 lý do:
(1) Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của MBB vẫn nằm trong nhóm trung bình ngành.
(2) MBB có danh mục cho vay đa dạng hơn hầu hết các NHTM tư nhân, và ít tập trung vào những ngành ‘rủi ro’ như BĐS, xây dựng và TPDN. Tỷ trọng những ngành ‘rủi ro’ cũng giảm xuống theo thời gian dựa trên chiến lược chuyển dịch trọng tâm tăng trưởng gần đây.
(3) Tỷ lệ NIM cao hơn ngành sẽ giúp nâng cao năng lực để xử lý nợ xấu.
(4) Cơ cấu cổ đông đặc thù nhiều khả năng sẽ giúp hạn chế rủi ro tiềm ẩn về chất lượng tài sản và giúp hạn chế xung đột lợi ích khi so sánh với các NHTM tư nhân khác.
Ngay cả khi HSC là CTCK đầu tiên hạ dự phóng tăng trưởng lợi nhuận của HSC, và mức dự phóng lợi nhuận của HSC là thấp hơn so với dự báo đồng thuận chung của thị trường, nhưng giá mục tiêu của HSC đối với MBB vẫn đang là mức cao nhất, nhờ lạc quan trong việc định giá.
Trước đó, BVSC (3.11.2024) đưa ra giá mục tiêu 31,000 đồng (Outperform) khi Update KQKD Q3. Điều này dựa trên dự phóng LNST-CĐTS năm 2024 đạt 21,604 tỷ đồng (+5% yoy).
Nhìn chung, mức giá mục tiêu trong tháng 11, khá tương tương đồng với tháng 10.
VNDirect (11.10.2024) tăng giá mục tiêu thêm 9% lên 31,000 (Khả Quan). Điều này dựa trên việc nâng 4.3% dự phóng LNST năm 2024 đạt 21,656 tỷ (+4.7% yoy) và nâng 4.3% dự phóng LNST năm 2025 đạt 24,365 tỷ (+12.5% yoy)
Trên đồ thị kỹ thuật, sức mạnh giá tương đối (RS) của MBB là 69 điểm, thấp hơn so với STB, TCB, CTG với sức mạnh giá tương đối cùng khoảng 77 điểm, và cũng thấp hơn TPB, ACB với sức mạnh giá tương đối là 73 điểm. Elibook Team hiện đang khuyến nghị mua vào CTG, là cổ phiếu nằm trong danh mục Leader Board của Elibook Team.
MBB đang tìm về hỗ trợ ở MA200 ngày. Cổ phiếu cũng nằm dưới MA50 ngày một khoảng cách khá xa, và cần thêm thời gian để giành lại đường trung bình di động quan trọng này.
Bối cạnh trạnh gay gắt năm 2025 tiếp tục gây sức ép lên NIM
Bước sang năm 2025, HSC dự báo nhu cầu tín dụng sẽ cải thiện nhẹ nhờ sự hồi phục của nền kinh tế và thị trường BĐS.
Tăng trưởng tín dụng của MBB, với quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ và các lợi thế từ việc hỗ trợ ngân hàng ‘0 đồng’, dự báo đạt khoảng 20% trong cả năm 2024-2025, trong đó phân khúc khách hàng doanh nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.
Dự báo tình hình cạnh tranh trong năm 2025 vẫn sẽ gay gắt, từ đó nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép lên tỷ lệ NIM của MBB.
Tỷ lệ NIM Q4/2024 được dự báo đi ngang so với Q3/2024 (là 4.2%) do sức ép từ chi phí huy động nhiều khả năng tăng lên và một số khoản vay kỹ thuật vào cuối năm (hiệu ứng cuối năm).
Tỷ lệ NIM được dự báo sẽ hồi phục nhẹ kể từ Q1/2025 sau khi hiệu ứng cuối năm lắng xuống.
HSC kỳ vọng tình hình sẽ khởi sắc hơn trong 6 tháng cuối năm 2025 nhờ điều kiện kinh tế và nhu cầu tín dụng cải thiện, áp lực cạnh tranh cũng nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt.
Trong quý 3.2024, nhu cầu tín dụng phân khúc khách hàng cá nhân (thường có tỷ lệ NIM cao hơn) thấp, cùng sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp đã làm thu hẹp tỷ lệ NIM của các NHTM, mặc dù mặt bằng chi phí huy động hiện đang ở mức thấp.
Tỷ lệ NIM toàn ngành có xu hướng giảm chung, nhưng có sự khác nhau giữa các NHTM phụ thuộc vào cơ cấu danh mục cho vay và khả năng kiểm soát chi phí huy động.
Tỷ lệ NIM của MBB sụt giảm mạnh nhất trong năm 2023 sau đó duy trì ổn định kể từ đầu năm. Nhìn lại trước đó, MBB là một trong những NHTM có tỷ lệ NIM sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2021, nhưng tỷ lệ NIM của Ngân hàng vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu trong ngành, ở mức 4.2%, nhờ lợi thế về chi phí huy động, đúng như dự báo.
Tuy nhiên, tỷ lệ NIM không sớm hồi phục như dự báo mà sụt giảm trở lại trong Q3/2024 xuống 4.2%, sau khi tăng nhẹ lên 4.6% trong Q2/2024, chủ yếu do lợi suất gộp thu hẹp.
Điều này là do chi phí huy động không giảm như kỳ vọng, có thể do mặt bằng lãi suất tiền gửi cao hơn dự báo (do các NHTM tăng lãi suất cho các khoản tiền gửi có giá trị lớn và tiền gửi trực tuyến) và chi phí vay nợ tăng lên để tài trợ cho HĐKD phái sinh (đem lại khoản lãi đáng kể từ HĐ kinh doanh ngoại hối trong Q3).
Thời gian tới, triển vọng hồi phục của tỷ lệ NIM vẫn không chắc chắn. Chi phí huy động gia tăng và những thách thức trong việc chuyển phần chi phí tăng lên này sang cho khách hàng có thể cản trở sự hồi phục của tỷ lệ NIM trong ngắn hạn.
Với MBB, tỷ lệ NIM ổn định kể từ đầu năm cho thấy sự ổn định, nhưng quá trình phục hồi sẽ phụ thuộc vào khả năng giảm thiểu sức ép chi phí vốn và tối ưu hóa cơ cấu danh mục cho vay của Ngân hàng.
Quá trình làm sạch bảng CĐKT dự báo sẽ được đẩy nhanh, chi phí dự phòng tăng lên.
Mặc dù nhận thấy những rủi ro về chất lượng tài sản nhưng HSC vẫn dự báo tỷ lệ nợ xấu mới hình thành sẽ giảm dần trong năm 2025 nhờ mẫu số tăng lên (tổng dư nợ tín dụng) với giả định các khoản tín dụng cấp mới sẽ có rủi ro thấp hơn so với danh mục hiện tại.
Tuy nhiên, chúng tôi dự báo chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh để duy trì tỷ lệ nợ xấu ổn định (không tăng lên) do tỷ lệ này đã ở mức mức thấp hơn tỷ lệ nợ xấu mới hình thành kể từ Q1/2023.
Tỷ lệ nợ xấu được dự báo sẽ bắt đầu giảm xuống kể từ năm 2026.
Giảm bình quân 10.5% dự báo LNTT giai đoạn 2024-2026.
HSC giảm bình quân 10.5% dự báo LNTT giai đoạn 2024-2026 chủ yếu do hạ dự báo tỷ lệ NIM.
HSC dự báo KQKD sẽ chỉ hồi phục khiêm tốn trong năm 2025-2026 do những rủi ro về chất lượng tài sản cùng sự chậm trễ trong quá trình làm sạch bảng CĐKT. Tuy nhiên, HSC dự báo lợi nhuận sẽ tăng trưởng tốt hơn ở những năm sau đó dựa trên kỳ vọng tỷ lệ NIM hồi phục tốt và tỷ lệ nợ xấu mới hình thành giảm xuống.
Ngoài ra, HSC cũng dự báo hoạt động sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn để giảm áp lực đến từ thu nhập hoạt động còn yếu và chi phí dự phòng tăng lên.
Dự báo EPS năm 2025-2026 của HSC thấp hơn đáng kể so với thị trường, có thể do HSC là bên đầu tiên điều chỉnh giảm dự báo. HSC cũng loại trừ khoản trích quỹ khen thưởng phúc lợi khỏi tính toán EPS, thường chiếm 7.5% lợi nhuận thuần.
Tăng trưởng tín dụng vừa phải với những nỗ lực đa dạng hóa khỏi những ngành rủi ro.
MBB đạt được mức tăng trưởng tín dụng kể từ đầu năm thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây mặc dù vẫn vượt trội so với bình quân toàn ngành.
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã có sự cải thiện so với 2 năm trước, đặc biệt là kể từ tháng 5/2024. Tuy nhiên, MBB lại tăng trưởng chậm hơn so với quá khứ chủ yếu do nhu cầu tín
dụng ở phân khúc khách hàng cá nhân suy yếu, đặc biệt là đối với nhu cầu vay mua nhà, cùng nhu cầu tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo & BĐS sụt giảm (Biểu đồ 1-4).
Ngoài ra, quy mô tăng lên cũng khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong quá khứ.
Phân khúc khách hàng doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn và DNNVV) là động lực tăng trưởng chính của MBB và toàn ngành ngân hàng kể từ năm 2023.
Trong đó, ngành bán buôn & bán lẻ và ngành công nghiệp chế biến & chế tạo là những động lực mới để MBB đẩy mạnh tăng trưởng.
Tăng trưởng tín dụng của các doanh nghiệp phát triển BĐS chỉ đóng góp vừa phải cho tăng trưởng chung, có thể do ảnh hưởng của việc chuyển đổi từ TPDN sang cho vay. Động thái này đã giúp đa dạng hóa danh mục tín dụng và giảm thiểu đáng kể rủi ro tập trung của Ngân hàng.
Chất lượng tài sản vẫn gây lo ngại; Rủi ro của MBB ở mức trung bình
Tỷ lệ nợ xấu tăng theo thời gian với sự gập ghềnh, cùng sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cho thấy sức ép gia tăng lên chất lượng tài sản của Ngân hàng.
Theo MBB, nợ xấu mới đến từ hầu hết các phân khúc thay vì chỉ tăng lên ở một số ngành hoặc phân khúc nhất định.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu hiện tại chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ nợ liên đới CIC so với quá khứ, chiếm 15-20% tỷ lệ nợ xấu thực tế. HSCcho rằng rủi ro đối với nợ liên đới CIC tương đương với nợ xấu tự phân loại của MBB nên đánh giá theo tỷ lệ nợ xấu tổng thể.
HSC dự báo những khó khăn sắp tới cho toàn ngành bao gồm Thông tư 02 về các khoản vay tái cơ cấu (chiếm khoảng 0.59% tổng dư nợ cho vay của MBB tại thời điểm cuối Q2/2024) nhiều khả năng sẽ hết hiệu lực, trái phiếu được tái cơ cấu đến thời điểm đáo hạn sau khi được gia hạn 2 năm và các khoản cho vay mua nhà đầu cơ đến thời điểm cần phải nhận tài sản để bán trả nợ hoặc vay mới.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chất lượng tài sản của MBB sẽ được hỗ trợ nhờ những yếu tố như sau:
(1) Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của MBB vẫn nằm trong nhóm trung bình ngành.
(2) MBB có danh mục cho vay đa dạng hơn hầu hết các NHTM tư nhân, và ít tập trung vào những ngành ‘rủi ro’ như BĐS, xây dựng và TPDN. Tỷ trọng những ngành ‘rủi ro’ cũng giảm xuống theo thời gian dựa trên chiến lược chuyển dịch trọng tâm tăng trưởng gần đây.
(3) Tỷ lệ NIM cao hơn ngành sẽ giúp nâng cao năng lực để xử lý nợ xấu.
(4) Cơ cấu cổ đông đặc thù nhiều khả năng sẽ giúp hạn chế rủi ro tiềm ẩn về chất lượng tài sản và giúp hạn chế xung đột lợi ích khi so sánh với các NHTM tư nhân khác.
Mặc dù rủi ro vẫn hiện hữu, HSC tin rằng mức độ rủi ro của MBB sẽ thấp hơn so với hầu hết các NHTM tư nhân khác; và ngân hàng MBB đang có những hành động phù hợp để quản trị rủi ro.
VPB, MBB ACB là 3 ngân hàng được kỳ vọng nới room tín dụng mạnh nhất?