DPR – Mảng cao su là động lực chính cho năm 2025, lo ngại phê duyệt chủ trương đầu tư KCN chậm hơn kỳ vọng

Năm 2025, VDSC kỳ vọng mảng cao su sẽ tiếp tục là động lực chính đóng góp vào KQKD của DPR, trong khi mảng khu công nghiệp dự kiến sẽ chậm lại do phê duyệt chủ trương đầu tư của các dự án chậm hơn kỳ vọng.

Trong kịch bản cơ sở, VDSC ước tính doanh thu và LNST của DPR trong năm 2024 đạt 1,075 tỷ đồng (+3.2%YoY) và 272 tỷ đồng (38.1% YoY), trong đó doanh thu từ mảng cao su ước đạt 867 tỷ đồng (+12%YoY, biên lợi nhuận gộp mảng cao su đạt 23%), tương đương trong quý 4/2024, LNST dự kiến đạt 103 tỷ đồng.

Trong tháng 10/2024, DPR ghi nhận tổng sản lượng khai thác cao su đạt 1,600 tấn, giá bán đạt 50 triệu đồng/tấn.

Lũy kế 10 tháng 2024, tổng sản lượng cao su đặt 8,854 tấn (-2,57% YoY) với sản lượng thu mua giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 624 tấn (-30,8%), nguyên nhân chính có thể đến từ việc thiếu hụt nguồn cung cao su từ các tiểu điền.

Mảng cao su – Động lực chính cho năm 2025.

Trong tháng 10/2024, công ty ghi nhận tổng sản lượng khai thác cao su đạt 1,600 tấn (trong đó: sản lượng tự khai thác đạt 1,551 tấn, sản lượng thu mua đạt 49,8 tấn).

Lũy kế 10T2024, tổng sản lượng cao su đặt 8,854 tấn (-2,.57% YoY, 61% KH) với sản lượng thu mua giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 624 tấn (-30.8%), với nguyên nhân chính có thể đến từ việc thiếu hụt nguồn cung cao su từ các tiểu điền.

Về mặt giá bán, trong tháng 10 công ty ghi nhận giá bán cao su đạt 50 triệu đồng/tấn (+7% MoM, +35% so với đầu năm).

Giá bán bình quân 10T2024 đạt 44.6 triệu đồng/ tấn, phù hợp với giả định giá bán cho cả năm 2024 đạt 46 triệu đồng/tấn.

VDSC vẫn duy trì quan điểm giá cao su sẽ tiếp tục neo cho đến ít nhất 1H25 như đã đề cập trong NKCV trước đó (Giá cao su – thiếu hụt nguồn cung tạo động lực neo giá trong trung hạn) vì: 1/ Nguồn cung cao su tại các nước Đông Nam Á được dự báo vẫn còn thiếu hụt, 2/ Hải Nam (vùng sản xuất cao su chính của Trung Quốc) chịu thiệt hại với diện tích khoảng 2.1% diện tích cao su của Trung Quốc, 3/ Những vùng trồng mới dự kiến sẽ bắt đầu vào kỳ thu hoạch vào 2027 – 2028. 

Về mảng thanh lý cây và các mảng kinh doanh khác sẽ không có nhiều sự đột biến khi DPR duy trì diện tích thanh lý ~ 350-400 ha/ năm, với giá thanh lý giao động từ 250 – 300 triệu đồng/ha.

Mảng khu công nghiệp và nhận tiền đền bù – dự báo chậm lại

VDSC giãn tiến độ thực hiện đối với 2 KCN Bắc Đồng Phú mở rộng (BĐP MR) và Nam Đồng Phú mở rộng (NĐP MR) do kỳ vọng chủ trương đầu tư được chấp thuận trong năm 2025 và 2026, chậm hơn ước tính trước đây (Q4/2024).

Do đó, tiền đền bù đối với các dự án tự phát triển (BĐP MR và NĐP MR) dự kiến sẽ được nhận vào 2026 và 2027.

Chúng tôi kỳ vọng trong năm 2025, dự án Tiến Hưng 1 (64ha) có thể thực hiện đấu giá lại và mang về cho công ty 56 tỷ đồng tiền đền bù (đơn giá ước tính 0.98 tỷ/ha). 

Kết quả kinh doanh Q3/2024.

Doanh thu ghi nhận 348 tỷ đồng (+50%QoQ, +20%YoY), lợi nhuận sau thuế – công ty mẹ (LNST) đạt 44 tỷ đồng (-39%QoQ, +19%YoY).

LNST Q3/2024 tăng so với cùng kỳ chủ yếu do giá bán cao su bình quân tăng cao, đạt 46 triệu đồng/ tấn (+44%YoY) và sản lượng chỉ giảm nhẹ, đạt 4.587 tấn (-3.18%YoY), biên lợi nhuận gộp mảng cao su đạt 29%.

Tuy nhiên, LNST Q3/2024 lại có sự sụt giảm mạnh so với quý trước (-39%), vì trong quý 3 thì DPR không ghi nhận tiền đền bù từ KCN Tiến Hưng 2 như trong Q2/2024.

Lũy kế 9T2024, doanh thu và LNST của DPR lần lượt đạt 768 tỷ đồng (+25%YoY) và 170 tỷ đồng (+40%YoY). Với doanh thu từ mảng cao su đạt 532 tỷ đồng (69%).

Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi ước tính doanh thu và LNST của DPR trong năm 2024 đạt 1,075 tỷ đồng (+3.2%YoY) và 272 tỷ đồng (38.1% YoY), trong đó doanh thu từ mảng cao su ước đạt 867 tỷ đồng (+12%YoY, biên lợi nhuận gộp – GPM mảng cao su đạt 23%), tương đương trong quý 4/2024, LNST dự kiến đạt 103 tỷ đồng.

Theo VDSC, link gốc 

Tình trạng thiếu hụt cao su còn kéo dài đến năm 2026, DPR và PHR hưởng lợi khi giá neo cao

Trả lời