Tác động của thuế quan đến ngành cảng biển (logistic): Người lo ngại, kẻ lạc quan!

KBSV thay đổi nhận định về nhóm ngành từ Tích cực sang Trung lập do ảnh hưởng mạnh từ mức thuế đối ứng cao. Các nhà đầu tư chỉ nên cân nhắc các cổ phiếu có tiềm năng hồi phục trong dài hạn nhờ các câu chuyện mở rộng công suất và tình hình tài chính lành mạnh như GMD, HAH,  khi giá cổ phiếu có sự điều chỉnh về mức giá thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, FPTS tỏ ra lạc quan cho rằng, sản lượng hàng hóa qua cảng Việt Nam có thể tăng lên 10.9% yoy trong trường hợp tích cực là thuế đối ứng đối với Việt Nam chỉ 10%.

Doanh nghiệp cảng biển khó có thể ghi nhận tăng trưởng trong năm nay.

Chúng  tôi đánh giá tình hình chung của các doanh nghiệp cảng biển trong 2025 sẽ kém khả quan hơn 2024, cụ thể:

(1) dòng vốn FDI dự kiến sẽ bị thu hẹp sau khi Việt Nam chịu mức thuế đối ứng cao từ Mỹ, xuất nhập khẩu sụt giảm, các doanh nghiệp phía Nam có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề

và (2) các doanh nghiệp phía Bắc sẽ phải chịu sự cạnh tranh cả về giá và sản lượng khi mà công suất khối cảng Hải Phòng trong 1Q2025 đã tăng thêm 2.2 triệu Teu từ cảng Lạch Huyện.

Trong ngắn hạn, việc sụt giảm về sản lượng có thể sẽ được bù đắp bởi giá dịch vụ cảng (đầu năm nay các cảng đã điều chỉnh giá tăng trung bình 5-15% tùy loại dịch vụ), tuy nhiên trong trung hạn, tốc độ tăng giá dịch vụ cảng dự kiến sẽ chậm lại do cảng biển Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn các cảng khác trong khu vực thuộc qsuốc gia có mức thuế thấp hơn.

Giá vận tải giao ngay giảm, giá thuê định hạn (T/C) biến động không đáng kể.

Sản lượng vận tải cũng sẽ chịu tác động tiêu cực do xuất nhập khẩu suy giảm.

Giá cước tàu tự vận hành dự kiến tiếp tục đà giảm do(1) nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm trong khi lo ngại dư cùng tàu vẫn ở mức cao, các hãng tàu liên tục mua hoặc đặt đóng thêm tàu mới và (2) việc mức thuế được áp khác nhau tại các quốc gia sẽ thay đổi và phân bố lại nhiều tuyến tàu, hãng tàu sẽ giảm giá cước để thu hút đối tác.

Tuy nhiên chúng tôi đánh giá giá cước T/C sẽ không có nhiều biến động, việc này đến từ nhu cầu thuê tàu ổn định do lo ngại về bất ổn chính trị và chuỗi cung ứng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp sở hữu đội tàu quy mô lớn, có tàu mới sẵn sàng cho thuê sẽ ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình chung của ngành

Kẻ lạc quan: FPTS dự phóng sản lượng qua cảng tăng 10.9% yoy nếu bị đánh thuế đối ứng 10%

FPTS dự phóng sản lượng sẽ tăng +10.9% YoY (+2.4 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025) với kịch bản Việt Nam chịu 10% thuế đối ứng và tăng +1.8% YoY (-6.7 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025) với kịch bản 46%.

Kịch bản 10%.

FPTS điều chỉnh tăng dự phóng sản lượng hàng container qua cảng biển Việt Nam năm 2025 lên 33.2 triệu TEU, tương đương tăng +10.9% YoY (+2.4 đpt so với Báo cáo triển vọng 2025) nhờ:

(1) không có sự khác biệt về thuế đối ứng giữa Việt Nam và các quốc gia cạnh tranh khác khi xuất khẩu vào Mỹ, khiến Việt Nam ít chịu rủi ro dịch chuyển đơn hàng;

(2) nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ chỉ giảm nhẹ do áp lực thuế quan thấp

và (3) nhận các đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc nhằm tránh mức thuế đối ứng khi xuất khẩu vào Mỹ.

Sản lượng khu vực Hải Phòng năm 2025 dự phóng tăng +10.8% YoY (+1.4 đpt so với Báo cáo triển vọng 2025). Hàng xuất nhập khẩu với Mỹ tại Hải Phòng chiếm khoảng 13% sản lượng khu vực, chủ yếu tập trung tại nhóm cảng nước sâu Lạch Huyện nhờ cảng này thiết lập tuyến vận tải kết nối trực tiếp tới Mỹ.

Sản lượng nhóm cảng Lạch Huyện năm 2025 sẽ tăng mạnh +17.2% do các đối tác tại Mỹ dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang nhằm tránh mức thuế trừng phạt 145%, trong khi nhóm cảng sông Cấm dự phóng tăng +9.0% YoY nhờ nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường nội Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cao.

Sản lượng khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2025 dự phóng tăng +14.2% YoY (+1.5 đpt so với Báo cáo triển vọng 2025). Ước tính hàng xuất nhập khẩu với Mỹ chiếm khoảng 28% sản lượng khu vực này. Dự phóng sản lượng các cảng Cái Mép – Thị Vải năm 2025 sẽ tăng mạnh khi các đối tác thương mại tại Mỹ đẩy mạnh dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

Kịch bản 46%

FPTS điều chỉnh giảm dự phóng sản lượng hàng container qua cảng biển Việt Nam năm 2025 về mức 30.4 triệu TEU, tương đương tăng +1.8% YoY (giảm 6.7 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025) sau khi cập nhật tác động từ thuế đối ứng của Mỹ do:

(1) hạ triển vọng nhu cầu chi tiêu tại thị trường Mỹ do sức mua người tiêu dùng suy yếu (thu nhập khả dụng hộ gia đình Mỹ giảm khoảng -1.6% đến -4.0% theo Trung tâm nghiên cứu The Budget Lab)

và (2) dự phóng các đơn hàng mới bị cắt giảm nhằm hạn chế các tác động từ thuế quan và nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc thu hẹp. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng sản lượng hàng container thông qua cảng biển sẽ tăng mạnh trong Q2/2025 nhờ việc các đối tác tại Mỹ đẩy mạnh nhập hàng trong thời gian tạm hoãn thuế đối ứng.

Sản lượng khu vực Hải Phòng năm 2025 dự phóng tăng +2.8% YoY (-6.6 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025). Sản lượng nhóm cảng Lạch Huyện năm 2025 sẽ có mức sụt giảm mạnh -9% YoY (-24,5 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025) do tác động thuế quan làm giảm nhu cầu chi tiêu tại Mỹ.

Nhóm cảng sông Cấm dự phóng tăng +6.0% YoY (-1,8 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025) do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc sẽ yếu hơn, trong khi kỳ vọng xuất khẩu sang các thị trường nội Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn duy trì triển vọng tích cực từ việc phục hồi nhu cầu chi tiêu.

Sản lượng khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2025 dự phóng tăng +4.0% YoY (-8.7 đpt so với Báo cáo Triển vọng 2025 2025) khi nhu cầu nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ giảm mạnh

Trả lời