CTCP Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đang nổi lên như một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng và bất động sản, được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư công mạnh mẽ của Chính phủ và sự phục hồi của thị trường bất động sản. Vietcap khuyến nghị MUA cổ phiếu DPG với mức giá mục tiêu giá mục tiêu là 66,100 đồng/cổ phiếu (tương đương mức tổng mức sinh lời là 30.8%), dựa trên triển vọng LNST-CĐTS năm 2025 tăng 25% đạt 279 tỷ đồng.
Vietcap đánh giá cao DPG nhờ sự kết hợp độc đáo giữa vai trò là một nhà thầu cầu đường mới nổi, hưởng lợi từ chi tiêu hạ tầng tăng cao, và nguồn lợi nhuận ổn định từ mảng thủy điện. Bên cạnh đó, quỹ đất bất động sản rộng lớn (khoảng 210 ha) và dự án sản xuất kính PV đầy tiềm năng cũng được xem là những động lực tăng trưởng dài hạn của DPG.
DPG được dự báo sẽ ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS năm 2025 tăng 25% đạt 279 tỷ đồng, chủ yếu nhờ việc ghi nhận doanh thu ban đầu từ dự án Casamia Balanca (366 tỷ đồng) và doanh thu từ các hợp đồng xây dựng giá trị kỷ lục ký năm 2023 (5,800 tỷ đồng).
Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST giai đoạn 2025-2027 của DPG được dự báo ấn tượng ở mức 47%, nhờ sự tăng trưởng ổn định của mảng xây dựng (CAGR 7%), đóng góp toàn phần từ Casamia Balanca (ước tính LNST khoảng 1 nghìn tỷ đồng) và lợi nhuận ổn định từ thủy điện.
Trong quý 1.2025, lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng, tăng 29%. Đây là mức lợi nhuận sau thuế quý I cao nhất của DPG trong ba năm trở lại đây. Đo dó, DPG có mẫu hình Code 33. Theo đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu lần lượt là -14%, +2% và +24% yoy; tương ứng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là: -28%, +8% và +29% yoy. Đồng thời biên lợi nhuận ròng mở rộng từ 3% lên 19%.
Trên đồ thị, DPG đang có RS=76, hoạt động ở mức trung bình trên thị trường. Tuy nhiên, ngày 16.5.2025, DPG breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm. Đây là hành động giá cho thấy sóng ngành đầu tư công đang dần xuất hiện. Ngày 15.5.2025, VCG cũng breakout đường trendline bên trong mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm tạo điểm mua sớm.
Tuy nhiên, Elibook thận trọng rằng các điểm breakout chưa hoạt động tốt khi VN-Index đang gặp kháng cự quanh 1,300 điểm. Chưa có khuyến nghị giao dịch ở thời điểm hiện tại.
Mảng xây lắp hưởng lợi nhờ đầu tư công
Hưởng lợi từ làn sóng đầu tư hạ tầng công và sự phục hồi mạnh mẽ của giá trị hợp đồng ký mới, lên mức 1,500 tỷ đồng trong quý 1/2025 (xấp xỉ 70% tổng giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2024), trái với việc không có hợp đồng ký mới trong quý 1/2024.
Vietcap dự báo doanh thu mảng xây dựng của DPG sẽ đạt 3,700 tỷ đồng trong năm 2025 (+21% YoY), kéo theo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 107 tỷ đồng (+9% YoY). Phần lớn mức tăng trưởng này đến từ việc ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng đã ký trong năm 2023,cùng với một số hợp đồng ngắn hạn được ký trong giai đoạn nửa đầu năm 2024.
Đối với giai đoạn 2026-2029, Vietcap dự báo doanh thu trung bình sẽ đạt mức 3,700 tỷ đồng, nhờ được hỗ trợ bởi chu kỳ đầu tư công mới và sự phục hồi mạnh mẽ của giá trị hợp đồng ký mới trong quý 1/2025.
Vietcap thận trọng dự báo rằng biên lợi nhuận gộp của mảng xây dựng sẽ ở mức 7.0% trong năm 2025 (giảm từ mức 7.2% trong năm 2024), qua đó phản ánh kế hoạch của ban lãnh đạo về mức giảm nhẹ của biên lợi nhuận ròng trong năm 2025.
Sau năm 2025, kỳ vọng biên lợi nhuận gộp sẽ dần bình thường hóa trở lại ở mức 7.2% khi việc triển khai dự án trở nên ổn định hơn và cơ cấu chi phí trở về mức tiệm cận xu hướng lịch sử (9%), dù vẫn thấp hơn mức trung bình trong quá khứ (do cạnh tranh gay gắt – theo chia sẻ từ ban lãnh đạo).
Mở bán Casamia Balanca nửa cuối 2025, dự kiến lợi nhuận 1,000 tỷ trong 2025-2028.
Ban lãnh đạo DPG cho biết các bước thủ tục còn lại để hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ tài chính về đất, với tổng chi phí dự kiến khoảng 1,100 tỷ đồng, sẽ được hoàn tất trong quý 2. Trên cơ sở đó, Vietcap ước tính giá đất bình quân sẽ ở mức 11 triệu đồng/m², và dự báo DPG sẽ hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất trong năm 2025.
Trong quá khứ, các dự án BĐS của DPG đã đạt mức biên lợi nhuận gộp trung bình 48% và biên LNST sau lợi ích CĐTS trung bình ước tính khoảng 22%. Vietcap dự báo dự án Casamia Balanca sẽ được tái khởi động trong nửa cuối năm 2025, từ đó bước vào giai đoạn mở bán trước ngay sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Theo thông tin từ dự án, diện tích sàn kinh doanh (NSA) là 7.8 ha. Phù hợp với mức giá trung bình của thị trường đối với dự án Casamia Hội An – nằm liền kề với Casamia Balanca – do đó Vietcap dự báo giá bán sẽ rơi vào khoảng 45 triệu đồng/m².
Ngoài ra, kỳ vọng 10% số lượng sản phẩm sẽ được bàn giao trong năm 2025, 40% trong năm 2026, và 50% còn lại trong năm 2027.
Vietcap kỳ vọng dự án Casamia Balanca sẽ mang lại cho DPG dòng tiền ròng khoảng 1,500 tỷ đồng và LNST khoảng 1 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2025–2028.
So sánh với Vinaconex (VCG): Những điểm khác biệt then chốt
Vinaconex (VCG): Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xây lắp, bất động sản và đầu tư tài chính
Điểm khác biệt và lợi thế:
- Lĩnh vực xây dựng: DPG có thế mạnh rõ rệt trong lĩnh vực cầu đường và thủy lợi, hưởng lợi trực tiếp từ kế hoạch tăng chi tiêu của Bộ Giao thông Vận tải. VCG có năng lực xây dựng đa dạng hơn, bao gồm cả dân dụng, công nghiệp và hạ tầng.
- Động lực tăng trưởng bất động sản: DPG kỳ vọng sự tăng trưởng đột phá từ dự án Casamia Balanca, trong khi VCG tập trung vào các dự án tại Quảng Ninh và TTTM Chợ Mơ trong ngắn hạn, với tiềm năng dài hạn từ Cát Bà Amatina.
- Mảng kinh doanh khác: DPG có thêm tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ dự án sản xuất kính PV, đặc biệt với cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU. VCG có nguồn thu ổn định từ mảng đầu tư tài chính.
- Định giá: DPG có P/E dự phóng hấp dẫn hơn so với VCG tại thời điểm báo cáo của các công ty chứng khoán. Hệ số PEG của DPG cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao so với mức định giá hiện tại.