CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lợi nhuận đột phá trong năm 2025, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi diễn biến thuận lợi của giá heo hơi. VCBS (Công ty Chứng khoán Vietcombank) đã đưa ra khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu cho DBC lên 38,829 đồng/cp, dự báo LNST năm 2025 của công ty sẽ đạt 1,608 tỷ VND, tăng trưởng ấn tượng 109% yoy.
Giá heo “neo cao” hậu dịch bệnh, DBC hưởng lợi lớn
Theo VCBS, giá heo hơi được dự báo sẽ duy trì đà tăng ít nhất đến nửa đầu năm 2025. Sau đợt bán tháo do dịch bệnh và xả đàn từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nguồn cung heo trên thị trường đang trở nên thiếu hụt. Điều này đã đẩy giá heo hơi lên mức cao, có thể duy trì xấp xỉ 70,000 đồng/kg trong nửa đầu năm 2025, cao hơn 18% yoy.
Mặc dù giá ngũ cốc đầu vào cho thức ăn chăn nuôi (TACN) được dự báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2025, VCBS cho rằng biên lợi nhuận (BLN) mảng chăn nuôi của DBC sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể. Giá heo hơi tăng mạnh sẽ bù đắp cho chi phí TACN, giúp BLN mảng chăn nuôi của DBC đạt khoảng 20%, tăng 2.4% so với năm 2024.
Thực tế, quý 1/2025 đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của DBC. Doanh thu thuần (DTT) và LNST của công ty lần lượt đạt 3,609 tỷ đồng (+11% yoy) và 508 tỷ đồng (+596% yoy). Trong đó, mảng chăn nuôi ghi nhận DTT và BLN tăng lần lượt 12% và 129% yoy, chủ yếu nhờ giá heo hơi bình quân tăng 24% yoy và giá các loại ngũ cốc giảm 4-9% yoy.
VCBS dự báo giá heo hơi có thể đạt đỉnh 81,800 VND/kg trong nửa đầu năm 2025 do nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng cao trước Tết Nguyên Đán trong bối cảnh nguồn cung hạn chế. Sang nửa cuối năm, giá heo có thể hạ nhiệt dần khi các doanh nghiệp bắt đầu tái đàn và bán ra. Tuy nhiên, giá heo hơi bình quân cả nước năm 2025 vẫn được kỳ vọng đạt mức cao 73,661 VND/kg (+18% yoy) do tổng đàn heo cả nước (31.8 triệu con) vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (khoảng 33 triệu con/năm) và các doanh nghiệp đang kiểm soát giá tốt hơn khi chiếm phần lớn thị phần (khoảng 65%).
Giao dịch heo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn liên tục đóng băng từ đầu năm mặcdù chênh lệch đã được nới rộng đáng kể ở mức 22,000 VND/kg ở tháng 3, do lo ngại về rủi ro dịch bệnh nên heo TQ vẫn gặp khó khăn ở hải quan khi đưa về VN.
Tuy nhiên sang tháng 3/2025, giá heo hơi bình quân giảm về mức 69,000 VND/kg (giảm 9% mom), do nguồn cung tăng trở lại. Cụ thể, sau một đợt tấp heo gột, nhiều trại bắt đầu đẩy mạnh xuất bán heo biểu to. Đồng thời, heo Campuchia và Thái Lan cũng được nhập bổ sung cho khu vực miền Nam.
Giá heo giống cũng liên tục tăng trong quý đầu năm, với mức tăng từ 16-35% yoy, do doanh nghiệp tích cực tái đàn, mở rộng chuồng trại để chiếm lĩnh thị phần trong thời điểm vàng. Trong 3T/2025, cả nước nhập khẩu 3,117 heo giống, tăng 116% yoy.
Ở thời điểm đầu năm, các thương nhân vẫn tìm cách nhập khẩu heo Thái vàCampuchia để bổ sung cho nguồn cung nội địa bị thiếu hụt. Tuy nhiên, cho đến cuối
tháng 3/2025, do mức chênh lệch giữa heo Việt Nam và Thái Lan giảm 3,000 VND/kgcùng nguồn cung nội địa phục hồi, khiến thương lái Việt Nam không còn mặn mà với heo Thái. Đối với heo Campuchia, tuy mức chênh lệch ở tháng 3 có tăng thêm 4,000 VND/ kg, tuy nhiên do nhu cầu nội địa không cao nên heo Campuchia đưa về VN cũng ít dần.
Thị phần hộ chăn nuôi thu hẹp, cơ hội cho “ông lớn” như DBC
Một yếu tố dài hạn khác hỗ trợ triển vọng của DBC là xu hướng thu hẹp thị phần của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. VCBS dự báo thị phần này sẽ chỉ còn khoảng 25% vào năm 2030, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn như DBC mở rộng thị phần.
Mở rộng trang trại, đón đầu tăng trưởng dài hạn
DBC đang có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào mở rộng quy mô chăn nuôi. Công ty đặt mục tiêu nâng tổng đàn nái lên 80,000 con vào năm 2027 thông qua việc xây dựng thêm 6 trang trại heo mới, 1 nhà máy TACN ở Hà Tĩnh và 1 trung tâm nghiên cứu & sản xuất vaccine ở Bắc Ninh trong giai đoạn 2025-2030, với tổng mức đầu tư dự kiến 4,606 tỷ đồng.
Trong năm 2025, tổng đàn nái của DBC dự kiến vẫn duy trì ở mức 60,000 con do ảnh hưởng từ việc giải tỏa một số trại liên kết. Tuy nhiên, DBC đang tích cực xây dựng các trang trại mới để bù đắp.
VCBS dự báo BLN gộp của DBC năm 2025 sẽ đạt 18.3% (+4.1% yoy) nhờ giá heo hơi tăng và việc DBC khai thác thành công mảng vaccine, giúp giảm thiểu chi phí tiêu hủy heo và mang lại doanh thu từ việc bán vaccine ra thị trường.
Cổ phiếu DBC nằm trong danh sách Leader Board của Elibook Team do thỏa tiêu chí đầu tư tăng trưởng. Tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn mang tính chu kỳ khá cao dựa trên diễn biến của giá heo. Thông thường, các cổ phiếu heo như DBC hay BAF phản ứng mạnh với giá heo hơn là chính thông tin lợi nhuận. Do đó, việc giá heo đạt đỉnh và neo cao khiến một phần lợi nhuận (thân sóng) đã trôi qua. Giờ đây, nhà đầu tư sẽ phản ứng với đà lợi nhuận quý 1 vừa được công bố.
Elibook Team cũng yêu thích DBC hơn BAF vì sự minh bạch trong cơ cấu cổ đông an toàn và minh bạch hơn so với BAF. Lưu ý, BAF có rủi ro bị điều tiết lợi nhuận bởi hệ sinh thái (1) tập đoàn Tân Long: hoạt động mua hàng hóa và nguyên vật liệu, (2) Siba Tech: chi phí xây dựng trại và (3) Siba Food Việt Nam (CTLDLK) bán heo hơi (đề cập trong phụ lục). Năm 2024 và 2025, lợi nhuận đang được tập trung cho BAF, nhưng về dài hạn luôn tồn tại rủi ro bị điều tiết lợi nhuận trong hệ sinh thái.
DBC có RS=70 do đó nằm trong số các cổ phiếu hoạt động ở mức trung bình. Ngày 12.5.2025, DBC có điểm mua pocket pivot, trùng với breakout Chiếc Cốc Tay Cầm. Tuy nhiên, Elibook Team đánh giá các điểm mua breakout chưa chắc hoạt động tốt trong bối cảnh thị trường chung trở lại vùng kháng cự quanh 1,300 điểm.
So sánh triển vọng DBC và BAF: “Gió đông” thổi mạnh, ai hưởng lợi hơn?
Cả Dabaco (DBC) và BAF đều đang được hưởng lợi từ triển vọng tích cực của ngành chăn nuôi heo trong năm 2025, với dự báo giá heo duy trì ở mức cao do nguồn cung từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm sút dưới tác động của Luật Chăn nuôi và nhu cầu tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn về dữ liệu cho thấy những điểm khác biệt đáng chú ý trong chiến lược và tiềm năng tăng trưởng của hai doanh nghiệp này.
Điểm tương đồng:
- Hưởng lợi từ giá heo cao: Cả VCBS và MBS đều dự báo giá heo hơi sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của cả DBC và BAF. VCBS kỳ vọng giá heo bình quân cả nước đạt 73,661 VND/kg (+18% yoy), trong khi MBS dự báo giá heo bình quân của BAF tăng 10% so với năm 2024 (ước tính khoảng 65,000-70,000 VND/kg).
- Kế hoạch mở rộng đàn: Cả hai doanh nghiệp đều có kế hoạch mở rộng quy mô đàn heo để tận dụng cơ hội thị trường. DBC đặt mục tiêu nâng tổng đàn nái lên 80,000 con vào năm 2027, trong khi BAF kỳ vọng đạt 90,000 heo nái và 1,000,000 heo thương phẩm vào năm 2025. Như vậy BAF đang mở rộng đàn với tốc độ nhanh hơn DBC.
- Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng: Cả hai công ty đều được dự báo sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng đột phá trong năm 2025. VCBS dự báo LNST của DBC tăng 109% yoy đạt 1,608 tỷ VND, còn MBS dự báo LN ròng của BAF tăng 107% yoy đạt 659 tỷ đồng.
Điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh:
- Mức độ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến: Dù cùng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao, DBC được VCBS dự báo có mức tăng trưởng LNST cao hơn đáng kể (109%) so với BAF (107% LN ròng theo MBS). Điều này có thể đến từ sự khác biệt trong dự báo giá heo cụ thể hoặc hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp.
- Chiến lược mở rộng: DBC có kế hoạch xây dựng thêm 6 trang trại mới và đầu tư vào nhà máy TACN, trung tâm vaccine, cho thấy sự đầu tư toàn diện vào chuỗi giá trị. BAF tập trung vào tăng số lượng trang trại lên 50 và quy mô đàn, đồng thời nhấn mạnh vào mô hình chăn nuôi khép kín 3F và hợp tác với Muyuan để chuyển giao công nghệ cao. Mô hình 3F có thể giúp BAF kiểm soát chi phí TACN tốt hơn, một yếu tố quan trọng khi giá nguyên liệu có thể phục hồi nhẹ.
- Thị phần và vị thế: DBC có vẻ đang tận dụng lợi thế của một doanh nghiệp lớn với thị phần hiện tại khoảng 35% và kỳ vọng gia tăng khi thị phần hộ chăn nuôi thu hẹp. BAF cũng đang nỗ lực mở rộng thị phần nhưng thông tin cụ thể về thị phần hiện tại không được đề cập.
- Yếu tố hỗ trợ khác: DBC còn có tiềm năng tăng trưởng từ mảng vaccine, giúp giảm chi phí tiêu hủy và mang lại doanh thu mới. BAF tập trung vào hiệu quả chăn nuôi và kiểm soát chi phí.
- Định giá: MBS đưa ra mức giá mục tiêu cho BAF là 35,500 VND/cp, cho thấy tiềm năng tăng giá 19.3%. VCBS nâng giá mục tiêu cho DBC lên 38.829 đồng/cp. Dữ liệu của MBS cho thấy P/E forward 2025 của DBC và BAF khá tương đồng với nhau, lần lượt là 10.9 lần và 11 lần. Ở mức giá mục tiêu 35,500 đồng, BAF đang có EV/EBITDA vào khoảng 11 lần.
Trên đồ thị, BAF đang xây lại nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm, với điểm pivot là 35,400 đồng. BAF đang có sức mạnh giá tốt hơn so với DBC.