Tác Động Thuế Quan Châu Âu Lên Nga & Belarus Đến BFC, DCM, DPM và DDV

Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua dự luật tăng mạnh thuế đối với phân bón gốc nitơ (trong đó có Ure) từ Nga và Belarus, với mức tăng từ 6.5% lên khoảng 100% trong 3 năm. Quyết định này, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, đang tạo ra những biến động mới trên thị trường phân bón toàn cầu và được kỳ vọng sẽ có những tác động khác nhau đến các doanh nghiệp phân bón Việt Nam như BFC, DCM, DPM và DDV..

Dự luật tăng thuế của EU lên phân bón Nga và Belarus là một yếu tố quan trọng, góp phần thắt chặt nguồn cung Ure toàn cầu và hỗ trợ giá. Các doanh nghiệp Ure Việt Nam như DPMDCM có thể hưởng lợi từ xu hướng giá cao, tuy nhiên cần theo dõi sát sao động thái xuất khẩu của Trung Quốc. Trong khi đó, DAP-Vinachem (DDV) nổi lên là doanh nghiệp có triển vọng sáng nhất, không chỉ nhờ vào sự thắt chặt nguồn cung DAP toàn cầu mà còn nhờ các lợi thế nội tại từ chính sách thuế GTGT mới và việc nhà máy hết khấu hao. BFC cũng có thể hưởng lợi gián tiếp từ sự ổn định của thị trường phân bón chung. Nhìn chung, ngành phân bón Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để tận dụng những biến động thị trường toàn cầu.

Thị trường biến động: Nguồn cung thắt chặt, giá khí đốt và căng thẳng địa chính trị

Giá Ure toàn cầu đã tăng 12-19% trong Quý 1/2025 so với cùng kỳ năm 2024, chủ yếu do giá khí đốt tăng mạnh (đạt đỉnh ngắn hạn 56 EUR/MWh vào 31/1/2025, tăng 107% YoY). Mặc dù áp lực thiếu cung tại EU đã giảm bớt sau khi Slovakia tiếp nhận khí đốt từ Nga qua đường ống TurkStream, giá khí đốt vẫn ở mức cao (44.2 EUR/MWh vào đầu tháng 3/2025, tăng 67% YoY).

Theo Chứng khoán Dầu khí (PSI), ngay cả khi một số nhà sản xuất phân bón Trung Quốc xuất khẩu trở lại vào mùa Hè này, sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga, kết hợp với nhu cầu gia tăng, sẽ tiếp tục giữ cho nguồn cung Ure và DAP bị thắt chặt trên toàn cầu.

Tác động đến các doanh nghiệp phân bón Việt Nam:

  1. DPM và DCM (Phân Ure): Hưởng lợi từ giá Ure cao, nhưng cẩn trọng chính sách Trung Quốc

    • Cơ hội: Việc EU tăng thuế mạnh đối với phân bón Ure từ Nga và Belarus sẽ làm giảm nguồn cung Ure giá rẻ từ hai quốc gia này vào thị trường EU. Điều này có thể đẩy giá Ure thế giới lên cao hơn hoặc ít nhất là duy trì ở mức neo cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất Ure khác như DPM và DCM tăng doanh thu và biên lợi nhuận. Đặc biệt, Quý 2/2025 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh nhờ giá bán Ure đầu ra cao và giá khí đầu vào giảm mạnh so với mức nền cao của năm ngoái.
    • Thách thức: Mặc dù giá Ure thế giới đang neo cao do các yếu tố địa chính trị và thuế quan, rủi ro giảm giá Ure trong ngắn hạn vẫn hiện hữu nếu Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu trở lại. Với lượng tồn kho lớn và giá bán nội địa thấp hơn nhiều so với giá thế giới, động thái này từ Trung Quốc có thể gây áp lực lên giá Ure toàn cầu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của DPM, DCM. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc chỉ xuất khẩu nhỏ giọt như dự kiến, tác động sẽ không quá lớn.

Vì sao DCM đang vượt trội hơn so với DPM?

Elibook Team cho rằng DCM đang có hành động giá mạnh hơn so với DPM

2. DDV (DAP – Vinachem): Triển vọng cực kỳ sáng sủa

    • Lợi thế lớn từ thuế quan: Dự luật của EU chỉ đề cập đến “phân bón gốc nitơ” (trong đó có Ure), không trực tiếp nhắc đến DAP. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu các sản phẩm từ quặng Apatit (bao gồm DAP) đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Việc Nga và Belarus (cũng là nhà cung cấp DAP) bị áp thuế có thể gián tiếp làm thắt chặt thêm nguồn cung DAP, tạo điều kiện cho DDV tăng giá bán và sản lượng.
    • Kết quả kinh doanh ấn tượng: DDV đã chứng minh khả năng tận dụng cơ hội này khi Quý 1/2025 ghi nhận doanh thu thuần tăng gần 49% và lợi nhuận sau thuế tăng tới gần 362% so với cùng kỳ, nhờ giá bán DAP bình quân tăng 10% và sản lượng tăng 22.8%.
    • Hưởng lợi từ Luật Thuế GTGT mới: Từ 1/7/2025, phân bón chịu thuế GTGT 5%, giúp DDV được khấu trừ/hoàn nhập thuế GTGT đầu vào, giảm giá thành sản xuất 7.5% mỗi năm. Mặc dù DDV dự kiến giảm giá bán DAP 2-2.5% cho thị trường nội địa để hỗ trợ nông dân, mức giảm này không áp dụng cho xuất khẩu (chiếm 70% sản lượng), nên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận của DDV.
    • Nhà máy hết khấu hao: Việc nhà máy Đình Vũ hết khấu hao trong 6 tháng cuối năm 2025 sẽ giúp DDV tiết kiệm khoảng 50 tỷ đồng chi phí khấu hao, tương đương 22.8% LNTT của năm 2024.

    • Kế hoạch tăng công suất: DDV đặt mục tiêu tăng công suất thêm 8% trong năm 2025 và 10% trong năm 2026, hướng tới đạt toàn bộ công suất thiết kế vào năm 2028 để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung DAP trong nước.

Trên đồ thị, DDV có RS=97, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động tốt trên thị trường. Phiên ngày 23.5.2025, DDV một lần nữa breakout nền giá. Tuy nhiên, Elibook chú ý hiện nay các điểm breakout chưa hoạt động.

3. BFC (Phân NPK): Hưởng lợi gián tiếp và tái cấu trúc nội bộ

      • BFC chủ yếu kinh doanh phân NPK. Mặc dù không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thuế quan lên Ure Nga/Belarus hay chính sách hạn chế xuất khẩu DAP của Trung Quốc, BFC vẫn có thể hưởng lợi gián tiếp nếu giá các nguyên liệu đầu vào (Ure, DAP, Lân) duy trì ở mức cao và ổn định, giúp BFC kiểm soát chi phí tốt hơn và cải thiện biên lợi nhuận.
      • Quý 1/2025, BFC ghi nhận tăng trưởng nhờ sản lượng NPK tăng 37% YoY và biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ, cho thấy hiệu quả từ hoạt động tái cấu trúc nội bộ và tối ưu hóa hàng tồn kho.

Trên đồ thị, RS của BFC đang là 92, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động vượt trội trên thị trường. Phiên ngày 23.5.2025, BFC một lần nữa breakout nền giá. Tuy nhiên, Elibook chú ý hiện nay các điểm breakout chưa hoạt động.

Ngành Phân Bón: Tăng Trưởng Mạnh Mẽ Nhờ DAP và Triển Vọng Giá Hồi Phục, Cẩn Trọng Rủi Ro Từ Trung Quốc

Trả lời