Mỹ Ưu Tiên Sản Xuất Chip Hơn Dệt May, nhưng Triển Vọng Lợi Nhuận của TCM dự báo sẽ giảm sút

CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) đã ghi nhận kết quả kinh doanh Quý 1/2025 khá khả quan, nhưng triển vọng cho các quý tiếp theo và giai đoạn 2025-2027 đang trở nên ảm đạm hơn do áp lực tồn kho tại thị trường Mỹ, nhu cầu theo thời vụ. Khó khăn đối với TCM có thể giảm bớt sau định hướng chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump, ưu tiên sản xuất công nghệ cao thay vì dệt may.

Sản xuất chip, không phải giày dép, quần áo”

Bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khẳng định Mỹ muốn tập trung sản xuất chip, máy tính, thiết bị quân sự và AI thay vì giày dép, quần áo có thể làm giảm áp lực đối với ngành dệt may của Việt Nam.

Về vấn đề thuế quan, theo VDSC, mặc dù có những tín hiệu tích cực, Việt Nam vẫn phải đối mặt với thách thức trong việc đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Các ngành như đồ gỗ, cao su & nhựa, máy móc thiết bị, dệt may, túi xách & giày dép hiện có hàm lượng giá trị gia tăng từ Trung Quốc khá cao (trên 30%) và có nguy cơ bị áp thuế cao.

Quý 1/2025: Khởi đầu tốt nhưng ẩn chứa lo ngại

Trong Quý 1/2025, TCM đạt doanh thu thuần 1,011 tỷ đồng (+8% YoY) và lợi nhuận ròng 78 tỷ đồng (+26% YoY), sát với dự báo của HSC. Lợi nhuận ròng tăng mạnh nhờ tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm đáng kể (từ 9% xuống 7.3%), bù đắp cho việc tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ (từ 16,8% xuống 16,2%).

Về cơ cấu sản phẩm, các phân khúc chính như hàng may mặc, vải và sợi đều tăng trưởng vững chắc. Tuy nhiên, đáng chú ý là thị trường Hàn Quốc tăng trưởng ấn tượng (+45% YoY), trong khi doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản lại giảm lần lượt 13% và 7% YoY.

Triển vọng từ Quý 3/2025: Nhiều thách thức phía trước

Mặc dù Quý 2/2025 được dự báo sẽ vững chắc với 90% đơn hàng đã được lấp đầy (doanh thu dự kiến 46-48 triệu USD, tăng 36-40%) nhờ hoạt động tích trữ hàng hóa trước khi thời hạn hoãn áp thuế 90 ngày kết thúc, TCM dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn từ Quý 3/2025:

  • Tồn kho cao tại Mỹ và yếu tố thời vụ: Mức tồn kho cao ở thị trường Mỹ cùng với nhu cầu giảm theo thời vụ trong Quý 3 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của TCM.
  • Áp lực chia sẻ chi phí tăng cao: Một số khách hàng tại Mỹ đã yêu cầu TCM chia sẻ phần chi phí tăng thêm do thuế quan. Dù tác động này không đáng kể trong Quý 2, áp lực dự kiến sẽ tăng cao trong nửa cuối năm 2025, làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Thị trường Mỹ chiếm 21% doanh thu năm 2024 và 14% trong Quý 1/2025 của TCM, cho thấy mức độ ảnh hưởng đáng kể.
  • Kinh tế vĩ mô bất ổn và căng thẳng thương mại: Khối lượng đơn hàng đang cho thấy dấu hiệu thận trọng khi một số khách hàng có động thái “ngồi chờ” trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn và căng thẳng thương mại đang diễn ra.

Điều chỉnh dự báo lợi nhuận và khuyến nghị

Trước những thách thức này, HSC đã điều chỉnh giảm 10-22% dự báo lợi nhuận ròng của TCM giai đoạn 2025-2027. Cụ thể, lợi nhuận thuần dự kiến giảm 2% mỗi năm trong năm 2025 và 2026 (xuống lần lượt 272 tỷ đồng và 267 tỷ đồng), sau đó tăng 5% trong năm 2027 đạt 283 tỷ đồng. Nhìn chung, tốc độ CAGR lợi nhuận thuần 3 năm chỉ đạt 1%.

Sau khi giá cổ phiếu giảm 26% trong 3 tháng qua, TCM đang giao dịch với P/E dự phóng 1 năm là 11.9 lần. Mặc dù mức P/E này thấp hơn bình quân lịch sử của TCM, nhưng vẫn cao hơn so với bình quân các công ty cùng ngành (10.8 lần).

HSC hạ khuyến nghị đối với TCM xuống Nắm giữ (từ Tăng tỷ trọng) và giảm 34% giá mục tiêu xuống 31,500 đồng/cổ phiếu để phản ánh áp lực lên lợi nhuận. Tiềm năng tăng giá chỉ còn 5% từ thị giá hiện tại.

Elibook Team cho rằng:TCM đang đứng trước một giai đoạn đầy thử thách, đặc biệt từ Quý 3/2025 trở đi. Những yếu tố như tồn kho cao tại thị trường Mỹ, áp lực chia sẻ chi phí từ khách hàng, đang tạo ra một môi trường kinh doanh khó khăn hơn cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Mặc dù TCM có nền tảng vững chắc và kết quả Quý 1 khả quan, nhưng triển vọng lợi nhuận có vẻ sẽ chậm lại, khiến cổ phiếu có vẻ đang ở mức giá hợp lý trong bối cảnh hiện tại.

Mặc dù vậy, dòng tiền đang đánh giá cao khả năng phục hồi của nhóm dệt may trong đó có TCM. Trên đồ thị ngày 26.5.2025, TCM có điểm mua BFPP (điểm mua Pocket Pivot tại đáy).

Trả lời