Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) đang đứng trước triển vọng kinh doanh khởi sắc mạnh mẽ trong năm 2025 và 2026, nhờ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư công, backlog xây dựng ấn tượng và những tiến triển tích cực từ các dự án bất động sản. Mặc dù lợi nhuận Quý 1/2025 có sự sụt giảm, các CTCK vẫn duy trì khuyến nghị tích cực với VCG.
Đầu tư công và Backlog “khủng”
- Vị thế nhà thầu hàng đầu trong đầu tư công: VCG được hưởng lợi trực tiếp từ chu kỳ đầu tư công trung hạn 2025-2030. Công ty đã và đang trúng thầu tại nhiều dự án đầu tư công trọng điểm, được tập trung triển khai trong giai đoạn 2025-2027 như cao tốc Bắc – Nam và đặc biệt là Sân bay Long Thành.
- Backlog xây dựng ấn tượng: Theo KBSV, backlog xây dựng từ các hợp đồng cuối năm 2024 của VCG đạt hơn 26,000 tỷ VNĐ, trong đó giá trị các gói thầu từ mảng đầu tư công chiếm tới 97%. Con số này tương đương 2.8 lần doanh thu xây dựng năm 2024, cho thấy tiềm năng tăng trưởng doanh thu xây lắp mạnh mẽ trong giai đoạn 2025-2026. MBS dự kiến backlog của VCG sẽ tiếp tục tăng trưởng 8% và 7% YoY trong năm 2025-2026. KBSV dự phóng doanh thu xây dựng năm 2025 của VCG đạt 10,220 tỷ VNĐ (+10% YoY), với kỳ vọng 45% các gói thầu sẽ hoàn thành và bàn giao trong năm nay.
- Kinh nghiệm và năng lực triển khai dự án lớn: VCG có nền tảng tài chính lành mạnh và kinh nghiệm dày dặn trong việc triển khai các dự án quy mô lớn, là lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trong ngành.
Động lực từ mảng Bất động sản và Thủy điện
- Mảng BĐS: Doanh thu mảng BĐS năm 2025 dự báo đạt 2,274 tỷ VNĐ (+118% YoY, tăng 17% so với dự báo trước) nhờ bàn giao dự án Chợ Mơ và một số sản phẩm tại Green Diamond. Sang năm 2026, với sự đóng góp từ dự án Cát Bà Amatina, doanh thu BĐS có thể đạt 3,281 tỷ VNĐ (+44% YoY). Mặc dù doanh số ký bán (pre-sale) năm 2025 từ Cát Bà Amatina chậm hơn kỳ vọng (dự kiến 1,000 tỷ VNĐ, +11% YoY từ Chợ Mơ), năm 2026 kỳ vọng Cát Bà Amatina sẽ hưởng lợi nhờ hạ tầng được đẩy mạnh, doanh số đạt 1,400 tỷ VNĐ (+40% YoY). Biên lợi nhuận gộp mảng BĐS cũng được điều chỉnh tăng lên 43% trong năm 2025 (từ Chợ Mơ) và 46% trong năm 2026 (từ Cát Bà).
- Mảng Thủy điện: Triển vọng khả quan nhờ thời tiết thuận lợi, với sản lượng thủy điện dự báo tăng trưởng 3%/2% YoY trong năm 2025/2026 (đạt 550/560 triệu KWH). Doanh thu mảng điện năm 2025 dự kiến tăng trưởng 3% YoY lên 575 tỷ VNĐ. Giá bán điện tại các thủy điện lớn dự kiến duy trì ổn định quanh 900-1,000 VNĐ/KWH.
- Mảng Nước: Duy trì ổn định nhờ sản lượng tăng trưởng (dự kiến 5% YoY trong năm 2025 lên 87 triệu m3) và khả năng điều chỉnh tăng giá bán lẻ nước sạch tại Hà Nội từ năm 2026 (dự kiến 6% YoY).
Kết quả Quý 1/2025 và điều chỉnh tăng kỳ vọng lợi nhuận
Trong Quý 1/2025, VCG ghi nhận lợi nhuận ròng giảm 72% yoy xuống mức 128 tỷ VNĐ. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm đáng kể trong việc ghi nhận doanh thu từ mảng bất động sản (-71% YoY) và việc không còn đóng góp doanh thu từ Vimeco (vật liệu xây dựng) do đã thoái vốn. Điều này cũng khiến biên lợi nhuận gộp giảm 16 điểm phần trăm xuống khoảng 12%. Tuy nhiên, doanh thu từ mảng xây dựng đã tăng trưởng 46% YoY, bù đắp một phần cho sự sụt giảm.
MBS đánh giá Quý 1/2025 là mùa thấp điểm và lợi nhuận 128 tỷ VNĐ hoàn thành 12% dự phóng cả năm. Do đó, MBS kỳ vọng kết quả kinh doanh của VCG sẽ khởi sắc hơn trong các quý tới.
Quan trọng hơn, MBS đã điều chỉnh tăng đáng kể dự phóng lợi nhuận ròng của VCG cho năm 2025 và 2026:
- Năm 2025: Lợi nhuận ròng sau điều chỉnh tăng 36% YoY (tăng 19% so với dự báo cũ) lên 810 tỷ VNĐ. Doanh thu dự kiến đạt 14,264 tỷ VNĐ (+11% YoY).
- Năm 2026: Lợi nhuận ròng tăng 32% YoY lên 1,070 tỷ VNĐ. Doanh thu dự kiến đạt 15,434 tỷ VNĐ (+8% YoY).
Sự điều chỉnh tăng này đến từ kỳ vọng khả quan hơn ở mảng xây dựng (tăng 41% so với dự báo trước), bất động sản (tăng 17%) và thủy điện (tăng 13%).
Định giá và khuyến nghị
Sức khỏe tài chính của VCG đã cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây nhờ thoái vốn tại các khoản đầu tư không hiệu quả như Cảng Vạn Ninh và Vimeco. Tỷ lệ nợ vay/Tổng tài sản của VCG đạt mức 30%, thấp hơn mức trung bình ngành xây dựng (37%). Điều này tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai các dự án lớn trong tương lai.
MBS (26.5.2025) đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN cho cổ phiếu VCG với giá mục tiêu 26,400 VNĐ/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá 15% so với giá hiện tại). Giá mục tiêu mới này cao hơn 8% so với dự báo cũ, phản ánh việc tăng giá trị mảng xây dựng và bất động sản.
KBSV cũng đưa ra khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 25,000 đồng/cp. Tương ứng điều chỉnh lại sau khi chi trả cổ tức tiền mặt là 24,200 đồng.
“deal” chuyển nhượng Cát Bà Amatina và đầu tư công sẽ giúp lợi nhuận năm 2025 của VCG bứt phá?
Elibook Team cho rằng, VCG đang ở vị thế thuận lợi để tận dụng tối đa chu kỳ đầu tư công mạnh mẽ của Việt Nam. Với backlog xây dựng lớn từ các dự án trọng điểm, triển vọng tích cực từ mảng bất động sản (đặc biệt là The Prive và Cát Bà Amatina) và sức khỏe tài chính được cải thiện, VCG được kỳ vọng sẽ có một chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn 2025-2026.
Trên đồ thị, RS của VCG liên tục được cải thiện và hiện đang ở mức 89, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động tốt trên thị trường. Ngày 21.5.2025, VCG có điểm breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm, vượt qua điểm mua 22,000. Lưu ý, VCG chi trả cổ tức 800 đồng với ngày GDKHQ 27.5.2025 nên có sự điều chỉnh lại trong mức giá.