Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đang đặt ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng trong năm 2025 và tầm nhìn 5 năm tới, tập trung vào mở rộng tín dụng, cải thiện chất lượng tài sản và đa dạng hóa nguồn thu. Mặc dù Quý 1/2025 còn khiêm tốn ở một số mảng, những tín hiệu tích cực về tăng trưởng tín dụng bán lẻ và sự phục hồi của các công ty con (FE Credit và VPBank Securities) đang củng cố niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của VPB. Các công ty chứng khoán như MBS và HSC đều duy trì khuyến nghị “MUA” hoặc “KHẢ QUAN” với giá mục tiêu lần lượt là 25,250 đồng và 23,000 đồng.
Những thông tin chính tại ĐHCĐ
- Tác động thuế quan: BLĐ đánh giá tác động tiềm ẩn đến các doanh nghiệp xuất khẩu (3% danh mục cho vay), FDI (0.8% danh mục cho vay) và rủi ro gián tiếp đến tài chính tiêu dùng (FE Credit chiếm 8.5% danh mục cho vay hợp nhất).
- Triển vọng GP Bank: Kỳ vọng GP Bank (ngân hàng “0 đồng” được chuyển giao bắt buộc) sẽ chuyển biến tích cực trong năm 2025 với kế hoạch LNTT đạt 500 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ bình quân hàng năm.
- Kế hoạch 2025: VPB đặt mục tiêu LNTT đạt 25,270 tỷ đồng, dựa trên mục tiêu Tăng trưởng Tín dụng (TTTD) đạt 25% và Tổng Thu nhập Hoạt động (TTHĐ) đạt 34% so với cùng kỳ. Trong đó, các công ty con đóng góp đáng kể: FE Credit (FEC) 1,100 tỷ, VPBank Securities (VPBS) 2,000 tỷ và OPES 636 tỷ LNTT.
- Chính sách cổ tức: Duy trì chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong 5 năm liên tiếp (2023-2027), với 5% cho năm 2024.
- Tầm nhìn 5 năm (2025-2029): Hội đồng quản trị VPB công bố tầm nhìn chiến lược đầy tham vọng với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) ở các chỉ tiêu quan trọng: Tín dụng 28%, Tiền gửi 27%, Vốn chủ sở hữu 26%, Tổng thu nhập hoạt động 30% và LNTT hợp nhất 42%. Để đạt được điều này, VPB có kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ (công ty con với vốn 2,000 tỷ đồng) và quản lý quỹ.
Triển Vọng Tăng Trưởng 2025
- Tăng trưởng tín dụng: Động lực từ KHDN, kỳ vọng bán lẻ phục hồi:
- Tính đến hết Q1/2025, TTTD của VPB đạt 5.4% so với đầu năm, cao hơn mức trung bình ngành (3.5%). Con số này tương đương khoảng 25% mục tiêu cả năm.
- Cho vay KHDN tăng trưởng vượt trội 8.1% so với đầu năm và 41.4% so với cùng kỳ, bù đắp cho mức tăng trưởng thấp của KHCN (2.2% so với đầu năm và 9.8% so với cùng kỳ). Động lực chính của cho vay bán lẻ trong Q1/2025 đến từ cho vay mua nhà (+15.7% so với đầu năm).
- Tài chính tiêu dùng (FEC): Dư nợ tăng 1.7% so với đầu năm, với dư nợ giải ngân tăng 17% so với cùng kỳ.
- Triển vọng nửa cuối 2025: Kỳ vọng cho vay doanh nghiệp toàn ngành ngân hàng được thúc đẩy nhờ đẩy nhanh cho vay xuất nhập khẩu. Đối với nửa cuối năm 2025, TTTD dự kiến tăng tốc ở cả ngân hàng doanh nghiệp và bán lẻ, đặc biệt khi các thỏa thuận thương mại được hoàn tất, thúc đẩy nhu cầu vay vốn sản xuất và tiêu dùng. MBS dự báo TTTD đạt 24.1% vào năm 2025 và duy trì quanh mức 23.5% vào năm 2026.
2.Sự cải thiện của chất lượng tài sản và chi phí tín dụng là yếu tố mấu chốt:
-
- Đến cuối Q1/2025, tỷ lệ nợ nhóm 2-5 của VPB giảm mạnh 142 điểm cơ bản so với đầu năm, nhờ TTTD của nhóm bán lẻ thấp.
- Chi phí tín dụng dự kiến đạt 3.8%/3.5% trong năm 2025/2026, đưa chi phí trích lập dự phòng tăng lần lượt 16.9%/11.5% so với cùng kỳ.
- Thách thức: Với dự báo tăng trưởng nhanh hơn của cho vay bán lẻ kể từ nửa cuối 2025, áp lực tăng của NPL vẫn là thách thức. MBS ước tính tỷ lệ NPL và nợ nhóm 2 của VPB sẽ đạt 4.0% và 6.0% vào cuối năm 2025.
3. NIM: Kỳ vọng phục hồi từ nửa cuối 2025:
-
- Trong Q1/2025, NIM của VPB chỉ giảm nhẹ 6 điểm cơ bản, đạt 5.8%, trong khi NIM trung bình ngành giảm 60 điểm cơ bản do cạnh tranh gay gắt.
- Chi phí vốn (COF) được kiểm soát tốt, giảm từ 6.2% (Q1/2023) xuống 4.4% (Q1/2025), bù đắp đáng kể cho sự sụt giảm của NIM.
- MBS dự báo NIM của VPB sẽ đạt 6.1% vào năm 2025, tăng 23 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
- Kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn của cho vay bán lẻ có thể bù đắp tác động từ cạnh tranh gay gắt, giúp lãi suất cho vay phục hồi và NIM của VPB được dự báo cao hơn trong nửa cuối năm 2025.
4. Động lực phục hồi từ FE Credit và VPBank Securities (VPBS)
-
- FE Credit: Đặt mục tiêu LNTT 1,000 tỷ đồng năm 2025. LNTT Q1/2025 đạt 79 tỷ đồng, tích cực so với mức lỗ cùng kỳ năm ngoái và là quý thứ 4 liên tiếp có lãi. Mặc dù NPL tăng lên 20.1%, tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm xuống 8.4%. FEC sẽ tập trung vào khách hàng chất lượng cao để giảm gánh nặng dự phòng và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận vững chắc.
- VPBank Securities: Ghi nhận LNTT 351 tỷ đồng trong Q1/2025 (+95.2% yoy), hoàn thành 17.6% kế hoạch cả năm. Tăng trưởng nhờ thu nhập từ tự doanh và cho vay ký quỹ. Dư nợ cho vay ký quỹ đạt 12,877 tỷ đồng (+35.4% so với đầu năm). Hoạt động này không chỉ cung cấp nguồn thu phí dồi dào mà còn giúp NIM giảm bớt sự suy giảm nhờ lợi suất cao hơn.
Khuyến nghị và Định giá
- MBS (26.5.2025): Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 25,250 VND/cổ phiếu. MBS dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2025 là 20,147 tỷ (+26% yoy) và năm 2026 là 26,998 tỷ (+34% yoy). MBS điều chỉnh tăng P/B mục tiêu lên 1.2x nhờ chất lượng tài sản cải thiện đáng kể và tin rằng P/B 1.2x vẫn hấp dẫn cho VPB trong dài hạn.
- HSC (6.6.2025): Duy trì khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 23,000 VND/cổ phiếu. HSC tăng 1.3% dự báo lợi nhuận ròng năm 2025 lên 19,500 tỷ đồng (+23.7% yoy), nhưng giảm 4.1% cho năm 2026, xuống còn 23,796 tỷ (+22% yoy). Lợi nhuận ròng dự kiến tăng trưởng trung bình 21.9% trong 3 năm tới. VPB đang giao dịch với P/B trượt dự phóng 1 năm là 0.86 lần, thấp hơn 0.8 độ lệch chuẩn so với bình quân quá khứ và thấp hơn 18.5% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân, mức định giá hấp dẫn khi triển vọng đang cải thiện.
Trước đó, SSI đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VPB, với giá mục tiêu năm 2025 là 21,000 đồng/cổ phiếu. SSI duy trì dự báo LNTT hợp nhất năm 2025 của VPBank đạt 23,800 tỷ đồng (+19% YoY), thấp hơn một chút so với mục tiêu của ban lãnh đạo.
Elibook Team cho rằng, VPB đang thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, dựa trên nền tảng hệ sinh thái đa dạng và chất lượng tài sản đang dần cải thiện.
Mặc dù có những thách thức từ cạnh tranh NIM và rủi ro chất lượng tài sản khi tín dụng bán lẻ tăng tốc, nhưng sự phục hồi của FE Credit, tăng trưởng của VPBS và các sáng kiến chiến lược mới hứa hẹn sẽ là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận của VPB trong dài hạn.
Tuy nhiên, Elibook Team đang tập trung vào các cổ phiếu dẫn dắt ngành ngân hàng như STB, TCB, MBB, CTG và ACB.
Trên đồ thị, VPB đang có RS=45, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động chỉ ở mức trung bình. Cấu trúc Wyckoff của VPB cho thấy đang điều chỉnh tìm về hỗ trợ quanh MA50 ngày, tương ứng sự kiện LPS