IMP: Chuyển mình với cổ đông lớn Livzon, kỳ vọng tăng trưởng bền vững nhờ chất lượng EU-GMP và mở rộng danh mục sản phẩm

CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) đang có một sự “thay máu cổ đông” với sự tham gia của Livzon Pharmaceutical Group (Trung Quốc) trở thành cổ đông lớn nhất, mở ra cơ hội mở rộng thị trường quốc tế. Cùng với nền tảng vững chắc về sản xuất đạt chuẩn EU-GMP, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối hiệu quả, IMP được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong trung và dài hạn.

Livzon Pharmaceutical Group trở thành cổ đông lớn nhất: Bước ngoặt chiến lược

Thương vụ trị giá hơn 5,730 tỷ đồng đã đưa Livzon Pharmaceutical Group trở thành cổ đông lớn nhất tại Imexpharm, nắm giữ 64.81% vốn của IMP. Mức giá bình quân 57,400 đồng/cổ phiếu cao hơn khoảng 13% so với thị giá đóng cửa của IMP vào ngày 22/05.

  • Tầm nhìn quốc tế hóa: Livzon, một tập đoàn dược phẩm có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết việc thâu tóm Imexpharm sẽ tạo nền tảng vững chắc để mở rộng hoạt động tại thị trường nước ngoài, phù hợp với chiến lược quốc tế hóa và phát triển bền vững trong lĩnh vực dược phẩm.
  • Thay đổi cơ cấu cổ đông: Sau giao dịch, Livzon trở thành công ty mẹ của Imexpharm, vượt qua Tổng công ty Dược Việt Nam (đơn vị nắm giữ 22.04% cổ phần). IMP sẽ trở thành công ty con gián tiếp và được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Livzon.
  • SK Group tái cơ cấu danh mục: Trước đó, SK Group – tập đoàn Hàn Quốc và là cổ đông lớn nhất của Imexpharm đã có kế hoạch bán cổ phần nhằm tái cấu trúc danh mục đầu tư toàn cầu. Chủ tịch Sung Min Woo cũng xác nhận khả năng SK sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Imexpharm trong thời gian tới.

Kết quả kinh doanh Quý 1/2025: Tiếp đà tăng trưởng

IMP công bố doanh thu thuần 594 tỷ đồng (+21% yoy) và LNST 75 tỷ đồng (+20.4% yoy) trong Quý 1/2025. Kết quả này lần lượt đạt 24% và 20% dự phóng cả năm của IMP. Doanh thu hàng tự sản xuất chiếm gần 100% doanh thu thuần.

  • Động lực tăng trưởng: Tăng trưởng doanh thu thuần được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả kênh bệnh viện (+27% yoy) và nhà thuốc (+25% yoy). Đặc biệt, nhu cầu thuốc tăng cao do các bệnh về đường hô hấp lây lan mạnh mẽ trong những tháng đầu năm (ví dụ: thuốc ho đóng góp 11% vào tổng doanh thu IMP, tăng 42% yoy).
  • Hiệu quả sản xuất: Tăng trưởng LNST được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận gộp mở rộng lên 39.5% (Q1/2024: 36.8%), nhờ hiệu quả hoạt động gia tăng khi các nhà máy EU-GMP tăng cường sản xuất, đặc biệt là nhà máy IMP4 (đi vào hoạt động từ Quý 3/2023) ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng 126% yoy.
  • Chi phí quản lý: Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (CP BH&QLDN) trên doanh thu thuần tăng lên 22.7% (Q1/2024: 19,8%) do các hoạt động thương hiệu và chiến dịch marketing ở cả hai kênh.

Chất xúc tác tăng trưởng dài hạn từ 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP và WHO-GMP

IMP là một trong những doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu Việt Nam, chiếm 9% thị phần thuốc kháng sinh và là doanh nghiệp dược duy nhất thuộc top 5 thị trường ETC (thuốc kê đơn).

  • Hệ thống nhà máy đạt chuẩn quốc tế: IMP vận hành 4 nhà máy hiện đại đạt tiêu chuẩn EU-GMP và WHO-GMP, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế.
  • Phân phối rộng khắp:
    • Kênh ETC (thuốc kê đơn, bệnh viện): Chiếm 71% doanh thu, cung cấp sản phẩm cho hơn 600 bệnh viện, nhờ lợi thế đạt chuẩn EU-GMP trong đấu thầu bệnh viện.
    • Kênh OTC (thuốc không kê đơn): Hệ thống 17,500 nhà thuốc, bao gồm các chuỗi lớn như Long Châu, Pharmacity, An Khang, Trung Sơn Pharma.
  • Tình hình tài chính vững mạnh: IMP duy trì lượng tiền mặt ròng lớn, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu ở mức thấp, tạo nền tảng ổn định để mở rộng.
  • Chiến lược mở rộng và tiềm năng dài hạn:
    • Đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Bên cạnh thế mạnh về kháng sinh (chiếm 76% doanh thu), IMP đang lấn sân sang thuốc tim mạch, tiểu đường, tai-mũi-họng, ho và tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao.
    • Dự án nhà máy IMP5: IMP đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy IMP5 tại Đồng Tháp, dự kiến hoạt động vào năm 2027 (hoặc Q1/2030), nhằm tăng năng lực sản xuất và mở rộng thị phần, hướng đến các loại thuốc phức tạp hơn ngoài kháng sinh.  Dự án có quy mô 25 ha, tiêu chuẩn EU-GMP.ổng mức đầu tư vào dự án Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát khánh là khoảng 1,495 tỷ đồng. Trong đó, công ty dự kiến góp 20% bằng vốn chủ và sẽ đi vay 80% còn lại, tương đương 1,195 tỷ đồng. Dự án trên dự kiến được triển khai từ quý 3/2025 đến cuối năm 2028, đi vào vận hành từ tháng 12/2028 đến quý 1/2030.

Định giá và khuyến nghị

  • Dự phóng tăng trưởng: IMP kỳ vọng công ty có thể đạt doanh thu thuần 2,510 tỷ đồng (+13.8% so với cùng kỳ) và LNST 372 tỷ đồng (+15.9% so với cùng kỳ) trong năm 2025.
  • Tác động thuế quan Mỹ không đáng kể: IMP và nhiều công ty dược Việt Nam khác có thể sẽ không chịu tác động trực tiếp từ chính sách tăng thuế quan của Mỹ do xuất khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ (1-2%) trong doanh thu và hầu như không xuất khẩu sang Mỹ.
  • Khuyến nghị: VDSC (5.5.2025) khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 44,900 đồng/cổ phiếu (dựa trên giá ngày 29/04/2025). 

Elibook Team cho rằng, Với việc Livzon trở thành cổ đông lớn, IMP có thêm nguồn lực và cơ hội để mở rộng tầm vươn ra quốc tế. Nền tảng sản xuất chất lượng cao, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối hiệu quả sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của IMP.

Trong lịch sử, đã nhiều cú chuyển mình trong ngành dược khi có sự tham gia của cổ đông ngoại chiến lược. Ví dụ, DHG chuyển mình từ năm 2018 khi có Taiso tham gia. Hay chính IMP cũng tăng trưởng khi SK tham gia từ năm 2020.

Điểm trừ của IMP là cổ phiếu cô đặc dẫn tới thanh khảon thấp, chưa tới 200,000 cổ phiếu/phiên nên chỉ cho phép các nhà đầu tư nhỏ tham gia mà thôi.

Trên đồ thị, RS của IMP là 89, nằm trong số các cổ phiếu hoạt động tốt trên thị trường. IMP breakout mẫu hình Chiéc Cốc Tay Cầm vào ngày 26.5.2025 và hiện đang xây tay cầm mới, dựa lưng EMA 21 ngày với điểm mua mới là 52,700 đồng.

Trả lời