Lợi nhuận trước thuế Q2 của DCM ước đạt 600 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) vừa tổ chức cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư, nơi ban lãnh đạo đã thể hiện sự tự tin vào mục tiêu tăng trưởng doanh thu 10%/năm trong giai đoạn 2026-2030. Điều này được kỳ vọng đạt được thông qua nhiều chiến lược đa dạng, bao gồm mở rộng mảng NPK, tăng công suất nhà máy urea, mở rộng kinh doanh phân bón thương mại, đa dạng hóa sang khí công nghiệp, hóa chất, canh tác cây trồng và chế biến nông sản, cùng với các hoạt động M&A. Lợi nhuận trước thuế Q2 của DCM ước đạt 600 tỷ, tăng 37% so với cùng kỳ.

KQKD Quý 2/2025 sơ bộ mạnh mẽ, hoàn thành kỳ vọng năm

DCM đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ Quý 2/2025 với doanh thu đạt 6,200 tỷ đồng (+60% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế báo cáo đạt 600 tỷ đồng (-2% so với cùng kỳ LNTT báo cáo, nhưng +37% so với cùng kỳ LNTT cốt lõi). Sự tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2 được thúc đẩy bởi:

  • Sản lượng bán urê và NPK tăng lần lượt 23% và 30% so với cùng kỳ.
  • Giá bán urê trung bình tăng 7% so với cùng kỳ (khoảng 10,250 đồng/kg).
  • Giá khí đầu vào giảm 14% so với cùng kỳ.

Doanh thu và LNTT nửa đầu năm 2025 đã hoàn thành lần lượt 63% và 56% dự báo cả năm của HSC, cho thấy kết quả kinh doanh đang đi đúng hướng. Sản lượng bán và giá bán urê trung bình nửa đầu năm cũng phù hợp với kỳ vọng.

Chi tiết hơn về sản lượng:

  • Sản lượng bán urê Quý 2 đạt 236,350 tấn (+23% so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ sản lượng xuất khẩu tăng 20% so với cùng kỳ.
  • Sản lượng bán NPK Quý 2 (không bao gồm KVF) đạt 93,020 tấn (+30% so với cùng kỳ), cho thấy sự mở rộng thị phần liên tục. Sản lượng bán NPK nửa đầu năm đã hoàn thành 41% dự báo cả năm của HSC.

Theo BSC, Doanh thu 6T/2025 ước đạt ~9,591 tỷ VND (+39% YoY); LNTT ~1,054 tỷ VND (+7% YoY, vượt kế hoạch đầu năm).

Dự báo giá urê sẽ có nhịp điều chỉnh giảm trong cuối Q2 và đầu Q3 (mùa thấp điểm, Trung Quốc nới xuất khẩu) trước khi phục hồi trở lại trong Q4/2025. Tuy nhiên, giá dầu FO và Brent duy trì ở mức thấp sẽ hỗ trợ chi phí đầu vào, giúp duy trì biên lợi nhuận ổn định.

Triển vọng dài hạn: Giá urê tích cực và chiến lược mở rộng thị trường

Ban lãnh đạo DCM chia sẻ triển vọng giá urê tích cực trong giai đoạn 2025-2030. Các yếu tố thúc đẩy bao gồm tăng trưởng nhu cầu tự nhiên từ sản lượng nông nghiệp, nhu cầu gia tăng mạnh từ Campuchia (nơi diện tích canh tác dự kiến tăng gấp đôi), việc Trung Quốc đóng cửa các nhà máy urê chạy than do yêu cầu tuân thủ ESG và việc mở rộng công suất mới trên toàn cầu còn hạn chế.

DCM cũng đang có những bước đi chiến lược để gia tăng thị phần. Công ty nhận thấy dư địa lớn để tăng thị phần NPK, đặc biệt khi ngành đang dịch chuyển sang phân bón đơn chất như NPK. Năm 2024, DCM (bao gồm cả KVF) chỉ chiếm khoảng 7% thị phần NPK tại Việt Nam, nhưng có thể đạt tới 17% nếu vận hành hết công suất.

Ban lãnh đạo đặt mục tiêu khai thác toàn bộ công suất KVF trong 2027-2028, tập trung vào khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Bắc. DCM cũng lên kế hoạch xuất khẩu NPK sang Campuchia, từ mức hiện tại là 20,000 tấn/năm.

Về thị phần urê, DCM đang gia tăng độ phủ tại khu vực Tây Nam Bộ từ 61% lên 72%. Công ty cũng đã thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia, hiện chiếm khoảng 40% thị phần urê tại quốc gia này và đang chuẩn bị thâm nhập vào mảng NPK.

Hợp đồng khí mới và giải ngân vốn đầu tư

DCM sẽ ký hợp đồng mua khí mới với Tập đoàn Năng lượng Công nghiệp Việt Nam (VIEG) cho giai đoạn 2028-2047, với cơ chế giá mới cộng thêm 1 USD/triệu BTU cho sản lượng khí mua từ cả VIEG và Petronas. Mặc dù mức giá này cao hơn 1 USD/triệu BTU so với dự báo hiện tại của Vietcap, DCM vẫn đánh giá là cạnh tranh so với các nguồn khí mới trong nước.

Công ty cũng đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư XDCB nhằm tối ưu hóa và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh:

  • Dự án nhà máy và cảng Nhơn Trạch: Tổng vốn đầu tư 3,400 tỷ đồng, nhằm nâng cao công suất tồn kho, giảm chi phí logistic và cung cấp dịch vụ cảng.
  • Mảng khí công nghiệp và hóa chất: Tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, dự kiến mang lại 5-6 nghìn tỷ đồng doanh thu, tập trung vào thu gom và xử lý các khí như N2, O2, Ar, H2 và CO2.
  • Kho Bình Định đã đi vào hoạt động, và nhà máy NPK mới với công suất 50,000 tấn cũng đang được lên kế hoạch.

Định giá và khuyến nghị

Vietcap nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (LNST sau lợi ích CĐTS) năm 2025 của DCM (1,688 tỷ đồng, +19% so với cùng kỳ). Trong dài hạn, tiềm năng giá urê cao hơn kỳ vọng có thể bù đắp cho giá khí cao hơn dự kiến.

Vietcap hiện duy trì khuyến nghị MUA đối với DCM với giá mục tiêu là 38,700 đồng/cổ phiếu, dựa trên những triển vọng tích cực và chiến lược tăng trưởng rõ ràng của công ty.

Trong khi đó, HSC (30.5.2025) đã điều chỉnh tăng 3% giá mục tiêu lên 38,200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, HSC hạ khuyến nghị đối với DCM từ “MUA VÀO” xuống “TĂNG TỶ TRỌNG” sau khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh gần đây (tăng 8% trong 1 tháng qua).

DCM đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 11.9 lần, cao hơn 0.8 độ lệch chuẩn so với mức bình quân từ tháng 1/2021 là 9 lần.

HSC cho rằng triển vọng đang cải thiện rõ rệt sẽ giúp DCM được định giá lại ở mặt bằng cao hơn, mặc dù cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E tương đối cao so với lịch sử.

HSC duy trì dự báo lợi nhuận giai đoạn 2025-2027. Dù tăng trưởng dự kiến chậm lại trong 2026-2027, lợi nhuận thuần HĐKD cốt lõi của DCM được dự báo vẫn tăng trưởng với tốc độ CAGR 3 năm đạt mức tích cực 6%.

    • Năm 2025: HSC dự báo lợi nhuận thuần đạt 1,474 tỷ đồng. Nếu không tính khoản lợi nhuận không thường xuyên 189 tỷ đồng trong năm 2024 (từ thương vụ KVF), lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi (HĐKD cốt lõi) dự kiến tăng trưởng mạnh 24.7%. Tăng trưởng này được hỗ trợ bởi chính sách hoàn thuế GTGT có hiệu lực từ nửa cuối năm 2025 và giá urê trong nước duy trì ở mức cao.
    • Năm 2026: Lợi nhuận thuần dự kiến đi ngang ở mức 1,481 tỷ đồng, do giá urê trong nước giảm được bù đắp bởi tác động hoàn thuế GTGT trong cả năm và chi phí khí đầu vào giảm.
    • Năm 2027: Lợi nhuận thuần dự kiến giảm nhẹ 1.4% xuống 1,460 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí sản xuất tăng nhẹ (do VND mất giá ảnh hưởng đến chi phí khí nhập khẩu bằng USD) và chi phí quản lý tăng.

BSC (9.6.2025) khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu DCM với giá mục tiêu 37.800 VND/cổ phiếu, tương đương với upside +13% so với ngày 09/06/2025. Hiện cổ phiếu DCM đang được giao dịch quanh mức EV/EBITDA forward 2025 = 5.11x, chiết khấu -13% so với trung vị 5 năm.

Ứớc tính 6 tháng đầu năm 2025, DCM đã hoàn thành 64%/59% dự phóng của BSC. Do đó, BSC dự kiến GIỮ NGUYÊN dự phóng cả năm 2025 với DTT đạt 14,964 tỷ VND (+11% YoY) và LNST đạt 1,791 tỷ VND (+34% YoY).  Động lực tăng trưởng từ sản lượng tiêu thụ:

  • Tổng sản lượng phân bón kế hoạch tăng +13% YoY, đặc biệt nhờ đóng góp vượt trội của mảng NPK sau khi sáp nhập KVF (kế hoạch sản xuất NPK đạt 340,000 tấn, tăng +64% YoY).
  • Sản lượng tiêu thụ Ure 2025 ổn định, vẫn là mảng đóng góp lớn nhất.

Ngoài ra, DCM tiết kiệm hơn 80 tỷ mỗi năm khi luật thuế VAT có hiệu lực từ tháng 7.

DCM tiếp tục thúc đẩy hoạt động đầu tư và nghiên cứu phát triển năm 2025.

    • DCM dự kiến đầu tư 771 tỷ VND (giảm 34.3% YoY do năm 2024 có khoản đầu tư mua lại KVF).
    • Các dự án đầu tư trọng điểm bao gồm: mở rộng kho tại Cà Mau, dự án CO2 thực phẩm (công suất 15.000 tấn/năm, đang chạy thử, biên lợi nhuận cao, độc nhất tại Việt Nam sản xuất CO2 đạt chuẩn thực phẩm), nhà máy và kho Bình Định (giai đoạn 1 hoàn thành, giai đoạn 2 NPK đang triển khai), sản xuất khí công nghiệp (thu hồi khí phụ Nitơ & Hydro), và nâng công suất nhà máy Urea lên 125%.

Định hướng phát triển dài hạn (2026-2030 và xa hơn):

    • Nông nghiệp: Mục tiêu sản lượng phân bón (sản xuất và nhập khẩu) 2 triệu tấn, doanh thu ước 19.000 – 20.000 tỷ VND vào năm 2030.
    • Khí công nghiệp và hóa chất liên quan phân bón: Doanh thu ước 5.000 – 6.000 tỷ VND vào năm 2030.
    • Chế biến sau thu hoạch: Giải quyết đầu ra nông sản.

Vì sao DCM đang vượt trội hơn so với DPM?

Trên đồ thị, RS của DCM là 55, hoạt động ở mức trung bình trên thị trường, Sức mạnh giá của DCM vượt trội hơn so với DPM (RS chỉ 38) phản ánh yếu tố cơ bản của DCM đang nhỉnh hơn so với DPM.

Ngày 3.6.2025, DCM có điểm mua Pocket PIvot, nhưng giá sau đó điều chỉnh giảm vì ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh của thị trường chung.

Trả lời