Trong khi các TTCK trên thế giới bứt phá, TTCK Trung Quốc liên tục suy giảm vì hoạt động thắt chặt tín dụng của PBoC và quyết tâm của Trung Quốc trong việc kiểm soát lại hoạt động cho vay của ngân hàng ngầm (shadown Banking) bằng cách loại bỏ các khoản cho vay có đòn bẩy cao đang nằm ẩn nấp ngoài bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Các thước đo mức độ sợ hãi cho thấy, nhà đầu tư đang lo ngại nhất về tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc.
Tại sao nhà đầu tư lại sợ Trung Quốc?
Theo Goldman Sachs, trích dẫn lại Policyuncertainty.com, Trung Quốc là quốc gia có độ bất ổn chính sách lớn nhất trong 3 tháng qua. Các nhà đầu tư đang băn khoăn Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào trong việc kiềm chế “shadow banking” (ngân hàng ngầm) hay hoạt động tăng trưởng tín dụng đang vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo ngân hàng UBS, nợ tư nhân của Trung Quốc đã đến mức báo động đỏ. UBS công bố số liệu tăng trưởng nợ tư nhân 5 năm trước mỗi cuộc khủng hoảng lớn của các quốc gia như Mỹ trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007, Nhật Bản 1990, Hàn Quốc và Thái Lan vào năm 1997, Tây Ban Nha vào năm 2007 thì chưa có quốc gia nào có tăng trưởng nợ tư nhân vượt quá 120%. Trong khi đó, Trung Quốc đang chuẩn bị chạm mức 140%.
Theo Citibank, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang là nguyên nhân chính khiến cho tăng trưởng tín dụng toàn cầu sụt giảm. Theo tăng trưởng tín dụng toàn cầu đang giảm xuống mức -0.1% GDP toàn cầu. Trong đó, tín dụng của Trung Quốc đang đóng góp vào mức giảm -0.03% GDP toàn cầu. UBS cho rằng, thế giới đang mất lực đẩy.
Xu hướng Trung Quốc thắt chặt chính sách tiền tệ đang ảnh hưởng rõ đến hoạt động sản xuất và tăng trưởng của quốc gia này khi khiến cho xu hướng đầu tư tài sản cố định giảm, sản lượng điện sụt giảm, nhập khẩu giảm và sản xuất công nghiệp cũng sụt giảm.
Các nhà đầu tư lo sợ Trung Quốc vì họ hiểu ai đang là động lực giúp thế giới đang thoát ra khỏi tình trạng giảm phát trong thời gian 1 năm qua. Theo nghiên cứu của ngân hàng UBS, Trung Quốc chính là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trong 1 năm qua chứ không phải Mỹ. Và chính Trung Quốc đang giúp cả thế giới lấy lại lam phát.
Đường cong Lợi suất trái phiếu của Trung Quốc dị thường
Tháng 5.2017, Yield Curve (đường cong lợi suất trái phiếu) của chính phủ Trung Quốc đang diễn theo mô hình tam giác kỳ quặc. Đó là lợi suất trái phiếu chính phủ năm tăng vọt lên mức 3.8%, cao hơn cả lợi suất trái phiếu 3 năm và 10 năm. Trong đó, chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 10 năm đang là con số âm. Đây cũng là lần đầu tiên lợi suất trái phiếu chính phủ của Trung Quốc bị đảo ngược (yield curve inversion) khi lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm lại cao hơn 10 năm.
Nguyên nhân của việc đường cong lợi suất trái phiếu của Trung Quốc di thường với sự tăng vọt của cả lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm và 7 năm là do xu hướng thắt chặt thanh khoản (PBoC rút tiền) và các nhà quản lý đang cố gắng bẻ gãy các hoạt động đầu tư có đòn bẩy, vốn là các công cụ cho vay ngọai bảng cân đối kế toán của các ngân hàng (quy định chính sách). Trung Quốc đang ráo riết hạn chế ảnh hưởng của shadown banking đúng như tuyên bố hồi đầu năm: mục tiêu của ngành ngân hàng Trung Quốc năm 2017 là loại bỏ rủi ro của hoạt động cho vay ngoại bảng cân đối kế toán.
PBoC (NGân hàng trung ương Trung Quốc) đã rút ròng 925 tỷ NDT ra khỏi thị trường tiền tệ qua kênh OMO từ đầu năm 2017 đến tháng 5.2017 nhưng chỉ bơm ròng 459 tỷ NDT qua kênh MLF (Medium-term Lending Facility).
Theo Financial Times, hoạt động co thắt tín dụng đã gây ra tình trạng thiếu thanh khoản ở các định chế tài chính ở Trung Quốc. Một số định chế tài chính phải phát hành các chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao cho một số ngân hàng để mua các WMP có lợi suất cao.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phá đường trendline dài hạn
Trong khi các TTCK trên thế giới lập đỉnh mới, TTCK Trung Quốc tiếp tục sụt giảm và điều quan trọng là đã phá vỡ đường xu hướng từ năm 2014 đến nay.
Nguồn: Zerohedge. CNBC, Financial Times