Thưa bà Yellen: “Lạm phát thấp không phải là bí ẩn!”- Không Sex, Không Đẻ thì Không có lạm phát và có thể đối diện với Đại Suy Thoái 1929!”

[Sách hay] THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: CÚ ĐỖ VỠ SIÊU BONG BÓNG 2017-2019 SẼ GIÚP BẠN LÀM GIÀU NHƯ THẾ NÀO?

Tiêu điểm

Nhân khẩu học là chìa khóa để dự báo lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Giới trẻ tạo ra lạm phát trong khi người già tạo ra giảm phát.

Thế hệ Baby Boomer đạt đỉnh chi tiêu vào năm 2008 và bắt đầu bước vào tuổi nghỉ hữu. Ít quan hệ tình dục, tỷ lệ sinh đẻ thấp tại các nước phát triển khiến dân số bị già hóa, tăng trưởng lực lượng lao động gần chạm mức 0% cho tới 2020 là nguyên nhân dẫn tới giảm phát và cả suy thoái kinh tế.

Ai là người giết chết lạm phát?” Yellen nói tại phiên họp FOMC ngày 21.9.2017: “Đó là một bí ẩn (Mystery)? 

Bạn nghĩ gì về câu nói này?

Các cựu chủ tịch Fed như Alan Greenspan, Bernanke, và người kế nghiệp hiện tại là Yellen được ví những người bác sĩ cấp cứu xông pha ở trong phòng bệnh. Họ xông xáo, nhiệt tình và đưa ra các phác đồ điều trị cho gã nghiện (là nền kinh tế toàn cầu) bị sụp ngã vào năm 2008. Đối diện với tình huống thập tử nhất sinh, Bernanke đã không ngần ngại bơm vào hơn 4,500 tỷ USD ở Hoa Kỳ và trên 10,000 tỷ USD nếu tính gộp các ngân hàng trung ương toàn cầu (con số này vẫn chưa tính đến hơn 20,000 tỷ USD các khoản nợ bị che giấu của Trung Quốc). Họ tin rằng, đây là liều thuốc duy nhất để cứu thị trường và các chính sách nghiêng về tiền tệ là đúng đắn.

Vào thời điểm năm 2008, áp lực lạm phát cao đang ám ảnh kinh tế toàn cầu, nên khi FED, cùng các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu bắt đầu bơm tiền, ai cũng sợ SIÊU LẠM PHÁT.

Thế nhưng 7 năm trôi qua, lạm phát gần như biệt vô âm tính. Ngoại trừ giai đoạn lạm phát cao ở các nước mới nổi và cận biên vào năm 2010-2011, lạm phát hiện nay ở Mỹ và Châu Âu, Trung Quốc tan biến. Thay vì nỗi e sợ siêu lạm phát, giờ đây, điều ác mộng của các ngân hàng trương ương là giảm phát. Họ mong đến mỏi con mắt đề thấy lạm phát quay trở lại.

Khi người nhà bệnh nhân hỏi các bác sĩ Fed: “Tai sao bệnh nhân chưa hồi phục (kinh tế thế giới phục hồi chậm và lạm phát thấp)”? Vị bác sĩ trả lời: “CHÚNG TÔI KHÔNG BIẾT. ĐÓ LÀ MỘT BÍ ẨN”.

Chắc hẳn bạn sẽ muốn nổi giận với câu trả lời này. Ngày hôm trước họ còn tuyên bố hùng hồn sử dụng phác đồ điều trị này là đúng đắn để cứu bệnh nhân nhưng giờ đây họ lại nói rằng, họ không biết và không hiểu về tác động của cách thức chữa trị. 

Nếu là một nhà đầu tư hiểu biết và thận trọng, bạn phải giải đáp câu trả lời mà FED cho là bí ẩn. Tại sao lạm phát lại biến mất?

Harry Dent, tác giả cuốn sách “THƯƠNG VỤ ĐỂ ĐỜI: CÚ ĐỖ VỠ SIÊU BONG BÓNG 2017-2019 SẼ GIÚP BẠN LÀM GIÀU NHƯ THẾ NÀO? (mua tại đây)” cho chúng ta lời giải đáp. Đó là vì NHÂN KHẢU HỌC TRÊN TOÀN CẦU ĐANG SUY YẾU, ở cả Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Không phải chính sách tiền tệ, thế hệ Baby Boomer mới là chìa khóa của lạm phát và giảm phát.

Từ thời sinh viên, chúng tôi luôn được thấm nhầm tư tưởng và triết lý của các chàng trai Chicago, với lãnh tụ vĩ đại của họ là Milton Friedman, một học giả trọng tiền. Ông nói: “Lạm phát bất cứ ở đâu và khi nào, cũng là hiện tượng của tiền tệ”. Do đó, chúng tôi cứ đinh ninh rằng, việc in tiền luôn dẫn đến lạm phát cao.

Nhưng Harry Dent, một học giả dựa trên quan điểm chu kỳ và nhân khẩu học lại cho rằng: “Không phải chính sách tiền tệ mà chính con người mới là yếu tố tạo ra lạm phát.“. Theo quan diểm chi tiêu nhân khẩu học, hoạt động chi tiêu của người tiêu dùng là một hành động có thể dự đoán được và tuân theo một mẫu hình. Theo đó, người trẻ là tác nhân gây ra lạm phát trong khi người già là nguyên nhân gây ra giảm phát.

Hình dưới là biểu đồ hành vi chi tiêu của con người được thống kê bởi Harry Dent với dữ liệu được thu thập tai Hoa Kỳ cho thế hệ Baby Boomer (có cũng đúng với nhiều quốc gia phát triển khác). Theo đó, người trẻ trong thế hệ Baby Boomer (những người sinh từ năm 1934-1961) bắt đầu trở thành người tiêu dùng mạnh mẽ khi họ ở độ tuổi 26. Đó là thời điểm chúng ta lập gia đình và dẫn đến nhu cầu thuê căn hộ chung cư tăng cao  (giá thuê căn hộ chung cư đạt đỉnh.)

1-2 năm sau khi kết hôn, chúng ta bắt đầu sinh em bé. Căn hộ chung cư nhỏ bắt đầu chật chội và do đó, bố mẹ phải cố gắng mua một ngôi nhà nhỏ đầu tiên trong đời ở vào độ tuổi 31. Sau đó là những ngày chi tiêu không biết mệt mỏi cho việc chăm sóc em bé. Các chi phí chăm sóc trẻ em thực sự đã trở thành bong bóng trong những năm gần đây. 

Vào độ tuổi 41, con cái của chúng ta bước vào tuổi teen nổi loạn, chưa kể chúng ta có từ 2-3 đứa con, nhu cầu một ngôi nhà lớn hơn là cấp thiết. Ở độ tuổi 41, bố mẹ phải ráng kiếm tiền để mua ngôi nhà lớn hơn. Khi có nhà, chúng ta lại tiếp tục cày ải để mua sắm các vật dụng đồ đạc gia đình (như bàn ghế, ti vi, tủ lạnh). Và chúng ta đạt đỉnh chi tiêu đồ đạc gia đình ở độ tuổi 46, cũng là đỉnh của chi tiêu trong cuộc đời mỗi người.

Vâng nhìn lại suốt 40 năm qua, cuộc đời tuổi trẻ của chúng ta chìm tronng vòng xoáy của tiền bạc. Nổ lực kiếm tiền để đáp ứng các chi tiêu của bản thân và gia đình. Tuổi trẻ do đó là tác nhân của lạm phát. Chúng ta mua mọi thứ.

Ở độ tuổi 51, con cái của chúng ta lại đến tuổi đi học đai học. Lúc này, các ông bố bà mẹ lại bóp miệng ăn của mình, dè sẻn chi tiêu để giành tiền cho lũ con vào đại học. Ai cũng tin rằng, chỉ có tấm bằng đại học mới là sự đảm bảo cho tương lai của con cái. Thế là chúng ta có bong bóng giáo dục đại học.

Sau khi hoàn thành xong trách nhiệm và nghĩa vụ với con cái, chúng ta bắt đầu nghĩ tới bản thân mình. Với cơ thể ngày một già yếu, chúng ta dè sẻn chi tiêu, tăng tiết kiệm. Do đó, người già là tác nhân của giảm phát.

Ở tuổi 60, sau nhiều năm tháng vất vả vì con cái, cơ thể chúng ta già yếu. Lúc này là nhu cầu tăng cao của thuốc men và bệnh viên. Những người giàu có thì lại có nhu cầu về nhà nghỉ dưỡng, và với ai nghèo hơn thì đành phải sống trong viện dưỡng lão (mặc dù chúng ta đã khổ sở cả đời để đem lại cuộc sống ấm no cho lũ trẽ. Nhưng thực tế là khi về già, chúng ta lại sống trong nỗi cơ đơn của viện dưỡng lão). 

Ở tuổi 70, giới siêu giàu sẽ thích mua sắm dù thuyền. Các ông bố bà mẹ thượng lưu đã chán ngán các quán bar, và chỉ muốn yên tĩnh một mình trên biển. 

Ở độ tuổi 77 và 84, mọi của cải tích góp một đời chỉ dùng nhiều nhất cho hai thứ: thuốc, vitamin và cô y tá chăm sóc người già. Hết.

Các hành vi tiêu dùng có thể dự đoán được từ khi con người sinh ra và chết đi

Đây là một mẫu hình hành vi có thể dự đoán và tôi tin rằng, bất cứ ai xem biểu đồ này và chiêm nghiệm nó, sẽ nhân thấy sự đúng đắn của nó. Đơn giản vì nó là quy luật chi tiêu của con người. 

Dựa trên biểu đồ hành vi chi tiêu có thể dự đoán này, Harry Dent lập luận sự bong bóng và bùng nổ từ những năm 1980 đến 2008 là do thời kỳ vàng trong làn sóng chi tiêu của thế hệ Baby Boomer. Ông gọi đây là Sóng Chi Tiêu Thế Hệ. Theo đó, Dent sử dụng chỉ số Sinh (lúc con người 0 tuổi), tịnh tiến 46 năm là chúng ta biết được đỉnh chi tiêu của thế hệ Baby boomer nằm ở đâu. Chúng ta thấy rằng giai đoạn 1983-2008 là thời kỳ vàng trong chi tiêu của thế hệ Baby Boomer vì lúc này họ đang ở độ 2x-4x tuổi. 

Theo biểu đồ này, chúng ta thấy thế hệ Baby Boomer bắt đầu bước qua tuổi 46 vào năm 2008, và mẫu hình chi tiêu đưa ra dự đoán họ phải cắt giảm chi tiêu. Vâng, đó là lý do tại sao FED và các ngân hàng trung ương đã bơm ra hàng chục nghìn tỷ USD mà người dân vẫn không chịu chi tiêu.

Biểu đồ chỉ số sinh được tịnh tiến 46 năm để dự báo đỉnh chi tiêu vào năm 2008

Đây không phải là chuyện xảy ra lần đầu. Năm 1989, Harry Dent đã dự báo chính xác thập kỷ mất mát đối với Nhật Bản chi cho rằng đỉnh Chi Tiêu của Người Dân Nhật là vào năm 1991 (khi họ ở độ tuổi 46).

Việc QE mất tác dụng trong việc tạo ra lạm phát cũng không phải là chuyện mới xảy ra lần đầu. Vâng, Nhật Bản đã kích hoạt QE từ năm 1997 nhưng cho đến nay, lạm phát vẫn biệt tăm. Lý do là vì người Nhật rất ít đẻ. Thật buồn cười, Nhật Bản là đất nước của dòng phim 18+ nổi tiếng và là cường quốc của dòng phim này nhưng giới trẻ rất lười đẻ.

Và giờ đây, khi bước qua tuổi xế chiều, người Nhật Bản có muốn đẻ cũng không thể nào đẻ kịp. Harry Dent đưa ra nhận định: “Thật đáng buồn, nhưng Nhật Bản đang chết dần” vì số người già nhiều hơn số người trẻ. Điều tai hại là ngày nay, một chuyện đáng buồn hơn là giới trẻ Nhật Bản lại lười quan hệ tình dục. Đối với các nhà kinh tế nhân khẩu học như Harry Dent, quan hệ tình dục và sinh đẻ là câu chuyện của tăng trưởng kinh tế, chứ không phải là vấn đề của tâm sinh lý.

Và đây cũng là câu chuyện ở Mỹ. Dường như hội chứng độc thân và ngại quan hệ tình dục đã trở thành căn bệnh lây lan ở các nước phát triển.

Mỹ lo lắng vì người dân chán tình dục: Kết quả công trình nghiên cứu này cho thấy, từ năm 2010, số lượt sinh hoạt tình dục của người Mỹ giảm trung bình 9 lần mỗi năm. Tình trạng này ngày càng trở nên kém khả quan hơn, khi mà cứ thêm một năm trôi qua, số lượng “làm chuyện ấy” của người dân xứ sở cờ hoa lại càng giảm đi. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng, có tới 70% nam giới và 60% nữ giới Mỹ (trong độ tuổi kết hôn) hiện chưa lập gia đình, nhưng không hẹn hò yêu đương với người khác giới và cũng không sinh hoạt tình dục. Nhất là giới trẻ Mỹ, họ ngày càng ngại và chán ngán “chuyện ấy”. Jean M. Twenge – giáo sư Tâm lý học tại Đại học bang San Diego (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về quan hệ tình dục tại đất nước này và công bố trên Tạp chí Archives of Sexual Behavior rằng, thế hệ 9x Mỹ ngày càng lười “yêu”.

Đây cũng là câu chuyện đáng buồn xảy ra ở Trung Quốc, quốc gia thực hiện chính sách 1 con. Giờ đây, Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách này khi cho phép nhiều ông bố bà mẹ sinh con thứ hai. Nhưng tất cả đã quá muộn, Harry Dent dự báo Trung Quốc là quốc gia mới nổi sớm rơi vào già hóa trong thời gian tới.

Vì Mỹ là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu nên sự già hóa là một hiện tượng có thể dẫn tới giảm phát của quốc gia này và ảnh hưởng đến toàn cầu. Xu hướng giảm phát sẽ tồn tại cho đến năm 2023 vì đây mới là thời điểm thế hệ Y sẽ bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động.

Hiện tượng già hóa và chỉ số sinh thấp đang ảnh hưởng đến tăng trưởng lực lượng lao động và từ đó khiến giảm phát đang trở thành mối đe dọa. 

Tăng trưởng nhân lực giảm từ mức đỉnh cao 4% vào cuối những năm 1970 xuống còn 3% vào cuối những năm 1980 và còn 2% vào cuối những năm 1990. Hiện nay, mức tăng trưởng chỉ còn quanh mức 1% và sẽ xuống 0% vào năm 2020-2023… bất chấp các gói kích thích khổng lồ.

Chúng ta đang tương đồng với kịch bản giảm phát 1929 như thế nào? Góc nhìn từ liên thị trường tài chính

Sự tương đồng trên thị trường bất động sản:

Thị trường bất động sản thiết lập đỉnh trước 4 năm so với đỉnh thị trường chứng khoán 1929.

Hiện nay, đỉnh đầu tiên là ở thị trường bất động sản vào năm 2006, tức cách đây 11 năm. Mặc dù có một số chỉ báo trên thị trường bất động sản vượt đỉnh năm 2006 nhưng sự phục hồi nói chung là rất yếu ớt. Sau khi điều chỉnh lạm phát, giá nhà hiện nay vẫn còn thấp hơn 16% so với đỉnh 2006.

Sự tương đồng trên thị trường hàng hóa

Diễn biến trên thị trường hàng hóa hiện nay là rất giống với những gì xảy ra trước đỉnh thị trường chứng khoán 1929, khi đang có đỉnh thấp hơn nhiều so với đỉnh cao nhất mọi thời đại. Ngoại trừ, việc chỉ số hàng hóa Thomson Reuters/CoreCommodity CRB hiện nay đã thấp hơn cả đáy năm 2008. Vào năm 1929, thị trường hàng hóa vẫn chưa kịp phá đáy thấp cho đến khi thị trường con gấu bắt đầu xuất hiện trên thị trường chứng khoán.

Bong bóng trên thị trường trái phiếu lợi suất cao bắt đầu vỡ là lời cảnh báo cho thị trường cổ phiếu.

Cuối cùng, đến lượt thị trường trái phiếu lợi suất cao hiện nay đã đạt đỉnh vào tháng 7.2016. Khi so sánh với Đại Khủng Hoảng, thị trường trái phiếu lợi suất cao đạt đỉnh 18 tháng trước đỉnh thị trường chứng khoán.

Vì vậy, bức tranh liên thị trường tài chính hiện nay rất giống với kịch bản giảm phát từng diễn ra vào Đại Khủng Hoảng. Thị trường cổ phiếu đang được kỳ vọng sẽ là mảnh ghép cuối cùng (tạo lập đỉnh) trong bức tranh giảm phát.

Bài học từ John Law, ông tổ nghề thổi bong bóng cổ phiếu!

Tiến sĩ kinh tế Harvard -Harry Dent: “Thị trường chứng khoán Mỹ giống như một cô gái, lên đỉnh 3 lần, đạt cực khoái và cuối cùng sụp đổ”

 

Trả lời