Đường kháng cự là công cụ đơn giản và hiệu quả trong phân tích kỹ thuật. Hình dưới cho thấy một đường hỗ trợ vào năm 2011 đang biến thành đường kháng cự ra sao sau khi bị phá vỡ vào năm 2014. Liên tục nhiều lần vào tháng 5.2015, đầu năm 2017, giá dầu đã thất bại khi chạm vào đường kháng cự này. Hiện tại giá dầu đang kiểm tra lại đường kháng cự này. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu để giá dầu có thể bứt phá qua mức kháng cự này.
Theo Alexander Elder, tác giả cuốn sách nổi tiếng “The New Trading For A Living- Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống (đặt mua tại đây)”, điểm hỗ trợ biến thành kháng cự là rất hữu nghiệm trong giao dịch vì đó là nơi hội tụ của “trí nhớ, nổi đau và sự hối tiếc”.
Trader sẽ nhớ ra vùng 1.3460-70 liên tục nhiều lần tạo thành điểm hỗ trợ cho GBP/USD. Khi mức hỗ trợ này bị thủng, bên mua sẽ cảm thấy “đau đớn”, họ ước rằng nếu như thị trường hồi phục đến điểm hỗ trơ này họ sẽ bán. Trong khi đó, bên bán “hối tiếc” vì chưa kịp bán hoặc bán với số lượng ít, nên họ sẽ tận dụng điểm hỗ trợ bị thủng này là điểm để tham gia trở lại vị thế bản. Khi cả bên mua và bên bán đều muốn bán, thị trường sẽ giảm tại điểm hỗ trợ bị phá thủng.
Trích từ cuốn sách:
Trí nhớ, nỗi đau và hối tiếc
Trí nhớ của chúng ta về các lần đảo chiều trước thúc đẩy chúng ta mua và bán tại các mức giá nhất định. Mua và bán theo đám đông tạo nên các mức hỗ trợ và kháng cự. Mức hỗ trợ và kháng cự tồn tại vì mọi người đều có trí nhớ.
Nếu các nhà giao dịch nhớ mức giá gần đây đã giúp chặn đà giảm và đảo chiều tăng giá, họ chắc chắn sẽ muốn mua khi giá lại tiếp tục chạm mức giá này một lần nữa.
Mức hỗ trợ và kháng cự tồn tại vì phần lớn các nhà giao dịch cảm thấy tổn thương và hối tiếc. Các nhà giao dịch nắm giữ các vị thế thua lỗ cảm thấy bị tổn thương mạnh. Những người thua lỗ đã xác định sẽ thoát ra khỏi thị trường càng sớm càng tốt để chờ đợi cơ hội khác. Các nhà giao dịch bỏ lỡ cơ hội mua hoặc bán khống cảm thấy tiếc nuối và cũng chờ đợi thị trường cho họ cơ hội lần thứ hai. Cảm giác tổn thương và tiếc nuối chỉ ở mức bình thường khi thị trường có dao động giá tương đối nhỏ trong khung giá và người thua lỗ không cảm thấy quá đau đớn. Việc giá phá vỡ ra khỏi các khung giá này tạo nên sự tổn thương và tiếc nuối với cường độ mạnh hơn.
Khi thị trường đi ngang trong một khoảng thời gian, các nhà giao dịch thường mua gần mép dưới của khung giá và bán ở mép trên của khung giá. Khi xu hướng tăng bắt đầu, bên bán sẽ chịu cảm giác tổn thương mạnh. Cùng lúc đó, bên mua cảm thấy rất hối tiếc vì họ đã không mua nhiều hơn. Cả hai đã xác định sẽ mua nếu thị trường giảm đến mức giá phá vỡ và tạo ra cơ hội thứ hai để đóng lệnh bán khống hoặc bổ sung thêm vị thế mua. Nỗi đau của bên bán và sự hối tiếc của người mua sẽ thúc giục họ mua vào tại mức giá đó, tạo nên mức hỗ trợ trong các lần điều chỉnh trong xu hướng tăng.
Khi giá phá vỡ hướng xuống khung giá, bên mua sẽ cảm thấy bị tổn thương: họ cảm thấy mình bị sập bẫy và chờ đợi giá hồi phục đến mức hòa vốn để thoát khỏi thị trường. Mặt khác, bên bán cảm thấy tiếc nuối vì họ đã khống bán nhiều hơn: họ chờ đợi giá hồi phục đến mức giá phá vỡ lần thứ hai để bán khống. Nỗi đau của người mua và sự hối tiếc của bên bán tạo nên mức giá kháng cự- là mức trần ở trong xu hướng giá xuống. Sức mạnh của mức hỗ trợ và kháng cự tùy thuộc vào cường độ cảm giác của đám đông các nhà giao dịch.
Hãy quên giấc mơ 60 USD, giá dầu có thể về 10 USD/thùng trong 3 năm tới!!!