Nhiều trader mới vào thị trường nghĩ rằng, cần phải có nhiều công cụ giao dịch mới để kiếm lợi nhuận bền vững từ thị trường.
Nhưng sự thật là..
Điều đó chưa bao giờ xảy ra. Các trader chuyên nghiệp không kiếm tiền bằng những công cụ giao dịch mới.
Hãy thử tưởng tượng một tình huống lưỡng nan về sự xung đột của các chỉ báo.
- Giá trên đường MA 20 nhưng RSI đang thể hiện thị trường ở tình trạng mua quá mức.
- Cùng lúc đó, ADX chỉ mới ở 25 cho thấy thị trường chưa có xu hướng..
Bạn sẽ làm gì?
Chỉ báo Bollinger Band sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Các bạn có thể xem video sau hoặc xem bài viết dưới đây.
Bollinger Band là gì và nó hoạt đông như thế nào?
Bollinger Band là một chỉ báo do John Bollinger tạo ra và gồm ba đường.
- đường trên hay dãi băng trên (upper Band).Là +2 độ lệch chuẩn so với dãi băng trung tâm.
- đường dưới hay dãi băng dưới (lower Band). là -2 độ lệch chuẩn so với dãi băng trung tâm.
- Dãi băng trung tâm (middle band) chính là đường trung bình di động 20 giai đoạn.
Thế khái niệm độ lệch chuẩn là gì? Đó là một khái niệm thống kê đo lường từng mức giá đang cách bao xa so với mức trung bình. Máy tính hoàn toàn dễ dàng tính được độ lệch chuẩn.
Có hai lợi ích của Bollinger Band:
- Xác định các vùng mua quá mức/bán quá mức tiềm năng.
- Xác định độ biến động của thị trường.
Sau đây là hình ảnh về hoạt động của Bollinger đối với USD/JPY
Khi thị trường không có xu hướng hoặc giao dịch trong kênh giá, Bollinger Band chỉ ra các khu vực “đắt (expensive)” tương ứng với vùng mua quá mức và khu vực “rẻ (cheap)” tương ứng với vùng bán quá mức.
Nhưng đừng mắc SAI LẦM khi giao dịch theo Bollinger Band.
Bạn không thể luôn giao dịch ngay lập tức khi nhìn thấy các khu vực đắt và rẻ như đồ thị trên. Nhắc lại, nó chỉ hoạt đông khi thị trường không có xu hướng.
Khi thị trường có xu hướng, giá có khuynh hướng bám chặt vào các dãi băng trên và dưới. Nói cách khác, các khu vực đắt và rẻ sẽ được duy trì trong thời gian dài.
Ví dụ sau cho thấy EUR/USD “đắt” trong nhiều tháng trời. Thật mù quáng khi bạn bán khống vì nghĩ nó đắt do chạm dãi băng trên.
Cách mua đáy, bán đỉnh theo xu hướng.
Nếu như giá đang ở trong thị trường có xu hướng, hãy quan sát các dấu hiệu sau:
- Tìm kiếm điểm mua ở dãi băng dưới trong một xu hướng giá tăng.
- Tại dãi băng dưới, bạn nhiền thấy các mẫu hình nến đảo chiều.
- Tại dải băng dưới trùng với mức hỗ trợ nào đó.
- Có tỷ lệ FIbonacci nào đó xuất hiện.
- Có đường xu hướng xuất hiện.
Suy luận ngược lại cho xu hướng giảm.
Sau đây là ví dụ về EUR/USD:
Giá đang nằm trong xu hướng tăng được định nghĩa bởi đường MA 200 ngày đang dốc lên. Dãi băng dưới của Bollinger Band trung với khu vực hỗ trợ tại 1.21747 và mẫu hình nến đảo chiều Bullish Engulfing.
Cách sử dụng Bollinger Band để “đoán trước” khi nào thị trường chuẩn bị breakout (điểm phá vỡ).
Hãy nhớ, sau giai đoạn độ biến động thấp được đặc trưng bởi dãi băng Bollinger Band thu hẹp (hay còn gọi là squeeze (nén)), là điểm phá vỡ để hình thành xu hướng.
Hướng phá vỡ tùy thuộc vào giá bám vào dãi băng trên hay dãi băng dưới.
Các cơ hội vào lệnh khi thị trường có xu hướng
Dãi băng trung tâm mang tới cơ hội để giao dịch theo xu hướng. Trong thị trường có xu hướng mạnh, giá thường kéo ngược về đường MA20 (hay dãi băng trung tâm) và bật trở lại theo xu hướng chính. Sau đây chính là ví dụ
Kết hợp Bollinger Band và MACD để bắt xu hướng
- Chờ cho dãi băng Bollinger Band thu hẹp lại hoặc nếu không hẹp, giá nên chạm dãi băng dưới trước khi bật tăng và chạm dãi băng trên.
- Mua tại thời điểm giá xuyên qua dãi băng trên cùng với MACD Histogram cắt lên hoặc nằm trên đường 0. Tuy nhiên, đó là lúc MACD Histogram nên nằm dưới cả hai đường MACD và đường tín hiệu.
- Đặt Stoploss tại 5-10 pip so với dãi băng giữa của Bollinger Band.
- Chốt lãi tại mức kháng cự đầu tiên, hoặc xem phần dưới về cách thoát hàng bằng phối hợp Bollinger Band với RSI.
Thực hành toàn bộ các phương pháp trên qua ví dụ HBC
- Từ tháng 10.2016-12.2016, HBC thu hẹp độ biến động khi dãi băng bollinger nén lại (squeeze).
- Tháng 12.2016. Giá có cú đạp cuối, chạm dãi băng dưới.
- Đầu tháng 1.2017, giá vượt qua kháng cự và chạm vào giải băng trên. MACD Histogram >0. Mua vào ở đây. Stoploss có thể nằm dưới đường MA20.
- Tháng 2.2017, giá pullback, kéo ngược về MA20. Cơ hội mua tiếp khi giá bật lên.
- Tháng 4.2017. Giá có phân kỳ âm vứi RSI. Sau khi giá cắt xuống đường MA20 và MACD Histogram dưới 0, đó là vùng take profit.
Thoát hàng tại đỉnh và đáy bằng cách phối hợp Bollinger Band và RSI
Bạn nhìn thấy 2 điều sau:
- Phân kỳ âm tại đỉnh và phân kỳ dương tại đáy của RSI.
- Tại dãi băng trên, bạn thấy có phân kỳ âm của RSI và tại dãi băng dưới bạn thấy phân kỳ dương của RSI
Ví dụ về AUD/JPY
Bạn cũng có thể sử dụng ngay chính MACD để biết thị trường có lập đỉnh hay không. Thông thường nó có hai giai đoạn
- Có phân kỳ âm giữa giá và MACD Histogram.
- Giá cắt xuống dưới đường giữa bollinger Band và MACD Histogram cắt xuống dưới đường 0.
- Bạn sẽ nhìn thầy không có phiên tăng giá nào cắt lên trên đường giữa của Bollinger Band nữa.
Ví du ở cổ phiếu HBC. Vào tháng 10.2017, giá và MACD Histogram có phân kỳ âm. Sau đó, mặc dù giá thiết lập đỉnh cao mới và chạm dãi băng trên sau đó cắt xuống dãi băng trung tâm, tiếp theo cắt xuống luôn dãi băng dưới, phá vỡ đáy cũ. Đó là lúc MACD Histogrm cắt xuống 0.
Điều tương tự cũng xảy ra vào tháng 4.2018.