- Siêu cổ phiếu thực sự rất ít. William O’neil đã nói từ thực tế của mình rằng, cứ 10 cổ phiếu ông mua, may ra chỉ có 1 hoặc 2 là siêu cổ phiếu thực sự. Siêu cổ phiếu được định nghĩa là những cổ phiếu nhân hai, nhân ba hoặc nhiều hơn giá trị của nó. Hiện nay, nhiều broker có trào lưu để lại một dấu chấm để nhận về một siêu cổ phiếu. Siêu cổ phiếu ở đâu ra mà lắm thế!
2. Jesse Livermore đã từng nói: “Cách duy nhất để có được bài học thực sự trên thị trường là đầu tư bằng tiền thực, ghi chép chúng và học hỏi từ những sai lầm.” Vâng, đó chính là điều William O’Neil học được từ các bậc tiền nhân. Ông để lại cho hậu thế cách học hỏi đúng đắn nhất. Hãy ghi tất cả những sai lầm của bạn lên đồ thị. Điều này giúp bạn có cái nhìn trực quan về sai lầm của mình. Sau đó, tìm hiểu xem điều gì đã khiến bạn mắc phải sai lầm. Rút ra các quy tắc mới để sửa chữa nó.
3. Không phải giá trị của cổ phiếu mà chính các nhà đầu tư lớn mới giúp cổ phiếu tăng giá. Theo nghiên cứu của O’Neil và một số fund khác, 40% nguyên nhân khiến cho cổ phiếu tăng giá đến từ thị trường chung, 30% là do sóng ngành, và 30% còn lại là do giá trị nội tại của cổ phiếu. Do đó, một cổ phiếu dù tốt, nhưng bản thân nó cũng không thể tăng giá. Nó cần phải chờ thủy triều mới lên được. Do đó, mấu chốt của đầu tư CANSLIM hay đầu tư tăng trưởng là phải XÁC ĐỊNH ĐƯỢC XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHUNG.
4. “Cắt lỗ nhanh và để lãi chạy” là câu nói sấm truyền và luôn luôn đúng trên phố Wall. O’neil thấu hiểu chân lý này và khuyên các nhà đầu tư không nên làm ngược lại. Hy vọng chẳng có chỗ để tồn tại trên thị trường tài chính. Tốt hơn hết là cắt lỗ sớm khi nó vẫn đang còn nhỏ, hơn là ngồi chờ và hy vọng giá tăng trở lại.
5. Quy tắc bán cũng quan trọng không kém gì quy tắc mua. Rất nhiều nhà đầu tư mắc phải sai lầm quá chú trọng đến việc mua cổ phiếu mà quên đi làm thế nào để bán (cắt lỗ và chốt lãi). Trong cuốn sách “Làm Giàu Từ Chứng Khoán”, William O’Neil đã dành ra riêng Chương 11 để hướng dẫn nhà đầu tư cách bán chốt lãi cổ phiếu.