Lời khuyên của O’Neil để nắm chặt siêu cổ phiếu: “Ngồi im và…suy nghĩ ít lại”

ĐỪNG CHỐT LÃI SỚM- HÃY ĐỂ LÃI CHẠY

Triết lý của O’Neil về cơ bản là một hệ thống theo sau xu hướng, nghĩa là bạn muốn sở hữu cổ phiếu khi xu hướng giá đi đúng theo dự đoán, và tất nhiên, bạn sẽ muốn “bám theo xu hướng” lâu nhất có thể. Đối với O’Neil, mua được siêu cổ phiếu chỉ mới một nửa vấn đề, vì mấu chốt là phải có được khoản lãi lớn nhất từ sóng tăng giá, nghĩa là cách bạn nắm giữ cổ phiếu một khi đã mua được nó. Giống như Livermore đã nói, ông được ví như là người có thể “ngồi yên và ôm chặt cổ phiếu khi đúng”. Vì thế, khả năng bạn ôm chặt siêu cổ phiếu trong một xu hướng tăng mới đem lại những khoản tiền lớn trên thị trường chứng khoán. Đây chính là điều mà Livermore ngầm nói đến khi phát biểu: “Cho tới khi hành động giá cổ phiếu còn diễn ra đúng đắn, và thị trường chung vẫn đang ở trong xu hướng tăng, đừng vội vàng chốt lãi” (Giao Dịch Chứng Khoán Như Thế Nào, Tạp Chí Trader Press, năm 1991, trang số 21). Bạn không thể kiếm được các khoản tiền khếch sù nếu như không cho các siêu cổ phiếu thời gian và không gian để kiếm về cho bạn những khoản lợi nhuận lớn.

O’Neil đã đề nghị “hãy cắt lỗ nhanh và chốt lãi chậm” vì “mục tiêu của bạn không phải là đúng mọi lúc mà là kiếm được nhiều tiền nhất khi đúng” (Làm Giàu Từ Chứng Khoán, phiên bản số 4 (McGraw-Hill, năm 1995), trang 247-272). Giao dịch để kiếm được những khoản lãi nhanh chóng buộc bạn phải luôn tư duy liên tục để tìm kiếm giao dịch tiếp theo. Đây thực sự là một cách quá bận rộn để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, và nó không hoàn toàn trùng khớp với ý tưởng đầu tư theo phong cách O’Neil. Theo kinh nghiệm của tôi, không có cách nào dễ dàng hơn để kiếm những số tiền lớn là đặt cược vào các siêu cổ phiếu, vì tất cả việc bạn phải làm là ngồi yên và suy nghĩ ít lại. Khi cổ phiếu củ bạn đang trong xu hướng tăng giá rất đẹp và bạn đã giải ngân hết toàn bộ tiền, thì đứng từ góc độ thực hành, bạn chẳng có việc gì để làm gì cả. Bạn đơn giản là ngồi im xem cổ phiếu tăng giá. Đây là điều mà chúng tôi gọi là “vùng thăng hoa (being in the zone)[1], một trạng thái tinh thần được Livermore nhận xét là “Không bao giờ nghĩ rằng mình có thể kiếm được số tiền lớn. Đơn giản chỉ bằng cách ngồi im”. (Edwin Lefevre, Hồi Ký Về Một Thiên Tài Chứng Khoán, Nhà xuất bản John Wiley& Son, năm 1994, trang 68).

Richard Wyckoff có một quan điểm rất độc đáo về việc cắt lỗ nhanh và để lãi chạy được viết trong cuốn sách Stock Market Technique Number 1 là “Có phải bạn đang ngày càng nghèo đi? Có phải bạn đang than phiền về việc chỉ kiếm được khoản lãi nhỏ nhoi (2 điểm) trong khi lại để cho khoản lỗ phình to. Tại sao bạn không đảo ngược quy trình này? Giới hạn rủi ro chỉ trong 1 hoặc 2 hoặc 3 điểm trong khi để cho khoản lãi chạy” (năm 1933, trang 52).

Không có mô tả ảnh.

[1] Chú thích của ND: “Vùng thăng hoa” là một cảm giác ngọt ngào, đắm chìm và kỳ diệu. Thời gian gần như tan biến. Âm thanh gần như biến mất. Hiện tượng này được các vận động viên, các nhà sáng tạo và tâm lý đề cập đến. Đó giống như giai đoạn họ “lên đồng”, trở nên năng suất nhất, sáng tạo nhất, mạnh mẽ nhất.

Trả lời