Theo William O’Neil, Nhật Báo IBD…chúng ta biết rằng mấu chốt để tạo ra một điểm phá vỡ nền giá thuyết phục chính là khối lượng. Tại điểm phá vỡ, khối lượng phải tăng đột biến. Càng cao, càng tốt. Mức 40% được xem như là tối thiểu.
Nhưng thực tế thì có một chút vấn đề. Theo Nhật Báo IBD, đối với các cong ty lớn và siêu lớn, ví dụ ngay cả Apple, để khối lượng tăng đột biến 40%-50% so với bình quân thanh khoản 50 phiên vào ngày xảy ra điểm phá vỡ là cả một vấn đề rất lớn. Trong chiều hướng ngược lại, các công ty có tính cô đặc cao, thanh khoản vốn dĩ đã thấp, rất khó để kiếm được sự đột biến khối lượng tại điểm phá vỡ.
Nhật Báo IBD giải thích rằng, điều này có thể có thể do cơ chế công bố thông tin ở các mã cổ phiếu lớn. Nhà đầu tư lớn cần thời gian để xác nhận thêm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, một điểm phá vỡ có thể xảy ra trước thời điểm công bố báo cáo tài chính quý. Các nhà đầu tư sẽ thận trọng chờ cho đến khi có báo cáo tài chính quý để có góc nhìn rõ ràng hơn mới quyết định đổ tiền vào thêm. Thậm chí, theo quan điểm cá nhân tôi, có thể họ còn chờ đơi sự bùng nổ của toàn bộ thị trường chung để tham gia vào.
Trading Tip: Đừng e ngại các điểm phá vỡ với khối lượng thấp nếu bạn nhìn thấy nền giá tốt và các yếu tố cơ bản tốt. Có thể khối lượng lớn sẽ đến muộn. Bạn hãy chờ đợi.
Ví dụ Apple vào tháng 1 năm 2017
Vào ngày 6.1.2017, Apple có điểm phá vỡ vượt lên trên điểm pivot 118.12 của mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm hình thành trong 12 tuần. Trong hai ngày quanh điểm phá vỡ, khối lượng gần như không đổi và chỉ tăng cao hơn 7% so với mức thanh khoản bình quân.
Mãi đến ngày 1 tháng 2, tức 1 tháng sau, khối lượng lớn mới đổ vào, với mức tăng 273% so với thanh khoản bình quân, nhờ thông tin lợi nhuận lớn.
Apple cuối cùng đã tăng tới 97% từ điểm phá vỡ 117.12 lên tới đỉnh 233 vào tháng 10 năm đó.
Trường hợp của Nvidia vào tháng 3/2016
Khi Nvidia (NVDA) có điểm phá vỡ từ mẫu hình chiếc cốc-tay cầm tại mức giá 33.16 vào ngày 16/3/2016, khối lượng thấp hơn 6% dưới mức thanh khoản bình quân.
Nhưng 2 ngày sau, khối lượng bất ngờ tăng vọt lên hơn 40% so với thanh khoản bình quân khi giá tăng 3%.
Nhưng 9 tuần sau đó mới thực sự ấn tượng. Sau khi hãng chip thông báo tốc độ tăng trưởng doanh số và EPS tăng đột biến, giá cổ phiếu Nvidia tăng 15% lên 40.98 với khối lượng gấp 5 lần thanh khoản bình quân.
Lời nhắc: Thực sự tiêu chí khối lượng tại điểm phá vỡ nên tăng tối thiểu 40% so với thanh khoản bình quân 50 phiên chỉ làm gia tăng khả năng khả năng chiến thắng của bạn. Nhưng đó không phải la quy tắc cứng nhắc. Một số cổ phiếu siêu lớn sẽ không dễ để gia tăng khối lượng ngay lập tức. Có thể dòng tiền lớn sẽ đến muộn. Đừng e ngại mua điểm phá vỡ với khối lượng thấp.
TRƯỜNG HỢP PPC VÀO THÁNG 1/2019
Tôi đã gặp trường hợp tương tự vào ngày 9/1/2019 ở cổ phiếu PPC. Đây là ngày chỉ số VN-Index có ngày Bùng Nổ Theo Đà. PPC có điểm phá vỡ (breakout) khỏi mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm. Tuy nhiên, điểm phá vỡ có khối lượng rất thấp, ngang với thanh khoản bình quân 50 phiên. Suốt 1 tuần sau đó, PPC đi ngang với khối lượng thấp.
Đến ngày 18/1/2019, khi dòng tiền lớn đổ vào nhiều cổ phiếu, PPC mới có phiên tăng giá với khối lượng lớn, bật dậy từ MA 20 ngày và khởi động quá trình tăng giá 75%.
TRƯỜNG HỢP VJC VÀO THÁNG 10/2019
Trong mấy ngày gần đây, tôi nhận được câu hỏi liên quan đến điểm phá vỡ của VJC, khi mã cổ phiếu này có điểm phá vỡ thoát khỏi mẫu hình Nền Giá Phẳng chồng trên Nền Giá Phẳng. Điểm phá vỡ có khối lượng rất thấp. Đừng vội vàng kết luận điểm phá vỡ này thất bại.
VJC vẫn chưa công bố báo cáo tài chính 3. Sự tăng điểm của VJC có thể đến từ việc công ty mua 17 triệu cổ phiếu quỹ và chuẩn bị cho Game bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu có thể bị dồn cục vào tay to nên không kịp bung. Có thể họ cần sự xác nhận từ báo cáo tài chính quý 3 để quyết định đổ tiền vào. Tất cả là những giả thuyết để giải thích cho khả năng điểm phá vỡ có khối lượng thấp của VJC.
Như trong trường hợp của PPC, dòng tiền lớn có thể đến muộn. Bạn hãy quan sát và chờ đợi.