Khi bạn tư duy đúng đắn về mặt toán học, người khác lại nói bạn “cà khịa”, “chảnh” và “láo”

Động vật học về bò và gấu

Truyền thông đại chúng tiêm nhiễm vào chúng ta những khái niệm như bò (phe mua) và gấu (phe bán). Nhưng chúng ta cũng nghe thấy có người nói rằng: “tôi cược bò vào John” hay “Tôi cược gấu cho gã Taleb, hắn toàn lảm nhảm nhũng diều mà tôi không thể hiểu nổi.” nhằm thể hiện niềm tin vào khả năng thành công cho một người. Thú thực, bò và gấu thường chỉ là những từ ngữ rỗng tuếch, không có bất kỳ ứng dụng nào trong thế giới của sự ngẫu nhiên- nhất là khi thế giới đó, chẳng hạn là thế giới mà chúng ta đang sống, có những kết quả bất đối xứng.

Khi còn làm việc tại văn phòng ở New York của một ngân hàng đầu tư lớn, tôi thi thoảng bị bắt tham dự “những cuộc thảo luận” hàng tuần phiền toái gồm hầu hết những người trong phòng giao dich ở New York. Thú thực, tôi chẳng hề thấy thích thú những cuộc họp kiểu này, không chỉ vì chúng lạm vào thời gian tậm gym của tôi, mà chủ yếu đây là diễn đàn của giới bán hàng (tức những người có năng lực quyến rũ khách hàng) và nhóm chuyên mua vui gọi là “nhà kinh tế học” hay “chiến lược gia” của phố Wall, những người đưa ra các tuyên bố chắc nịt về vận mệnh của thị trường, trong khi chẳng hề tham gia bất cứ hình thức đặt cược rủi ro nào, nên thành công của họ phụ thuộc vào khả năng khua môi múa mép hơn là thực tế có thể kiểm chứng. Trong cuộc họp, mỗi người phải trình bày quan điểm của mình về tình hình thế giới. Đối với tôi, đây sự ô nhiễm về tri thức. Mỗi người đều có một câu chuyện, một giả thiết, và những kiến giải mà họ muốn người khác cùng chia sẻ. Tôi rất ghét những người không vào thư viện tìm hiểu trước vấn đề lại dương dương tự đắc cho rằng mình biết điều gì đó hay ho.

Tôi phải thú nhận rằng, chiến lược tối ưu của tôi (để xoa dịu nỗi buồn chán và con dị ứng trước những phát ngôn đầy tự tin) là nói liên tục, càng nhiều càng tốt, nhưng không để lọt vào đầu bất cứ phản hồi nào của những người khác  bằng cách nhẩm tính các phương trình trong đầu. Nói nhiều sẽ giúp đầu óc tôi tư duy rõ ràng hơn, và nếu may mắn, thì biết đâu họ sẽ không “mời” tôi tham dự nữa.

Một lần, trong một cuộc họp như thế, họ yêu cầu tôi nêu quan điểm về thị trường chứng khoán. Tôi làm ra vẻ nghiêm túc rồi phát biểu khả năng cao là thị trường sẽ tăng nhẹ vào tuần tới. Cao mức nào? “Khoảng 70%”. Rõ ràng, đây là một ý kiến chắc chắn. Nhưng đột ngột có người xen vào. “Nhưng Taleb này, anh vừa mới khoe bán khống một lượng lớn hợp đồng tương lai của SP500 và đặc cược thị trường sẽ đi xuống kia mà. ĐIều gì làm anh thay đổi ý kiến vậy?”

“Tôi đâu có thay đổi ý kiến! Tôi tin chắc vào khoản cược của mình! Thực ra bây giờ tôi còn muốn bán thêm nữa”. Mọi người cười ồ lên. Những người khác trong phòng nhìn nhau bối rối. Họ hỏi: “Anh là bò hay gấu”.

Tôi trả lời rằng tôi không hiểu được thế nào là bò và gấu ngoài phạm vị động vật học thuần túy. Quan điểm của tôi là thị trường có khả năng đi lên nhiều hơn (“tôi cược cho bò”), nhưng tốt hơn hết là hãy bán khống tài sản (“tôi cược cho gấu”, bởi một lẽ, nếu thị trường đi xuống, nó sẽ xuống rất sâu. Một số nhà giao dịch trong phòng chợt hiểu ra ý tôi và bắt đầu lên tiếng phát biểu tương tự. Và quả nhiên tôi không bị ép tham gia các cuộc họp sau đó nữa.

Giả sử rằng, bạn đọc có quan điểm giống tôi cho rằng trong tuần tới, xác suất đi lên của thị trường là 70% và xác suất thịt rường đi xuống là 30%. Tuy nhiên, chúng ta hãy giả sử rằng thị trường chỉ tăng được 1% nếu lên giá nhưng lại có thể giảm 10% nếu giảm giá. Độc giả sẽ cược vào bò hay vào gấu?

Đơn giản bài toán lúc này là 70% x 1% + 30% x (-10%)= -2.3. (khi kỳ vọng âm,đồng nghĩa bạn nên bán khống)

Như vậy, bò và gấu chỉ là thuật ngữ được sử dụng bởi những người không tham gia thực hành vào sự bất định, chẳng hạn như các bình luận trên truyền hình, hoặc những người không có kinh nghiệm xử lý rủi ro. Nhưng than ôi, giới đầu tư, và các doanh nghiệp không thu nhập bằng xác suất. mà bằng đôla. Như vậy, xác suất xảy ra một sử kiện không quan trọng, điều quan trọng cần xét đến là khi nó xảy ra thì kiếm được bao nhiêu tiền. Đây chính là câu nói kinh điển của nhà đầu cơ Soros: “Đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là đúng được bao nhiêu tiền và sai thì mất bao nhiêu tiền”

Xác suất không có ý nghĩa, quan trọng là mức độ lợi nhuận. Có một thực tế rằng, ngoại trừ các nhà bình luận, ầu như không ai được trả lương xét theo xác suất đúng sai. Cái họ nhận được là lãi hoặc lỗ. Còn đối với giới bình luận, thành công của họ phù thuộc vào xác suất đúng sai.

Ngoại trừ mục đích giải trí trong những cuộc họp hời hợt trên, tôi không bao giờ nhận định về “xu hướng thị trường” trên cương vị một nhà giao dịch, và điều này khiến cho một số bạn bè và người thân của tôi bực mình. Một hôm, một người bạn của cha tôi (thuộc tầng lớp thương lưu và tự tin) gọi cho tôi nhân dịp ông tới New York. Ông khoe khoang mình đến đây bằng loại máy bay Concorde đắt tiền và không quên ca cẩm về độ tiện nghi của máy bay. Ông hỏi ý kiến của tôi về tình hình một số thị trường tài chính. Tôi hoàn toàn không biết gì, thâm chí không tìm hiểu, mà cũng chẳng quan tâm đến thị trường. Ông thì đặt ra đủ thứ câu hỏi về tình trạng của nền kinh tế, các ngân hàng trung ương châu âu. Tôi đoán ông ta hỏi tôi nhằm so sánh với ý kiến của các chuyên gia đang phụ trách giao dịch cho tài khoản của ông trong các hãng đầu tư lớn ở New York. Tôi nói thẳng ruột là mình không hay biết gì, và cũng không tỏ ra vẻ xấu hổ về điều đó. Tôi giải thích cho ông hiểu quan điểm của tôi về cấu trúc ngẫu nhiên và khả năng kiểm chứng các nhu cầu thị trường nhưng ông muốn có một nhận định rõ ràng về nhu cầu thị trường trái phiếu Châu Âu vào mùa Giáng Sinh sắp tới.

Thế là ông cho rằng tôi đang cố tình chọc tức ông và chuyện này suýt làm mối quan hệ bạn bè giữa ông và cha tôi. Ông gọi cho cha tôi phàn nàn: “Khi tôi hỏi một luật sư về một vấn đề pháp lý, anh ta sẽ đưa ra câu trả lời chính xác với thái độ lịch thiệp. Khi tôi hỏi một bác sĩ về vấn đề y tế, anh ta sẽ cho tôi ý kiến. Chưa có chuyên gia nào từng coi thường tôi cả. Ấy vậy mà thằng con trai 29 tuổi của anh dám tinh tướng kênh kiệu, không thèm trả lời xu hướng thị trường của tôi”. (Nguồn: Tham khảo Chương 5, sách “Trò Đùa Của Sự Ngẫu Nhiên”)

Kiểm soát Rủi Ro Mới Là Điều Quan Trọng Nhất

Nhà đầu tư thành công tập trung vào việc kiểm soát rủi ro. Howard Mark cho rằng: “các nhà đầu tư vĩ đại là những người chấp nhận rủi ro ít tương xứng với lợi nhuận mà họ kiếm được.”

Ý tưởng của Taleb về lịch sử thay thế nhắc nhở Howard Mark về rủi ro. Không ngạc nhiên, các kết luận của Taleb dược Howard Mark trích dẫn rất nhiều trong cuốn sách “Điều Quan Trọng Nhất” của ông.

“Thua lỗ là những gì xảy ra khi rủi ro gặp phải nghịch cảnh. Rủi ro là khả năng thua lỗ nếu mọi thứ sai. Miễn là mọi việc suôn sẻ thì thua lỗ không phát sinh. Rủi ro chỉ phát sinh thua lỗ khi các sự kiện tiêu cực xảy ra trong môi trường đầu tư. Chúng ta phải nhớ rằng, khi môi trường trở nên có có lợi, đó chỉ là một trong những có thể thành hiện thực vào ngày hôm đó hoặc nắm đó (nói cách khác, những gì đã xảy ra chỉ là một phần nhỏ của cái có thể xảy ra). Thực tế là môi trường không tiêu cực không có nghĩa là nó không thể xảy ra. Do đó, thực tế rằng môi trường không tiêu cực không có nghĩa là kiểm soát rủi ro không mong muốn, mặc dù mọi thứ hóa ra không cần phải kiểm soát rủi ro vào thời điểm đó.

Điều quan trọng ở đây là nhận ra rằng rủi ro có thể đã xảy ra ngay cả khi thua lỗ không xảy ra. Do đó, việc không bị thua lỗ không nhất thiết có nghĩa là danh mục đầu tư được xây dựng an toàn. Vì vậy, kiểm soát rủi ro có thể hiện diện trong thời điểm thuận lợi, nhưng nó không quan sát được vì nó không được thử nghiệm. Do đó, không có giải thưởng. Chỉ có một nhà quan sát có kỹ năng và tinh tế mới có thể xem xét một danh mục đầu tư trong thời diểm thuận lơi và tiên đoán danh mục đầu tư có rủi ro thấp hay không”- 

Howard trích dẫn câu nói của Taleb: “Biến động cực đoan và việc thua lỗ trên bề ngoài chỉ là không thường xuyên xảy ra. Khi thời gian trôi qua mà điều đó không xảy ra, nhiều khả năng nó sẽ không bao giờ xảy ra, đó là giải định liên quan đến rủi ro quá bảo thủ (và ngu ngốc). Do đó, họ nới lỏng quy tắc và gia tăng đòn bẩy trở nên hấp dẫn hơn. Điều này thường được thực hiện trước khi rủi ro cuối cùng xuất hiện một cách khó chịu. Thực tế thì đáng sợ hơn nhiều so với trò cò quay nga của Nga. Đầu tiên, trò cá cược cung cấp viên đạn chết người khá thường xuyên, giống như một khẩu súng lục có hàng trăm hàng ngàn buồn đạn ở trong ổ quay. Sau vài chục lần thử, người ta quên đi sự tồn tại của viên đạn dưới cảm giác an toàn giả tạo..Thứ hai, không giống như trò chơi chính xác được xác định rõ ràng như trò “Cò Quay Nga”, nơi mà những rủi ro có thể nhìn thấy với bất kỳ ai có khả năng nhân chia cho cho 6 mà trong thực tế thì người ta không quan sát được cái nòng súng..Do đó, một nhà giao dịch có thể vô tình chơi trò “Cò Quay Nga” và gọi nó bằng một cái tên khác “Rủi Ro Thấp”.

Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing (sách Happy Live)

 

Trả lời