Phần 2: MẶT TRĂNG VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG CHE KHUẤT

CÁC PHA CỦA MẶT TRĂNG

Mặt trăng và mặt trời trong chiêm tinh học được gọi là các thể sáng. Nếu như mặt trời được gọi là là người cha (và thường được dùng đại từ he), hoặc thể hiện cho cái tôi (self) thì mặt trăng là một hình ảnh ngược lại. Mặt trăng được xem như là người mẹ (thường dùng đại từ she) và là người chăm sóc cho Trái Đất. Mặt trăng phản phiếu ánh sáng của Mặt trời, giống như một tấm gương lớn. Ánh sáng của mặt trăng dịu dàng chứ không nóng bỏng như mặt trời. Điều này cũng giống như hình ảnh một người mẹ hiền từ bên cạnh một người cha uy nghiêm. Trong bầu trời mà chúng ta quan sát, mặt trăng là thực thể quan trọng thứ hai sau mặt trời.

Từ hàng ngàn năm qua, con người đã tin rằng các hành vi bị tác động bởi chu kỳ mặt trăng. Niềm tin này xuất hiện rộng rãi trong mọi cộng đồng trên thế giới. Nhiều người cho rằng, các hành vi bất thường của con người diễn ra mạnh vào thời điểm trăng tròn, làm tăng xu hướng rối loạn tâm thần, bạo lực, và cả các hành vi sai trái khác. Những niềm tin này được để lại ngay cả trong các vết tích của người Hy Lạp và Roma cổ đại, cho đến cả thời kỳ Trung Cổ và cho đến tận ngày hôm nay, mà bằng chứng chính là những truyền thuyết, câu chuyện, phong tục tập quán trong nhân gian (ví dụ như chuyện người hóa soi hay quỹ dữ xuất hiện vào thời điểm trăng tròn). Nói chung, mặt trăng và các chu kỳ của nó đã được xem như là một yếu tố quan trọng trong nhiều hoạt động của con người. Các lễ hội tôn giáo thường trùng với các pha của tháng âm lịch và một số tôn giáo như đạo Hồi, người dao thái, lịch người Trung Quốc cũng có lịch năm dựa trên các chu kỳ mặt trăng. Đến ngày nay, nhiều ngày lễ hội phổ biến giống như Phục sinh (Easter) và lễ Quá Hải (Passover lễ kỷ niệm của người do thái rời khỏi Ai Cập) cũng trùng với các chu kỳ mặt trăng. Ngày nay, có một số tài liệu về cả tâm lý học và y học nghiên cứu về tác động của mặt trăng đối với hành vi con người. Một số tài liệu nghiên cứu được tìm thấy các mối liên hệ đáng kể, ví dụ một số nghiên cứu cá nhân phát hiện ra rằng các vụ giết người, số ca nhập viện, và khủng hoảng diễn ra mạnh vào các ngày quanh ngày trăng tròn.

Trong chiêm tinh tài chính, chu kỳ của mặt trăng được tìm thấy trên các thị trường tài chính là bằng chứng. Ví dụ John Murphy (trong cuốn sách “Techinical Analysis of the Futures Markets”) đã tìm thấy chu kỳ ngắn hạn 28 ngày ngày đối với thị trường hàng hóa. Murphy đã viết: ““There is another important short-term cycle that tends to influence most commodity markets- the 28-day trading cycle. In other words, most markets have a tendency to form a trading low every 4 weeks. One possible explanation for this strong cyclic tendency throughout all commodity markets is the lunar cycle. Burton Pugh studied the 28-day cycle in the wheat market in the 1930s and concluded that the moon had some influence on market turning points. His theory was that wheat should be bought on a full moon and sold on a new moon. Pugh acknowledged, however, that the lunar effects were mild and could be overriden by the effects of longer cycles or important news events.”  

Trong bài nghiên cứu “Lunar cycle effects in stock returns” của hai tác giả Ila D. Dichiev và Troy D.Janes, Đại học Michigan Business, tháng 8.2001, họ đã kết luận: “Chúng tôi phát hiện ra các tác động của chu kỳ mặt trăng lên tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Cụ thể, tỷ suất sinh lợi trong vòng 15 ngày quanh ngày trăng non cao gấp 2 lần tỷ suất sinh lợi trong vòng 15 ngày quanh ngày trăng tròn. Mẫu hình tỷ suất sinh lợi này là phổ biến rộng khắp (khảo sát trên 25 thị trường chứng khoán phát triển nhất bao gồm nhóm G7); chúng tôi đã tìm thấy cả cho 4 chỉ số chính của TTCK Mỹ trong hơn 100 năm qua và gần như tất cả các chỉ số chứng khoán chính của 24 quốc gia trong vòng 30 năm qua. Ngược lại, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy về tác động của chu kỳ mặt trăng lên phương sai tỷ suất sinh lợi (return volatility) và khối lượng giao dịch. Nói chung, những bằng chứng này phù hợp với các niềm tin phổ biến cho rằng chu kỳ mặt trăng tác động lên hành vi con người.” Do đó, ngày nay chúng ta vẫn hay nghe các trader trên thị trường chứng khoán nói với nhau: “mua trăng non và bán trăng rằm”.

Mặt trăng có hai chu kỳ thời gian chính. Thời gian thiên văn (sidereal period) và thời gian tôn giáo (synodic period). Thời gian thiên văn khi mặt trăng hoàn tất một vòng tròn của Hoàng Đạo. Khoảng thời gian này là 27 ½ ngày. Thời gian tôn giáo (synodic period) dựa trên thời gian mà mặt trăng đi từ thời điểm trăng non này đến thời điểm trăng non khác. Chu kỳ này xấp xĩ 29 ½ ngày. Trăng non xảy ra là khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời. Tuy nhiên, phần tối của mặt trăng hướng về chúng ta do đó mặt trăng là vô hình tại thời điểm đó.

Quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất không phải là một hình tròn mà là có hình dáng ê líp. Vì thực tế này, mặt trăng tại thời điểm này gần trái đất hơn và có thời điểm khác thì lại cách xa trái đất hơn.

Khi mặt trăng gần trái đất nhất nó được gọi là “cận điểm- perigee” và khi mặt trăng là ở điểm xa nhất nó được gọi là “viễn điểm- apogee”. Hình sau minh họa điều này.

Quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất bị nghiêng với góc 5 độ so với mặt phẳng của đường hoàng đạo điều này này đã tạo nên các giao điểm được gọi là “Node”  khi mặt trăng chuyển động. Khi mặt trăng vượt qua đường hoàng đạo và đi vê phía bắc, chúng ta gọi đó là “giao điểm tăng dần- ascending node hoặc North Node ☊” và khi mặt trăng vượt qua đường hoàng đạo đi về phía nam,  chúng ta gọi đó là “giao điểm giảm dần- descending node  hoặc South Node” . Những node trên luôn luôn đối ngược nhau trên biểu đồ hoàng đạo. Trong chiêm tinh phương tây, Ascending Node còn được gọi là “mắt rồng”, thể hiện yếu tố tích cực và Descending Node gọi là “đuôi rồng”, thể hiện yếu tố tiêu cực. Trong chiêm tinh Vệ Đà của Ấn Độ, (còn chiêm tinh mà tôi đang giới thiệu các bạn là chiêm tinh Phương Tây), mắt rồng và đuôi rồng có các tên gọi lần lượt là “Rahu” và “Ketu”. Mặt dù các Node không phải là một hành tinh thực nhưng nó rất quan trọng khi nghiên cứu chiêm tinh địa tâm. Các nhà chiêm tinh cổ xưa đã nghiên cứu các Nodes của mặt trăng như một hành tinh. Các nodes này có nhiều tầm quan trọng.

Cứ hai lần một tháng mặt trăng sẽ vượt qua đường hoàng đạo và hiện tượng này được tìm thấy trong lịch thiên văn ở phần mặt trăng dưới heading Max/0 Latitude. Khi mặt trăng vượt qua đường xích đạo thiên văn (celestial equator), mẫu hình này có thể được đánh dấu trong cột Max/0 Declination ở phần mặt trăng của lịch thiên văn.

Các nodes sẽ di chuyển ngược 0 độ 3 phút mỗi ngày và điều này sẽ mất 6585.36 ngày hoặc 18.61 năm để Node này hoàn tất môt vòng tròn quanh hoàng đạo. Chuyển động này được gọi là “sự giật lùi của các node- regression of the Nodes”. Chu kỳ Node quan trọng này đã được đề cập trong nhiều cuốn sách và ảnh hưởng của nó là một chu kỳ dài hạn.

True node và mean node là hai cách để đo lường chuyển động Node của mặt trăng. True Node là con đường thực của mặt trăng, trong tình trạng lắc lư (wobble) và khi nó chuyển động thuận hành. Mean Node là trung bình vị trí của Moon trong cả tháng.

HIỆN TƯỢNG NHẬT THỰC VÀ HIỆN TƯỢNG NGUYỆT THỰC

Hiện tượng Nhật Thực và Nguyệt Thực rất quan trọng khi phân tích chiêm tích vì nó được hành thành từ sự giao nhau của hai thể sáng là mặt trăng và mặt trời. Một điều cần biết là hiện tượng Nhật Thực và Nguyệt Thực là hiện tượng rất hiếm trong vũ trụ vì điều kiện đặc biệt. Khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất gấp khoảng 400 lần giữa Trái Đất với Mặt Trăng và đường kính của Mặt Trời cũng lớn hơn đường kính của Mặt Trăng với tỷ lệ tương tự. Sự trùng khớp này mới có thể hình thàn nên hiện tượng nhật thực và nguyệt thực trên trái đất còn các hành tinh khác không xảy ra vì không có được tỷ lệ tương ứng với mặt trăng của nó. Trong phân tích tử vi, hiện tượng Nhật Thực và Nguyệt thực đứng đầu trong các hiện tượng chiêm tinh.

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch qua về phía trước đĩa mặt trời, phát ra ánh sáng của mặt trời. Một hiện tượng nhật thực xảy ra tại mỗi lần trăng non nếu trái đất, mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng và quỹ đạo của mặt trăng trùng với con đường hoàng đạo của nó. Tuy nhiên, vì độ nghiêng 5 độ của quỹ đạo mặt trăng so với con đường hoàng đạo, độ nghiêng này cũng dủ để mang mặt trăng rõ ràng mặt trời tại một mặt trăng mới để mà sự thẳng hàng này chỉ sẽ xảy ra 2 lần một năm thay vì hàng tháng. Có 4 tiêu chuẩn cần thiết sau cho một hiện tượng Nhật Thực

  1. Một hiện tượng nhật thực là một hiện tượng giao hội của mặt trời và mặt trăng. Hãy nhìn vào phần góc (aspectarian section) của lịch thiên văn cho sự kiện này.
  2. Nó cũng chỉ có thể xuất hiện tại thời điểm của trăng non.
  3. Nó cũng chỉ là có thẻ khi mặt trời và mặt trăng đang ở song song trên độ nghiêng cũng như giao hội (xem phần độ nghiêng declination).
  4. Nó cũng chỉ xảy ra khi mặt trời và mặt trăng giao hội với một trong các nodes.

Có 3 loại Nhật Thực là: Toàn phần (Total); Một phần (Partial) và hình khuyên (annual).

Hiện tượng nguyệt thực sẽ xảy ra khi mặt trăng đi qua vùng bóng tối của trái đất như minh họa ở hình dưới đây.  Trái đất nằm giữa Mặt trời và mặt trăng đây là điều kiện cho một hiện tượng nguyệt thực để xảy ra. Khi Mặt trời và mặt trăng cũng nằm ngược nhau trong các cung hoàng đạo khi nhìn từ từ trái đất lúc hiện tượng trăng tròn xảy ra. Mặc dù chúng ta có một ngày trăng tròn mỗi tháng, tiêu chuẩn khác cũng cần phải có để một hiện tượng nguyệt thực xảy ra. Đó là vì độ nghiêng 5 độ của quỹ đạo mặt trăng so với đường hoàng đạo. Khi Mặt trăng, mặt trời và các nodes nằm thẳng hàng chúng ta sẽ có một hiên tượng nguyệt thực. Có ba loại nguyệt thực: Nguyệt thực toàn phần (Total); Nguyệt thực một phần (Partial) và nguyệt thực nửa tối (penumbra).

Tiêu chí để có một hiện tượng nguyệt thực là:

  1.  Mặt trời và mặt trăng phải nằm đối diện với nhau (trăng tròn)    Mặt trời và mặt trăng phải giao hội với các nodes của mặt trăng.
  2. Mặt trời và mặt  trăng là song song ngược trong độ nghiêng (contra-parallel in declination).
  3. Một hiện tượng nguyệt thực chỉ có thể xảy ra xấp xỉ quanh 14 ngày trước hoặc sau một hiện tượng nhật thực.

Tài liệu tham khảo:

  1. Practical Astro A guide to profitable Trading,Dr.Ruth Miller và Ian Williams (1993).
  2. “How to learn Astrology”, Michael Erlewine,2006.
  3. “Lunar cycle effects in stock returns” của hai tác giả Ila D. Dichiev và Troy D.Janes, Đại học Michigan Business, tháng 8.2001.

Xem lại phần 1 ở đây:

KHÓA HỌC NHỎ VỀ CHIÊM TINH: Phần 1- Giới thiệu tổng quan

(Còn tiếp phần 3)

Trả lời