Raymond Merriman cho rằng, “các góc” là chìa khóa then chốt để xác định thời gian đảo chiều trên thị trường tài chính. Góc là cơ sở để “xác định thời điểm thị trường-stock market timing”, nên là một đối tượng của nghiên cứu chiêm tinh tài chính địa tâm. Mặc dù có nhiều góc khác nhưng chỉ có 4 các góc chính là cần quan tâm nhiều nhất vì nó có mối liên hệ mạnh với những thay đổi trong giá là: giao hội (conjunction), đối ngược (opposition), vuông góc (square) và góc tam giác (trine) và trong một số trường hợp là góc 60 độ (sextile). Chỉ cần sử dụng các góc này cũng là đủ để bạn bắt đầu trở thành người có khả năng xác định chính xác thời gian thị trường bằng cách sử dụng địa tâm.
XÁC ĐỊNH GÓC
Việc sử dụng chiêm tinh ngày nay trở nên rất thuận tiện nhờ lịch thiên văn trong các phần mềm cài đặt trên máy tính. Chỉ cần những cú click chuột, bạn có thể biết được góc giữa các hành tinh vào bất cứ ngày nào. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu được cách thức tính toán các góc. Điều này sẽ làm gia tăng kỹ năng xác định thời điểm thị trường.
Đầu tiên, cần hiểu rằng cách hành tinh di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ khi nhìn từ trái đất. Các cung cũng đi theo hướng ngược kim đồng hồ. Vòng tròn được chia thành 12 phần bằng nhau và mỗi phần là một cung hoàng đạo. Mỗi cung hoàng đạo có 30 độ. Các hành tinh sẽ tích lũy độ khi đi qua mỗi cung. Điều này nhằm là cho quá trình tính toán (cộng và trừ) được dễ dàng hơn.
Tính toán độ tích lũy như sau:
Đối với hành tinh ở cung Aries: chỉ cần sử dụng số độ của nó ở cung Aries.
Đối với hành tinh ở cung Taurus: Cộng 30 độ vào số độ của nó ở cung Taurus.
Đối với hành tinh ở cung Gemini: Cộng 60 độ vào số độ của nó ở cung Gemini.
Đối với hành tinh ở cung Cancer: Cộng 90 độ vào số độ của nó ở cung Cancer.
Đối với hành tinh ở cung Leo: Cộng 120 độ vào số độ của nó ở cung Leo.
Đối với hành tinh ở cung Virgo: Cộng 150 độ vào số độ của nó ở cung Virgo.
Đối với hành tinh ở cung Libra: Cộng 180 độ vào số độ của nó ở cung Libra.
Đối với hành tinh ở cung Scorpio: Cộng 210 độ và số độ của nó ở cung Scorpio.
Đối với hành tinh ở cung Sagittarius: Cộng 240 độ và số độ của nó ở cung Sagittarius.
Đối với hành tinh ở cung Carpricorn: Cộng 270 độ và số độ của nó ở cung Carpricorn.
Đối với hành tinh ở cung Aquarius: Cộng 300 độ và số độ của nó ở cung Aquarius.
Đối với hành tinh ở cung Pisces: Cộng 330 độ và số độ của nó ở cung Pisces.
Các góc là các góc hình học tồn tại giữa mỗi hành tinh. Khoảng cách giữa hai hành tinh được đo bằng độ mà được đo lường trên vòng tròn hoàng đạo. Bất cứ thời điểm nào trong ngày, 10 hành tinh và các Node có thể được đo lường (bằng độ) từ các hành tinh khác. Sử dụng khoảng cách nhỏ nhất giữa các hành tinh để mô tả vị trí của chúng. Bất cứ lúc nào bạn tính toán một số lớn hơn 180 độ, bạn đã thất bại để tìm ra khoảng cách nhỏ nhất giữa hai hành tinh, và do đó cần phải tính toán lại.
Chúng ta bắt đầu việc tìm góc bằng cách xác định khoảng cách ngắn nhất giữa hai hành tinh. Hành tinh xa hơn nằm phía trước trong khoảng cách ngắn nhất, theo hướng ngược kim đồng hồ, được gọi là “hành tinh đi trước- leading planet” và hành tinh phía sau là “hành tinh theo đuôi”- trailing planet.
Công thức để tìm ra khoảng cách giữa hai hành tinh bất kỳ là: “leading planet (cung và độ gần nhất) trừ cho trailing planet (cung và độ gần nhất). Để tính toán một cách chính xác, bạn cần tính tính đến cả yếu tố phút nhưng trong chiêm tinh tài chính, bạn không cần phải tính chi li đến như vậy, chỉ cần xấp xỉ gần đúng là đủ.
Để biết vị trí các hành tinh, chúng ta sử dụng phần mềm Fibonacci Galactic Trader 4.0. Chỉ cần chọn ngày, phần mềm sẽ hiển thị vị trí các hành tinh. Ví dụ như trên biểu đồ hoàng đạo (theo địa tâm), vào một ngày 31 tháng 5 năm 2012, tại TP.Hồ Chí Minh bạn có vị trí các hành tinh như sau (theo chiều kim đồng hồ): Uranus là 7 độ cung Aries; Jupiter là 27 độ cung Taurus; Venus là 19 độ cung Gemini; Mercury là 14 độ cung Gemini; Mars là 14 độ cung Virgo; Moon là 7 độ cung Libra; Saturn là 23 độ cung Libra; Pluto là 8 độ cung Capricorn; Neptune là 3 độ cung Pisces.
Lúc này, góc giữa Mercury và Uranus là 74(Mercury)-7 (Uranus)=67 độ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tính góc giữa Mercury và Pluto: 278 (Pluto)-74 (Mercury)=204 độ. Lúc này, góc đã lớn hơn 180 độ và chúng ta phải điều chỉnh trở lại. Cách đơn giản là bạn lấy 360 độ trừ 204 độ bằng= 156 độ.
Trong quá trình sử dụng chiêm tinh tài chính, những phần mềm như Fibonacci Galactic Trader có thể cung cấp lịch thiên văn để chúng ta dễ dàng tra cứu. Sau đây là ví dụ về ngày 31.5.2012 tại TP.HCM. Mercury tạo góc square với Mars.
CÁC GÓC CHÍNH YẾU (MAJOR ANGLES)
Trong chiêm tinh, góc được chia làm hai nhóm, góc chính yếu (major) và góc nhỏ (minor). Khi ứng dụng vào thị trường tài chính, chúng ta hầu như chỉ tập trung cho các góc chính yếu. Các góc chính yếu bao gồm giao hội, góc vuông, góc tam giác và góc đối ngược. Góc 60 độ đôi khi được xét đến. Trong chiêm tinh học, cũng giống như các cung và các hành tinh, mỗi góc đều có ý nghĩa riêng của nó.
Giao hội (conjunction): Khi hai hành tinh ở cùng nằm trong một cung và cùng một đố và không có khoảng cách nào giữa chúng. Chúng cách xa nhau là 0 độ. Khi xảy ra điều này được biết đến như là giao hội. Trong chiêm tinh học, ý nghĩa của cặp góc này tùy thuộc vào hành tinh hợp góc.
Góc 60 độ (Sextile): Khi hai hành tinh cách xa nhau 60 độ, có hai cung cung nằm giữa hai hành tinh, tức cũng là 1/6 vòng tròn hoàng đọa. Trong chiêm tinh học, ý nghĩa của cặp góc này là cơ hội mở rộng.
Góc vuông (square): Khi hai hành tinh cách xa nhau 90 độ, chúng cũng nằm xa nhau ¼ của hình tròn hay 3 cung. Một đường thằng từ trung tâm của đường tròn đến vị trí của hai hành tinh sẽ thiết lập một tam giác phải. Trong chiêm tinh học, ý nghĩa của cặp góc này là sự thử thách, trắc trở.
Góc 120 độ (Trine): Khi hai hành tinh cách xa nhau 120 độ cũng là 1/3 hình tròn và cách xa nhau 4 cung. Trong chiêm tinh học, ý nghĩa của cặp góc này là có lợi, có ích, thuận lợi.
Góc đối ngược (Opposition); Khi hai hành tinh nằm cách nhau 180 độ, chúng cũng có vị trí đối ngược nhau trên vòng tròn hoàng đạo. Trong chiêm tinh học, ý nghĩa của cặp góc này là đối ngược để cân bằng.
Trong chiêm tinh học, các góc chính được chia ra làm hai nhóm: nhóm góc tốt (good aspect) gồm góc sextile và Trine và nhóm góc xấu gồm square và opposition. Tuy nhiên, trong chiêm tinh tài chính, chúng ta cần phải kiểm tra lại tác động của từng nhóm, không hẳn nhóm góc xấu sẽ gây giảm giá mà ngược lại đôi khi sẽ gây tăng giá. Trong chiêm tinh học, góc cứng (hard square) bao gồm các góc giao hội, góc vuông và góc đối ngược.
CÁC GÓC NHỎ (MINOR ASPECTS)
Góc 30 độ (Semi-sextile): Khi bất cứ hai hành tinh nằm cách xa 30 độ, tức chúng xa nhau đúng 1 cung. Trong chiêm tinh học, cặp góc này chỉ ra những liên kết tích cực.
Góc 150 độ (Quinqunx): Khi bất cứ hai hành tinh nào nằm xa nhau 150 độ, tức chúng nằm xa nhau 150 độ. Trong chiêm tinh học, cặp góc này chỉ ra vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh các góc được liệt kê ở trên, có hai góc nhỏ khác được tìm thấy trong lịch thiên văn. Đó là góc 45 độ (semi-square và góc 135 độ (sesquare ). Tôi không đề cập đến các góc nhỏ này cũng như các góc của mặt trăng vì tôi thấy nhiều ý nghĩa của nó.
Ký hiệu của tất cả loại góc
BIÊN ĐỘ ẢNH HƯỞNG (ORB)
Câu hỏi quan trọng bây giờ là: Khi nào một góc sẽ gây ảnh hưởng? Trong chiêm tinh và cả trong chiêm tinh tài chính, ảnh hưởng của của góc không phải là lúc các hành tinh hợp góc chính xác mà nó tồn tại trong một biên độ, gọi là orb. Ví dụ, theo nghiên cứu của Raymond Merriman, “sự giao hội của Sun và Uranus có xác suất 83% đảo chiều >4% trong vòng 4 ngày giao dịch (đối với chỉ số DJIA, Mỹ)”. Điều này có nghĩa rằng, trong vòng thời gian +/-4 ngày giao dịch quay ngày giao hội (ngày hợp góc chính xác), thị trường sẽ đảo chiều. Biên độ thời gian chính là chìa khóa then chốt để xác định thời điểm thị trường bằng cách sử dụng các nguyên tắc của chiêm tinh tài chính địa tâm.
Biên độ thời gian có thể là số ngày hoặc số độ (độ so với góc chính xác). Không có quy tắc nào cho việc xác định biên độ cho mỗi cặp góc, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhà phân tích. Cá nhân tôi thường hay sử dụng biên độ từ 1%-3% trong nghiên cứu của mình. Nhưng đôi khi cũng sử dụng biên độ đến 10%.
WAXING VÀ WANING
Như nói ở trên, cặp góc giữa hai hành tinh không được lớn hơn 180 độ. Vậy làm thế nào để phân biệt cặp góc giữa hai hành tinh khi tạo góc square gồm 90 độ và 270 độ. Hai khái niệm được sử dụng là waxing và waning. Cách đơn giản nhất để hiểu về khái niệm waxing và waning là quan sát pha của Moon. Các góc trong quá trình từ trăng non (new Moon) đến trăng tròn (Full moon) được gọi là waxing, nghĩa là thời gian hưng thịnh (trăng lên). Các trong từ sau trăng tròn đến trăng non kế tiếp gọi là waning, nghĩa là thời gian suy toàn (trăng xế hoặc trăng tàn). Tôi vẫn chưa có cách chuyển ngữ tốt nhất hai từ waxing và waning này sang tiếng Việt.
Tương tự như vậy, các cặp góc cũng có waxing và waning. Ví dụ như ngày 24.6.2012 tới, chúng ta sẽ có cặp góc waxing square giữa Uranus và Pluto, tức là góc vuông đầu tiên sau khi Uranus và Pluto giao hội với nhau vào năm 1966.
CÁC MẪU HÌNH GÓC (ASPECT PATTERN)
Trong vở kịch của chúng ta, lời thoại của các diễn viên không chỉ dừng lại với đối thoại của hai nhân vật (góc giữa hai hành tinh) mà còn có lời thoại của nhiều nhân vật khác nhau. Đó chính là các mẫu hình góc. Chẳng hạn như Grand Square, Grand Trine, T-square, Cardinal Climax. Tôi sẽ định nghĩa các mẫu hình góc này. Ngoài ra, còn có các mẫu hình góc khác như Yod, Grand Cross, Star of David, Pentagram, Envelope, Cradle, Mystic Rectangle nhưng tôi không đề cập đến (vì nó không thông dụng lắm trong cách tôi sử dụng).
Chúng ta đã biết về Grand Square và Grand Trine trong bài học về các cung. Đó là trường hợp các hành tinh nằm cách nhau 90 độ (square) hoặc 120 độ (Trine). T-square là trường hợp mà hai hành tinh đối ngược nhau và vuông góc với một hành tinh thứ ba.
Cardinal Climax là T-square diễn ra khi các hành tinh đều nằm tại các cung thuộc nhóm Cardinal (Tứ Phương). Hiện tại, chúng ta đang có Cardinal Climax từ năm 2008-2015, giữa Saturn ở cung Thiên Bình (Libra); Uranus ở cung Bạch Dương (Aries) và Pluto ở cung Ma Kết (Capricorn). Trong thực tế, Cardinal Climax thường trùng với thời điểm các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1/ “The Only way to learn Astrology” của Joan McEvers và Marion March, xuất bản lần đầu vào năm 1980 và tái bản lần thứ 13 vào năm 1993.
2/ “Basis Principles of Geocosmic Studies for Financial Market Tining” của Raymond Merriman.
Còn tiếp phần 6, xem lại phần 4