Trong bài 1, chúng ta biết rằng, tâm lý giao dịch là chìa khóa cho thành công của trader. Vấn đề là quản trị tâm lý giao dịch như thế nào?
Các nhà đầu cơ vẫn thường nói nhau về việc kiểm soát tâm lý khi giao dịch. Nhưng tâm lý giao dịch là như thế nào? ảnh hưởng ra sao? Những yếu tố nào tác động đến tâm lý giao dịch? thì vẫn còn mơ hồ. Bạn sẽ khó đi đến đích nếu chưa rõ về mục tiêu và đích như thế nào. Bài 2 sẽ giải thích chi tiết những vấn đề về tâm lý giao dịch và ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống giao dịch.
5 bước để trở thành xây dựng hệ thống giao dịch hiệu quả
Nhưng trước hết hãy tìm hiểu quá trình xây dựng hệ thống giao dịch thành công của các trader. Van K.Tharp[1] là một trong những nhà huấn luyện trader ở Mỹ. Mục tiêu của ông là giúp các trader trở nên thành công hơn. Để giúp trader có được một mức lợi nhuận hợp lý, Van K.Tharp đưa ra 5 bước như sau:
1.Tìm hiểu bản thân và những vấn đề cá nhân để chúng không ảnh hưởng đến trading.
2. Phát triển một kế hoạch kinh doanh để hướng dẫn công việc trading của bạn.
3. Phát triển một số chiến lược phù hợp với quan điểm của bạn và hiểu chúng sẽ thực thi như thế nào trong mỗi loại thị trường..
4. Hiểu thấu được mục tiêu của bạn và phát triển một chiến lược xác định vị thế đáp ứng mục tiêu của bạn..
5. Quan sát bản thân một cách định kỳ và tối thiểu hóa các sai lầm mắc phải.
Trong các bước trên, bước 1 là quan trọng nhất. Khám phá bản thân để hiểu ra những vấn đề tâm lý là yếu tố nằm ẩn đằng sau hệ thống giao dịch của các trader. Mặc dù 5 bước trên diễn ra theo trình tự nhưng bước 1 lại luôn được tiến hành thường xuyên. Bước 5 chính là quá trình lặp lại bước 1 dưới dạng kiểm điểm.
Bước 1: Khám phá bản thân
Mọi thứ bạn làm định hình nên niềm tin của bạn. Niềm tin là gì? Mỗi câu tôi viết ra phản ánh niềm tin của tôi. Mỗi câu phát ra từ miệng của bạn phản ánh niềm tin của bạn, và niềm tin này sẽ định hình nên thực tế của bạn. Thậm chí, bạn nghĩ bạn là ai cũng định hình nên niềm tin của bạn. Bạn định hình bạn là ai chính là do niềm tin trong bạn.
Bạn không trade với thị trường. Thực tế, bạn trade với niềm tin của bạn về thị trường. Một trong khía cạnh của việc khám phá bản thân là kiểm tra xem niềm tin của bạn có hữu ích hay không. Tôi tin rằng khi bước khám phá bản thân được hoàn tất, bạn sẽ chế ngự được khiếm khuyết của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong hoạt động trading.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh phải bao gồm bước 1. Thực tế, một kế hoạch kinh doanh tốt phải bao gồm toàn bộ quá trình kiểm tra về một trader: niềm tin, các vấn đề, ưu điểm, nhược điểm, mục tiêu. Mọi thứ bạn có thể nghĩ về bản thân.
Tuy nhiên: Một kế hoạch kinh doanh cũng cần phải bao gồm những yếu tố khác
– Đánh giá của bạn về bức tranh tổng thể của thi trường. Ví dụ, bạn nghĩ rằng thị trường sẽ suy thoái trong 2 năm tới.
– Hệ thống kinh doanh: bạn sẽ nghiên cứu, quan sát các dữ liệu như thế nào, kiểm soát bản thân, quản trị dòng tiền, và theo dõi kết quả giao dịch. Để thành công trong trading, bạn phải biết một số các hệ thống giao dịch vì có lúc hệ thống này hoạt động tốt nhưng hệ thống kia thì không.
– Một số chiến lược phù hợp với bức tranh tổng quan về thị trường và vẫn hoạt động khi các điều kiện thay đổi. Ví dụ, một chiến lược hoạt động trong điều kiện thị trường con gấu biến động mạnh như năm 2008 phải khác với chiến lược với thị trường tăng giá ít biến động như năm 2003 ở Mỹ.
– Kế hoạch bất ngờ, tồi tệ nhất mà bạn có thể chuẩn bị. Loại kế hoạch này thường diễn ra trong 6 tháng.
Bước 3: Xây dựng một chiến lược trading hoạt động trong nhiều điều kiện thị trường
Xây dựng hệ thống giao dịch đòi hỏi phải hiểu được điều kiện thị trường. Thị trường có lúc biến động mạnh và có lúc thì yên tĩnh. Liệu hệ thống giao dịch của bạn có hoạt động tốt trong từng loại thị trường hay không?
Bước 4: Làm thế nào để đáp ứng mục tiêu của bạn
Yếu tố quan trọng quyết định thành công trong trading: Đó chính là “bao nhiêu” số lượng vị thế mà bạn sử dụng. Do đó, chìa khóa chính mà bất cứ ai muốn tạo ra lợi nhuận bền vững là phát triển một chiến lược với kỳ vọng tích cực và sau đó xây dựng một chiến lược số lượng vị thế nhằm tối đa hóa khả năng đạt được mục tiêu. Đây là bước đi quan trọng nhất mà các trader và investor, thậm chí cả dân chuyên nghiệp, cũng lờ đi.
Bước 5: Từng bước tối thiểu hóa sai lầm
Điều gì xảy ra nếu như bạn không tuân thủ các nguyên tắc? Bạn có trade khi hệ thống nói với bạn rằng bạn không nên trade. Bạn dự định sẽ đóng vị thế khi stop loss đạt đến, nhưng kể cả khi stop loss đạt đến, bạn vẫn không thoát ra. Số lượng vị thế của bạn bây giờ là quá lớn cho một lần trade. Những sai lầm này đều phải tốn phí.
Bước cuối cùng là bạn phải tập trung vào việc tối thiểu hóa các sai lầm trong trading. Điều này liên quan đến việc phát triển kỹ luật trading và tiếp tục thực hiện bước 1- khám phá bản thân.
Bài viết số 2 sẽ tập trung chủ yếu và bước 1 và bướ 2 trong mô hình của Van K.Tharp. Bài viết số 3 sẽ tập trung vào vấn đề xây dựng chiến lược trading (bước 3) và quản trị tiền (bước 4) để hoàn thành mục tiêu trading của mỗi trader.
1. KHÁM PHÁ BẢN THÂN: Bạn chính là nguyên nhân
Những điều cần biết khi là một trader
Đầu tiên, bạn cần đánh giá nghiêm túc về bản thân và điều gì bạn cần làm để cải thiện thành quả giao dịch. Giả sử bạn đang ở giữa sa mạc. Không có con đường nào cả, nhưng bạn có một bạn đồ hướng dẫn bạn đang đi đâu. Tuy nhiên, bản đồ lại thiếu mất chỉ dẫn bạn hiện đang ở đâu. Nên nhớ là bạn đang ở giữa một sa mạc. Làm thế nào bạn có thể thoát khỏi đó khi bạn không biết bạn đang ở đâu? Tương tự, bạn khám phá bản thân như thế nào khi là một trader nếu không biết gì về bản thân mình? Đây là tình thế mà hầu hết mọi người đều đối mặt. Họ nghĩ rằng họ biết rõ về bản thân, nhưng thực sự họ không biết điều gì về chính họ. Ví dụ, bạn có tin vào bản thân không? Những niềm tin này là gì?
Thứ hai, nếu bạn muốn một thứ gì đó, bạn phải làm như là “đang có nó”. Nói cách khác, “đang có nó” trước khi bạn làm và có nó. Theo ý kiến của tôi, hầu hết mọi người đều muốn trade thành công, nhưng quan tâm chính của họ là làm như thế nào và đạt được thành công. Đầu tiên, bạn phải làm như là một trader thành công. Với cách nghĩ này, bạn sẽ biết điều gì cần phải làm, và bạn sẽ tạo ra cái bạn muốn. Nhiều người tin rằng họ phải cố gắng làm việc và phải làm việc chăm chỉ để có thành công. Điều này là mâu thuẫn với lời nói của bạn ở trên về “đang thành công”. Nếu bạn tin rằng, bạn phải nổ lực để thành công, bạn có thể sẽ phải nổ lực rất nhiều.
Thứ ba, nhiều trader có cái tôi gọi là –ưa thích hoàn hảo- nghĩa là phức tạp hóa sự phức tạp. Nói cách khác, cái bạn có là không bao giờ đủ tốt. Nó có thể trở nên tốt hơn theo một cách nào đó. Điều này có nghĩa là bạn phải luôn cố gắng để có ý tưởng mới. Kết quả là, bạn không bao giờ giải quyết được vấn đề thực tế của việc trading và chỉ đang là một trader. Thay vào đó, bạn có nhiều thứ hơn để kiểm tra và không bao giờ có đủ thời gian để relax và trade. Hãy từ bỏ sự phức tạp và hướng tới sự đơn giản.
Những trader tốt nhất luôn là người đơn giản. Ví dụ, tại một hội thảo gần đây, tôi còn nhớ một trader nói: “Tôi chỉ mua cái gì đang tăng. Nếu nó chống lại tôi, tôi sẽ thoát ngay lập tức. Nếu nó đi đúng với kỳ vọng của tôi, tôi sẽ để nó chạy. Tôi đã kiếm được nhiều tiền từ việc này.” Điều này là hết sức đơn giản, nhưng bạn có thể làm điều này chỉ khi tinh thần và suy nghĩ của bạn là thanh khiết. Sự thanh khiến của tinh thần tạo ra sự khác biệt.
Thứ tư, nhiều trader-và nói chung là hầu hết mọi người- đều đánh giá thấp bản thân. Nếu bạn không tin bạn là người thành công, niềm tin này sẽ chi phối bạn. Đánh giá thấp bản thân dường như luôn chi phối và tạo ra những hành vi để cho thấy rằng bản thân bạn là vô giá trị. Nếu bạn nghĩ cuộc sống là phải cố gắng, đó là vì bạn đánh giá thấp bản thân.
Chìa khóa của tất cả các vấn đề trên là hiểu bản thân và nhận ra rằng, bạn chính là nguyên nhân của thành bại trong trading. Khi bạn nhận ra điều này, bạn sẽ bắt đầu ở trên con đường thành công.
Hãy nghĩ về khoản lồ gần nhất mà bạn gặp phải trong trading. Điều gì khiến bạn lỗ? Ai chịu trách nhiệm về nó? Nếu bạn cho rằng là do những yếu tố khác chứ không phải bạn (chẳng hạn như thị trường, môi giới, những lời tư vấn tồi tệ), bạn bắt đầu không nhận trách nhiệm về việc bạn làm. Bạn sẽ lặp lại sai lầm lần này đến lần khác cho đến khi bạn hiểu ra vấn đề. Ngược lại, nếu như bạn sẵn sàng nhận hết toàn bộ trách nhiệm cho kết quả đầu tư, bạn sẽ hiểu rằng tất cả các sai lầm này là do mình tạo ra và phải sửa chữa chúng. Hơn nữa, bạn sẽ nhận ra rằng, bạn là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong trading.
Tâm lý quan trọng hơn phương pháp luận. Thực tế, tâm lý là một phần của phương pháp luận. ví dụ, khi chúng ta đang cố gắng để giúp mọi người xây dựng một phương pháp hợp lý, họ khăng khăng rằng vì họ có quá nhiều định kiến (bias) đã khiến họ gặp phải sai lầm. Thật khó để cho họ thấy con đường chính xác.
Bạn thuộc loại trader nào?
Có nhiều loại trader trên thị trường. Arbitrader, trader vị thế, nhà đầu tư dài hạn…Các loại hình trader này khác nhau rất lớn về thời gian đầu tư, tham gia giao dịch và mức độ rủi ro gánh chịu.
Việc lựa chọn loại trader/investor nào tùy thuộc vào tính cách, hoàn cảnh của bạn. Thường chúng ta thấy những người thuộc típ suy nghĩ nhanh, ưa thích mạo hiểm thường phù hộ với trader ngắn hạn. Những người suy nghĩ cẩn trọng, thường chọn đầu tư lâu dài.
Tuổi tác, tính cách, điều kiện tài chính tạo ra những thái độ rủi ro khác nhau.
Sự quyết tâm của bạn đến đâu(Commitment)?
Một trader tài năng là gì? Một trong những điều đầu tiên tôi quan sát là sự quyết tâm. Hầu hết mọi người đến với trading có tích lũy nhiều tiền từ các nghề nghiệp khác. Chúng tôi thấy nhiều bác sĩ, luật sư, kỹ sư, chuyên gia IT tham gia trading. Tất cả các nghề nghiệp này đểu phải học và huấn luyện rất nhiều để trở nên thông thạo các kỹ năng. Bạn muốn trở thành bác sĩ phải có 7-12 năm ở trường y. Điều này khiến bạn phải dành nhiều sự hy sinh và quyết tâm để trở thành một bác sĩ.
Điều này yêu cầu bạn phải có một mục tiêu ở trong đầu và mong ước đạt đến mục tiêu này. Đây chính là bản chất của sự quyết tâm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận ra rằng điều gì là cần thiết để trading thành công. Mặc dù tôi đã chỉ ra cho mọi người cái gì là quan trọng, nhưng tôi không thể đem lại sự quyết tâm cho bạn. Một trader vĩ đại tiềm năng phải có một sự quyết tâm lớn để có được những yếu tố của việc trading thành công.
Khi mọi người không có sự quyết tâm, họ trở nên dễ nản chí. Cũng giống như một huấn luyên viên bóng đá. Người huấn luyện phải tìm ra những vận động tài năng và còn có cả quyết tâm. Điều này cũng tương tự với các trader. Không chỉ có tố chất thành công mà còn phải có quyết tâm.
Việc xây dựng hệ thống giao dịch cũng như thực thi luôn gặp phải rất nhiều vấn đề. Chỉ có sự quyết tâm, không bỏ cuộc mới giúp bạn rút kinh nghiệp, vượt qua khó khăn để hoàn thiện nó.
Trách nhiệm cá nhân
Đây là lúc để nói về đặc tính quan trọng nhất mà bất cứ trader nào cần phải có: tính trách nhiệm cá nhân. Tại sao trách nhiệm cá nhân lại quan trọng? Một trong những niềm tin của tôi là Bạn là yếu tố quan trọng nhất trong trading. Không phải là hệ thống giao dịch vì Bạn là người tạo ra và thực thi hệ thống. Không phải số lượng vị thế vì Bạn phải thực thi thuật toán tìm ra số lượng vị thế phù hợp để đạt được mục tiêu của bạn. Bạn không phải là thị trường vì bạn không trade với thị trường. Thực tế là Bạn trade với NIỀM TIN CỦA BẠN về thị trường.
Bạn tạo ra kết quả trading. Khi bạn hiểu ra điều này, bạn nhận thấy rằng bạn phải thay đổi nếu như bạn có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kết quả giao dịch.
Khi bạn nhìn vào kết quả giao dịch và nói: “Tôi đã tạo ra nó”, bạn đang chịu trách nhiệm. Nếu bạn không thích kết quả này, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm sai lầm gặp phải. Khi bạn phát hiện ra sai lầm chủ yếu, bạn có thể thay đổi nó và tạo ra kết quả tốt hơn.
Nếu việc trading của bạn không hoạt động, hãy thay đổi điều bạn đang làm. Nếu hệ thống của bạn không hoạt động, hãy thay đổi cách bạn tiếp cận hệ thống (điểm thoát và số lượng vị thế). Nếu cuộc sống của bạn không dễ dàng, hãy thay đổi cách tiếp cận cuộc sống.
Cuộc sống là một hành trình. Không có thành công hay thất bại, chỉ có phản hồi trở lại (feedback). Bạn đang nhận được sự phản hồi từ cái bạn đang làm bấy lâu nay. Bạn sẵn sàng thay đổi nó chứ? Không bao giờ là quá muộn.
Tự tin vào năng lực bản thân
Có ba thái độ của trader khi tiếp cận với thị trường. Thái độ đầu tiên là bi quan, thứ hai là ngẫu nhiên hoặc bình thường và thái độ thứ ba là tự tin vào năng lực cá nhân. Thái độ đầu tiên không bao giờ thành công. Thái độ thứ hai hiếm khi thành công nhưng thái độ thứ ba, khi được thể hiện đúng, chắn chắn sẽ thành công.
Hãy tưởng tượng bạn có một năng lực vô cùng lớn để tạo ra kết quả bạn muốn từ hoạt động trading. Một lý do tốt cho giả định này là vì bạn cũng có một năng lực như thế. Chúng ta đang nói về loại năng lực này. Bây giờ, nếu như bạn có sức mạnh như vậy, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn tiếp cận hoạt động trading từ một quan điểm bi quan? Bạn có thể bị mất tiền.
Nếu bạn tiếp cận thị trường với thái độ bình thường- và bạn có năng lực lớn để tạo ra cuộc đời của bạn- điều tốt nhất bạn có thể làm được là một thành quả mức trung bình. Bạn chắc chắn không thể bổ sung thêm bất cứ năng lượng cá nhân nào cho thị trường, và tôi cho rằng thành tích trading của bạn sẽ là dưới chuẩn.
Hãy quan sát thái độ thứ ba: Tiến hành trading với một thái độ tự tin vào năng lực bản thân. Khi quan sát các trader, tôi nhận thấy rằng những trader giỏi biết họ sẽ chiến thắng vào cuối năm. Tôi nghiên cứu kỹ hơn và nhận thấy, những trader vĩ đại biết họ có thể chiến thắng vào cuối mỗi tháng hoặc thậm chí mỗi tuần. Điều này đơn giản là gì? Bạn phải tin vào bản thân và khả năng trading của mình. Bạn phải biết tận sâu trong trái tim mình, bạn sẽ thắng và cảm thấy tự hào với thành công của mình.
Đạt được sự cân bằng trong Trading
Cân bằng là một trong những bí quyết mà tôi muốn nói với bạn. Đầu tiên, chúng ta hãy nói về sự cân bằng giữa lợi nhuận và thua lỗ. Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ dễ dàng hiểu được tầm quan trọng của sự cân bằng những khía cạnh khác.
Chúng ta sống trong thế giới lưỡng cực: tốt và xấu,-tăng và giảm, trẻ và giá, buồn và vui. Hai thái cực “lỗ và lời” cũng tương tự và nằm trong quy luật. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có khuynh hướng chỉ thích khía cạnh này mà không thích khía cạnh kia. Tuy nhiên, một trong những bí mật của cuộc sống là chấp nhận cả hai phía.
Bạn không thể trở thành một trader thành công nếu bạn không sẵn sàng chấp nhận cả lời và lỗ. Cả hai đều là một phần quan trọng của quá trading.
Hầu hết mọi người không hiểu khái niệm này. Họ muốn đúng mọi lúc. Họ luôn muốn lúc nào cũng kiếm được tiền. Hãy chấp nhận khoản lỗ giống như bạn đang mong muốn khoản lãi.
Phải biết vui vẻ chấp nhận thành quả của mình
Nếu bạn không thể hạnh phúc và vui vẻ với điều gì, thì bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Đôi khi hãy sống như một đứa trẻ. Đi dưới mua, hít thở không khí trong lành, trở nên vui vẻ, tận hưởng cảnh mặt trời mọc. Người lớn có khuynh hướng chỉ lo kiếm tiền và lờ đi những điều tuyệt vời này. Thay vì bạn làm việc vì tiền hãy cải thiện cuộc sống của bạn.
Trong trading, bạn cần phải biết chấp nhận và hài lòng với số tiền kiếm được. Nếu như bạn cứ đòi hỏi và cảm thấy muốn có số tiền lớn hơn. Cứ thế bạn sẽ làm chỉ để kiếm nhiều hơn. Bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Hạnh phúc sẽ mang lại hạnh phúc.
Một trader thành công biết cách tận hưởng cuộc sống và vui vẻ với những gì anh ta làm được.
Những vitamin cho tâm hồn của bạn để cải thiện đến kết quả trading
– Tập trung vào hiện tại. Mark Twain một lần đã nói: “ Tôi đã có nhiều nỗi sợ hãi trong cuộc đời, và hầu như chúng chưa từng xãy ra”. Vậy tại sao bạn phải sợ hãi. Mọi điều bạn nghĩ và mọi thứ bạn lo lắng chỉ là quá khứ. Khi bạn giải phóng chúng đi và tập trung và hiện tại, bạn sẽ thấy cuộc sống thật tươi đẹp.
– Hãy cười. Tìm những cuốn phim hay và xem chúng. Bạn sẽ thấy cười thật tươi. Cười sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
– Tĩnh tâm và lắng nghe. Đôi khi sự huyên náo làm bạn trở nên thiếu tập trung. Yoga, sự tĩnh tại sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn/
– Rèn luyện thể chất: Không thể có một tinh thần khỏe mạnh bên trong một cơ thể yếu ớt. Thực tế, thể chất và tinh thần luôn có tương quan chặt chẽ vỡi nhau. Vì thế, hãy thường xuyên chơi thể thao.
- TÂM LÝ GIAO DỊCH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH
Mục tiêu của bạn là gì?
Bạn không thể đi từ A đến B một cách dễ dàng nếu như bạn không biết vị trí của B. Hầu hết mọi người không nghĩ nhiều về các mục tiêu: tỷ suất sinh lợi mà bạn muốn hoặc mức độ sụt giảm tài khoản mà bạn có thể chấp nhận. Tuy nhiên, bạn không thể xây dựng bất cứ hệ thống giao dịch nào, ít nhất là khi bạn không biết những điều này. Ví dụ, bạn có thể quyết định rằng bạn muốn kiếm ít nhất 20% sau 1 năm và mức độ sụt giảm tài khoản (drawndown) là không quá 10%. Đây là một mục tiêu hợp lý nhưng nó hoàn toàn khác với mục tiêu của ai đó là như sau: tôi muốn kiếm nhiều tiền nhất có thể và không lo lắng về drawndown. Hai mục tiêu này là khác nhau và hoàn toàn có số lượng vị thế khác nhau.
Để tôi minh họa những mục tiêu khả thi mà bạn có thể đạt được.
Đầu tiên, bạn muốn tối đa hóa khả năng đạt được một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu này có thể là kiếm khoản lợi nhuận 1,000% hoặc nhiều hơn.
Thứ hai, bạn có thể muốn đảm bảo chắc chắn rằng bạn không muốn drawdown ở một mức nhất định.
Thứ ba, bạn muốn tối thiểu hóa khả năng thua lỗ ở một tỷ lệ phần trăm nhất định so với nguồn vốn bạn bắt đầu trading tại đầu năm. Ví dụ, bạn sẵn sàng chấp nhận một mức drawdown lớn nhưng bạn muốn nó lỗ nhiều hơn một tỷ lệ phần trăm như 50% so với vốn đầu năm.
Thứ tư, bạn có thể muốn có một tài khoản nhiều nhất có thể vào cuối năm và ít phải chịu những đợt drawndown mạnh.
Khi bạn xem xét những khả năng này, bạn sẽ biết trader sẽ có nhiều mục tiêu.
Đâu là mục tiêu của bạn? Quyết định mục tiêu sẽ quyết định đến 50% công việc trong xây dựng hệ thống trading.
Tâm lý giao dịch đằng sau các mục tiêu
Việc lựa chọn mục tiêu là do các tâm lý nằm bên trong. Thực tế, tại thời điểm bạn ra quyết định về mục tiêu lợi nhuận trong năm bạn luôn bị chi phối bởi tâm lý tại thời điểm đó. Bạn vừa trải qua một chuỗi thua lỗ lớn sẽ có khuynh hướng chọn mức lợi nhuận thấp lại và mức drawndown trong tài khoản thấp đi. Ngược lại, tâm lý lạc quan sau những trận thắng lớn sẽ khiến bạn có khuynh hướng không quan tâm đén mức drawndown trong tài khoản. Đây là lúc bước 1 trở nên quan trọng. Bạn phải kiểm tra vấn đề tâm lý trước khi đưa ra mục tiêu. Cần phải đạt tới trạng thái cân bằng về lãi/lỗ trên thị trường.
Hoàn cảnh sống, điều kiện tài chính, tính cách ảnh hưởng đến các mục tiêu. Một tài khoản 50,000 USD có thể lớn đối với bạn và bạn không muốn mạo hiểm với số tiền này vì nó có thể là cả gia tài của bạn. Bạn lựa chọn mục tiêu thận trọng. Nhưng đối với một người dư dả tài chính, 50,000 USD có thể chỉ “một cuộc vui” và họ có thể mạo hiểm với số tiền này.
Những vấn đề của cuộc sống như ly hôn, tình yêu, đau ốm, tâm trạng vui buồn…ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục tiêu của hệ thống.
Có thể bạn nên tự hỏi bản thân khi đặt ra mục tiêu:
– Mình có đang lạc quan quá mức hay bi quan quá mức?
– Mình có cảm thấy thoải mái khi trading không?
– Kế hoạch cuộc sống: chẳng hạn như bạn có kế hoạch sinh em bé không? Kế hoạch du lịch, học tập…
Điều gì nếu không rõ ràng trong mục tiêu?
Đa phần các trader không có ý thức rõ mục tiêu về lợi nhuận hoặc mức độ rủi ro gánh chịu khi trade. Sự không rõ ràng trong mục tiêu khiến cho bạn thường không có ý thức về số lượng vị thế giao dịch. Kết quả là, phần lớn các trader đều bị thua lỗ mạnh sau khi sai lầm ở một số lần giao dịch.
Thông thường, những trader bình thường rất muốn làm giàu một cách nhanh chóng. Họ nghĩ rằng có thể chuyển tài khoản 10,000 USD thành hàng triệu USD trong vòng 1 năm. Vì thế, số lượng vị thế của họ là lớn.
Nhưng một khi thua lỗ, rất khó để lấy lại những gì đã mất. Các trader thường đặt ra quy tắc giao dịch đầu tiên: “Đừng bao giờ để mất tiền”. Bởi vì nếu tài khoản giảm đi 10%, họ phải kiếm lại 11% mới hòa vôn; nếu giảm đi 20% phải kiếm lại 25% mới hòa vốn. Tương tự, càng lỗ lớn thì công việc càng trở nên bất khả thi. Nếu như tài khoản 50% thì phải kiếm 100%; Và chỉ cần lô 60% đã phải kiếm những khoản đầu tư sinh lãi 150% mới đưa bạn trở về lại vạch xuất phát. Nếu như lỡ tay lỗ 90% thì nhiệm vụ của bạn gần như “điệp vụ bất khả thi” với yêu cầu kiếm lại 900%.
Niềm tin về thị trường
Việc đặt ra mục tiêu lợi nhuận phải dựa trên biểu biết về bức tranh tổng thể của thị trường.
– Dự báo của bạn về thị trường: tăng trưởng hay sụp đổ trong vòng vài năm tới, năm tới, tháng tới…
– Mức độ biến động của thị trường.
Giải quyết những vấn đê của bạn hàng ngày
Việc khám phá, rèn luyện tâm lý giao dịch không chỉ thực hiện lúc mới tạo lập hệ thống giao dịch mà còn được tiến hành hàng ngày. Con quỹ dữ luôn tồn tại trong bạn và sẵn sàng để đánh gục bạn nếu bạn lơ đãng.
Bạn nên trả lời những câu hỏi sau:
- Tôi cần làm gì hàng ngày để duy trì kỷ luật của bản thân?
- Vấn đề tình cảm nào đang xuất hiện trong tôi? Cách xác định chúng?
- Tôi cần làm gì để tránh phá hoại bản thân?
- Tôi có thể hoàn thiện bản thân hơn như thế nào khi là một trader?
- Làm thế nào tôi có thể nhận diện các vấn đề xuất hiện với tôi trong trading và giải quyết chúng trước khi trở thành thứ phá hoại bản thân?
Kế hoạch đào tạo của bạn là gì?
– Bạn cần học thêm gì để cải thiện khả năng trading và kiến thức.
– Bạn cần làm gì để khám phá bản thân để cải thiện kết quả giao dịch.
– Nguồn lực nào là đáng tin cậy với bạn? (Ai là chuyên gia bạn nên tin tưởng)
Lên danh sách những thứ bạn cần và xây dựng kế hoạch để có được những kiến thức và kỹ năng này. Đây là một phần trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Kế hoạch cho tình huống tồi tệ bất ngờ
Ý tưởng đằng sau kế hoạch cho tình huống tồi tệ bất ngờ là tâm lý hỗn loạn có thể xảy ra.Tiếp cận tâm lý hỗn loạn này như một bài thực hành có tính sáng tạo. Nếu bạn làm điều này, tâm lý hỗn loạn này chẳng ảnh hưởng tiêu cực gì tới bạn.
Mục đích đằng sau kế hoạch này là chuẩn bị cho điều bạn bị sai. Thị trường luôn tìm thấy một điều gì đó mà bạn không chuẩn bị và đưa cho bạn một bài test lớn về khả năng chịu đựng. Khi điều này xảy ra và bạn không có sự chuẩn bị, bạn sẽ bị stress. Thông thường, phản ứng này là rất cơ bản, nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, bạn có thể thét lên thật lớn. Tuy nhiên điều này là không tốt và nó có thể làm tổn thất tài khoản của bạn.
Tâm lý hoảng loạn xuất hiện khi bạn sai. Bạn có thể tìm thấy những vấn đề như sau:
1. Khẩn cấp cá nhân: Đó là tình trạng mà để mặc vị thế đang mở cho thị trường.
2. Những thảm họa thị trường không kỳ vọng: Chẳng hạn như crash 1987, chỉ số DJIA giảm 20% trong vòng 1 ngày. Những sự kiện như 11.9….
3. Những vấn đề về dữ liệu và thiết bị. Điều gì xảy ra với máy tính của bạn? Phần mềm giao dịch bị trục trặc? Mạng Internet bị ngắt?……
4. Những thay đổi trong cuộc sống: Ví dụ như có em bé, ly hôn, tan vỡ tình yêu, di chuyển văn phòng hoặc thay đổi chỗ ở, người nhà bị ốm, người thân qua đời. Những sự kiện này có khuynh hướng ảnh hướng kéo dài. Bạn có thể ngừng trading một thời gian.
5. Những vấn đề về tâm lý/kỹ luật.
6. Vấn đề broker: Broker can thiệp tài khoản, Broker đưa ra những tư vấn làm ảnh hưởng đến phán đoán của bạn…
Diễn tập tình thần- Kế hoạch thảm họa của bạn.
Điều gì nếu bạn đang nắm giữ 8,000 cổ phiếu IBM và giá bất ngờ giảm 13 điểm? Bạn sẽ làm gì?
Nếu bạn đang trading, bất ngờ có gọi điện từ bệnh viện báo rằng người thân của bạn gặp tại nạn. Bạn sẽ làm gì?
Nếu bạn đang bán khống, chỉ số DJIA tăng 20% trong một ngày? Bạn sẽ làm gì?
Diễn tập các tình huống này, giúp tinh thần của bạn không bị hoảng loạn và có được kinh nghiệm khi tình huống diễn ra.
Tài liệu tham khảo
- “Super Trader: Make consistent profits in good and bad markets”. Van K.Tharp, 2009.
Phụ lục: Tự hỏi bản thân
Để giúp bạn trong quá trình đánh giá bản thân, tôi xây dựng một bản câu hỏi gồm 17 điểm mà bạn có thể sử dụng để đánh giá bản thân. Cầm lấy nó và đưa nó cho bạn bè của bạn: Trả lời mỗi câu hỏi với đúng hoặc sai.
1. Tôi đã viết kế hoạch kinh doanh để hướng dẫn công việc trading/investing của mình. (Sai)
2. Tôi hiểu bức tranh tổng thể của thị trường hiện nay là như thế nào và cái gì ảnh hưởng đến nó (Đúng).
3. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch của mình, và vì vậy tôi có thể chỉnh sửa sai lầm của mình liên tục. (Đúng).
4. Tôi có thể trung thực để nói rằng tôi giỏi trong việc để lợi nhuận chạy và cắt lỗ nhanh chóng. (Sai).
5. Tôi có ba chiến lược trading mà tôi có thể sử dụng phù hợp với kịch bản này (Đúng).
6. Đối với chiến lược trading 1 , tôi thu thập phân phối R (R-multiple distribution) của ít nhất 50 lần trade. R chính là rủi ro ban đầu khi bạn tham gia giao dịch. Nó bằng chênh lệch giá entry và stoploss, nhân với số lượng giao dịch. (Sai)
7. Đối với chiến lược trading 2, tôi thu thập phân phối R (R-multiple distribution) của ít nhất 50 lần trade. (Sai)
8. Đối với chiến lược trading 3, tôi thu thập phân phối R (R-multiple distribution) của ít nhất 50 lần trade. (Sai)
9. Đối với mỗi chiến lược trading, tôi biết kỳ vọng và phân phối chuẩn của phân phối. (Sai)
10. Đối với mỗi chiến lược của mình, tôi biết loại thị trường nào hoạt dộng tốt và loại thị trường nào không hoạt động tốt (Đúng).
11. Tôi sử dụng các chiến lược của tôi chỉ khi loại thị trường hiện tại là nằm trong tình trạng mà các chiến lược hoạt động tôt (Sai)
12. Tôi có mục tiêu rõ ràng cho việc trading. Tôi biết điều gì tôi có thể chấp nhận khi tài khoản bị sụt giảm và tôi biết điều gì tôi có thể đạt được vào cuối năm nay. (Sai)
13. Dựa trên mục tiêu của tôi, tôi có chiến lược xác định số lượng vị thế rõ ràng để đáp ứng mục tiêu này (Sai).
14. Tôi hoàn toàn hiểu được rằng tôi là yếu tố quan trọng nhất trong sự nghiệp trading, và tôi phải khám phá bản thân nhiều hơn. (Đúng)
15. Tôi đã làm tốt việc trading. (Sai)
16. Tôi tự đánh giá bản thân mình là một trader/investor kỹ luật. (Sai)
Mỗi câu trả lời đúng, bạn được 1 điểm. Hãy trung thực với bản thân mình.
Số điểm của tôi là: 5
Sau đây là xếp hạng của bạn:
– 14 điểm hoặc cao hơn: Bạn là nhà đầu tư vĩ đai và đang kiếm được nhiều tiền từ thị trường.
– 10-13 điểm: bạn có nhiều tiềm năng nhưng có thể bạn đang gặp phải một số sai lầm lớn. Đây là có thể là những sai lầm tâm lý.
– 7-9: Bạn cao hơn mức trung bình nhưng vấn chưa đủ lớn. Bạn giống như là một ngôi sao bóng đá trường trung học và đang cố gắng hướng tới chuyên nghiệp.
– 4-6: Bạn tốt hơn các nhà đầu tư trung bình trên đường phố nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn để hoàn thiện và cần phải trau dồi các kỹ năng. Bạn phải khám phá bản thân, sự kỷ luật và chiến lược trading.
– 3 hoặc ít hơn. Bạn chỉ là một trader/investor trung bình. Bạn có thể muốn một ai đó nói cho bạn phải làm gì và kỳ vọng có một mức lợi nhuận lớn hiện tai; khi điều này không diễn ra, bạn cần một nhà tư vấn tốt để giúp đỡ bạn.