Phiên giao dịch đáng chú ý trong tuần qua là ngày 6/2/2020. Chỉ số VN-Index tăng 1.4% với khối lượng giao dịch lớn hơn ngày hôm trước. Trong khi chỉ số HNX-Index tăng 2.6% với khối lượng giao dich thấp hơn trước. Vì thế, HNX-Index chắc chắn không phải là ngày Bùng Nổ Theo Đà (FTD) trong khi các nhà đầu tư theo trường phái CANSLIM đặt câu hỏi về phiên tăng 1.4% này có phải là ngày Bùng Nổ THeo Đà không?
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải bám sát định nghĩa của O’Neil trong bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán và những hướng dẫn từ những người thực hành trong bộ phận tự doanh của O’Neil.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Theo O’Neil, ngày Bùng Nổ Theo Đà xuất hiện từ ngày 4 của Đợt Nỗ Lực Hồi Phục. Vâng, phiên ngày 6.2.2020 thỏa tiêu chí này. “Tôi xem mức tăng 1% là tối thiểu để được xem là một ngày bùng nổ theo đà thực sụ. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, khi nhiều nhà đầu tư tổ chức đang sử dụng hệ thống CANSLIM, chúng tôi đề nghị mức tăng cao hơn cho chỉ số Nasdaq và Dow Jones”- O’Neil viết như thế!
Vậy mức tăng ở đây là bao nhiêu? Bộ phận tự doanh của O’Neil sử dụng con số trên 2% cho ngày Bùng Nổ Theo Đà, và áp dụng cho Nasdaq và SP500, không áp dụng cho Dow Jones. Đây là lý do đầu tiên, tôi cho rằng mức tăng 1.4% của VN-Index là không đủ. Nên nhớ, mức tăng của Ngày Bùng Nổ Theo Đà không phải là một con số cố định mà cần được điều chỉnh theo độ biến động của thị trường. Từ ngày bị ảnh hưởng dịch Corona, các phiên giảm của VN-Index dao động từ 2%-3%, rõ ràng mức tăng 1.4% là còn khiêm tốn so với các phiên giảm để gọi là ngày Bùng Nổ Theo Đà.
Lý do thứ hai là sự mở rộng của các cổ phiếu leader. O’Neil nói, bản chất của thị trường là các cổ phiếu dẫn dắt. Bạn phải nhìn thấy sự mở rộng của các cổ phiếu dẫn dắt nằm ở đỉnh 52 tuần để xác nhận cho ngày Bùng Nổ Theo Đà. Và sau đây là thống kê của chúng tôi: Thị trường vào ngày 6/2/2020 có 4 cổ phiếu thiết lập đỉnh cao mới trong khi có đến hơn 36 mã đang tạo đáy mới. Ngày cuối tuần, 7/2/2020, có 6 mã thiết lập đỉnh cao 52 tuần trong khi có đến 26 mã phá đáy 52 tuần. SỐ LƯỢNG CÁC CỔ PHIẾU ĐẠT ĐỈNH 52 TUẦN THU HẸP CHỨ KHÔNG PHẢI MỞ RỘNG TRONG KHI DANH SÁCH PHÁ ĐÁY 52 TUẦN ĐANG MỞ RỘNG. Đó không phải là sự xác nhận cho Ngày Bùng Nổ Theo Đà.
Lý do thứ ba nằm ở tiêu chí kỹ thuật của ngày đảo chiều. Hãy chú ý đáy thấp nhất tạo vào ngày 3/2/2020 và trước đó là một cây giảm mạnh 2/2/2020. Ngày tăng mạnh 6/2/2020 không vượt qua được đỉnh ngày 2/2/2020. Trong kỹ thuật đảo chiều 4 phiên (O’Neil vận dụng cho rằng Ngày FTD phải từ phiên thứ 4 trở đi), thì FTD khi bùng nổ nên vượt qua đỉnh của 2-3 cây gần đáy. Trong khi thực tế của VN-Index lại không.Góc nhìn Wyckoff cho thấy, VN-Index đang bị kháng cự bởi lớp băng (ice) ở quanh vùng giá 940-950 điểm.
Bảng Sức Mạnh Giá (RS) của các ngành cho thấy nhóm ngân hàng đang dẫn đầu. Đây đang là tâm điểm dòng tiền của thị trường.
Tuy nhiên, tôi lại thấy dòng ngân hàng có nhiều lực bất ổn từ các leader cũ như BID và VCB.
VCB có điểm breakout nền giá 3 (mẫu hình chiếc cốc tay cầm) vào ngày 17/1/2020. Tuy nhiên, sau đó lại điều chỉnh đi xuống khiến điểm phá vỡ bị thất bại. Giá chạm MA50 ngày và bật lên vì đây là đường phòng thủ của big boy. Việc giá hồi phục từ MA50 ngày nhưng không vượt được MA20 ngày là dấu hiệu cảnh báo.
Hơn nữa, chúng ta đã có phân kỳ âm giữa giá và MACD.
Bên cạnh đó, giá hiện nay đã phá thủng đường trendline hỗ trợ nối từ tháng 6.2019 và đáy tháng 8/2019.
Cổ phiếu BID đã đến thời điểm chốt lãi khi MACD có tín hiệu bán và lưu ý MA5 ngày đang tiến sát MA20 ngày (tín hiệu bán khi có sự giao cắt)
Cổ phiếu IDJ có 3 phiên tăng trần và đang chạm vào đường kháng cự trên của kênh giá.
NHA cũng là cổ phiếu đang chú ý với sự đột biến lợi nhuận trong quý 4/2019