Như nhận định ở tuần trước, thanh giá No Demand xuất hiện ngay ở vùng kháng cự khiến VN-Index giảm nhẹ 0.5% trong tuần vừa qua. Vùng kháng cự 940-945 vẫn rất cứng.
[Nhịp Đập Thị Trường 14/2/2010] VN-Index xuất hiện No Demand tại kháng cự. Tiêu điểm FIT
Vì không có ngày bùng nổ theo đà trong đợt nỗ lực hồi phục, tôi vẫn giữ quan điểm “Thị Trường Đang Ở Trong Xu Hướng Giảm”. Đợt giảm vừa qua, MA50 ngày cũng cắt xuống MA200 ngày tạo nên “Chữ Thập Chết Chóc”. Theo dữ liệu của chúng tôi, chỉ còn 4 mã cổ phiếu thiết lập đỉnh 52 tuần trong tuần vừa qua, cho thấy danh sách vượt đỉnh 52 tuần đang thu hẹp lại (Tuần trước có 10 mã vượt đỉnh 52 tuần).
Mô hình sóng Elliott cho thấy, đợt nỗ lực hồi phục vừa qua đang tương ứng với sóng (ii), khả năng sắp tới chuyển sang sóng (iii) giảm giá mạnh. Vùng thời gian đảo chiều hiện nay là 29.2.2020 +/-3 ngày giao dịch (đôi khi mở rộng sang +/-5 ngày giao dịch). Nếu VN-Index cố gắng hồi phục trong thời gian này, chú ý đây là vùng đảo chiều.
Sự suy yếu của nhóm ngân hàng, chính là nguyên nhân khiến VN-Index mất trụ. Lần lượt BID, CTG bị bán mạnh. ACB cũng yếu vào phiên cuối tuần. VCB đang cố giữ giá. Chúng tôi đã lần lượt cảnh báo BID, CTG, VCB trong các bài phân tích trước đây.
Bảng RS cho thấy, sức mạnh giá của ngành ngân hàng đã tuột mạnh so với hai tuần trước.
(Danh sách các cổ phiếu có RS cao được gửi riêng cho nhóm Trend Trader)
VPB là cổ phiếu hiện đang tăng giá tốt nhất trong ngành ngân hàng và là động lực giữ giá cho VN-Index. Tuy nhiên, như tôi lưu ý từ tuần trước, VPB hiện nay đã tăng hơn 20% từ điểm Gap Up và 30% từ điểm pivot của mẫu hình chiếc Cup. Đây là vùng chốt lời. VPB lưu ý vận dụng quy tắc 8 tuần khi giá tăng hơn 20% trong vòng 4 tuần. Khoảng cách giữa giá và đường MA50 ngày là rất lớn. Tôi đoán VPB là yếu tố giúp giữ giá VN-Index trong tuần tới.
VIB là mã cổ phiếu đáng chú ý nhất trong ngành ngân hàng tuần qua. RS của cổ phiếu này là 85.5. Trong khi đang lần thứ hai xây lại mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm. Điểm breakout chưa hoàn thành vì giá đóng cửa tuy vẫn nằm ở nửa trên khung giá ngày nhưng vẫn nằm tại điểm pivot của mẫu hình. Khối lượng lớn trong phiên giao dịch này.
VIB có hệ số NIM giảm nhẹ trong vài quý gần đây. Điểm chú ý ở VIB là tăng trưởng lợi nhuận ở hoạt động dịch vụ với mức tăng trưởng trên 140% trong hai quý gần đây, trong khi tăng trưởng lợi nhuận ở mức thấp. Trong bối cảnh SBV đang thắt tín dụng, thì khả năng tăng trưởng ở hoạt động dịch vụ là tín hiệu tốt vì nó mở ra tiềm năng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. VIB nằm ở tốp 3 ngân hàng tư nhân cho vay tại Việt Nam; dẫn đầu về chỉ tiêu thẻ tín dụng Master Card tại Việt Nam với tốc độ tăng chi tiêu 300% trong năm 2019.
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý 4/2019 giảm nhẹ ở mức 14.27%.
Ba năm qua, VIB đang thể hiện sức mạnh tăng trưởng lợi nhuận rất lớn. Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận hàng năm đều trên 100% trong năm 2017 và 2018. Năm 2019, lợi nhuận trước thuế của VIB tăng gần gấp rưỡi so với năm 2008.
Năm 2019, ngân hàng này đã cho vay ôtô chiếm thị phần trên 25% và con số này duy trì từ năm 2017 đến nay; số dư cho vay bán lẻ vượt 100,000 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu công nghệ đang là tâm điểm hiện nay sau ngành ngân hàng. Trong đó là các mã như DGW, SAM, VGI, ELC có sức mạnh giá vượt trội. Tuy nhiên, ngoại trừ ELC đang có điểm mua theo Gap up và Dellphic Buy, các mã cổ phiếu còn lại không có nền giá tốt hoặc đã rời xa nền giá. Mã cổ phiếu FPT đang có tín hiệu cảnh báo bán.
Tuần qua, các mã cổ phiếu Penny vẫn có sự tăng trưởng khá tốt.TIG, một mã cổ phiếu bất động sản đang có mẫu hình chiếc cốc-tay cầm. RS của cổ phiếu này là 97 và có đột biến lợi nhuận 200% ở quý 4. Tuy nhiên, tôi không đánh giá cao mẫu hình này vì thời gian tăng ở bên phải chiếc cốc khá gấp gấp.
Cổ phiếu IDJ tiếp tục tăng trần trong tuần vừa qua. Việc một số cổ phiếu penny tăng giá trong khi các leader trụ cột đang suy yếu cảnh báo rủi ro cho thị trường.
Một số cổ phiếu ngành đường cũng tăng giá tốt nhưng chúng tôi không tập trung theo dõi nhóm ngành này.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”