Tôi đã nghe rất nhiều lần và ngay cả chính tôi cũng từng một lần nói như thế này: “Số lượng người chết vì Corona ít hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông ở Viêt Nam hay các dạng cúm mùa khác”. Theo một số thống kê, tỷ lệ chết vì corona tại Trung Quốc đâu đó tầm 2% (HIỆN MỚI CHỈ HƠN 2,000 NGƯỜI), còn thấp hơn CẢ TAI NẠN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM MỖI NĂM LÀ 10,000 NGƯỜI. Rồi người ta so sánh một loạt các tỷ lệ khác, như so sánh với rủi ro cá mập cắn, hút thuốc lá….để cho thấy xác suất chết vì corona ….KHÔNG ĐÁNG SỢ!
Thế là tâm lý chủ quan bắt đầu. WHO vừa đây đăng thông báo buồn bã: “Cánh cửa ngăn chặn Virus Corona đang đóng lại vì các quốc gia vẫn chưa hành động đủ mạnh mẽ”.
Tôi bỗng giật mình và muốn kiểm tra lại các sai lầm kinh nghiệm mà con người mắc phải. Không ai giỏi điều này như Nassim Nicholas Taleb, tác giả chuyên về xác suất thống kê và những ứng dụng trong thực tiễn đời sống và giao dịch. Đêm qua, tôi ngồi lần giở lại các tác phẩm của ông như “Thăng Hoa Trong Nghịch Cảnh”, “Thiên Nga Đen”, “Da Thịt Trong Cuộc Chơi”, và “Trò Đùa Sự Ngẫu Nhiên” để kiểm tra lại.
Trang 333, sách Da Thịt Trong Cuộc Chơi viết:
Yêu thích một số rủi ro
Cuốn Thăng Hoa Trong Nghịch Cảnh đã chỉ ra tại sao người ta lại lẫn lộn giữa rủi ro hủy diệt với những biến thiên và dao động- sự đơn giản hóa này đã vi phạm một logic về sự việc ở tầng sâu và nghiêm ngặt hơn. TÔi ủng hộ việc yêu thích rủi ro, việc thử nghiệm mày mò “lỗi” của hệ thống, và việc chấp nhân nhiều rủi ro không có rủi ro đuôi nhưng có lợi nhuận đuôi. Những thứ bất định không nhất thiết phải mang tính rủi ro, và điều ngược lại cũng đúng. Nhảy từ băng ghế xuống có thể tốt cho bạn và xương của bạn, nhưng nhảy từ tầng 22 xuống thì không bao giờ là tốt cả. Những chấn thương nhẹ sẽ có lợi, nhưng những chấn thương lớn hơn thì không bao giờ vì chúng có những hiệu ứng không thể đảo ngược. Lan truyền sự sợ hãi đối với một số loại sự kiện nhất định là lan truyền sự sợ hãi, nhưng đối với một số sự kiện khác thì không. ‘Nguy Cơ” và “Sự Hủy DIệt” là hai thứ khác nhau.
Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm Ngây Thơ
Các rủi ro là không bình đẳng. Chúng ta thường nghe nói rằng, “Số lượng người chết vì Ebola ít hơn số người chết đuối trong bốn tắm”, hoặc những thứ tương tự như vậy dựa trên các “bằng chứng”. Đây là một loại vấn đề khác mà bạn cần hiểu rõ, điều những kẻ học vấn nửa mùa thì không.
“Không bao giờ so sánh một rủi ro đuôi mập có tính hệ thống và cả khả năng nâng lên nhiều lần với một rủi ro đuôi nhỏ có tính cá biệt và không có khả năng nhân lên nhiều lần.”
Hãy nhớ rằng tôi lo loắng về mối tương quan giữa cái chết của một người và cái chết của một người khác. Vì vậy, ở đây chúng ta cần quan tâm đến các hiệu ứng mang tính hệ thống, những thứ có thể ảnh hưởng đến nhiều hơn một người nếu chúng xảy ra.
Xin nhắc lại: các sự kiện ngẫu nhiên rơi vào hai nhóm: Mediocristan (trung bình) hoặc Extremistan (Cực Đoan). Nhóm Mediocristan có đuôi nhỏ và chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà không có sự tương quan đến tập thể.. Nhóm Extemistan, xét theo định nghĩa, ảnh hưởng đến nhiều người. Như vậy, nhóm Extremistan có hiệu ứng mang tính hệ thống còn nhóm Mediocristan thì không. Những rủi ro có khả năng nhân lên nhiều lần, ví dụ như dịch bệnh luôn thuộc về nhóm Extremistan. Chúng có thể không gây chết người (ví dụ, dịch cúm) nhưng chúng vẫn luôn đến từ nhóm Extremistan.
Hay nói một cách chuyên môn hơn
Các rủi ro Mediocristan tuân theo chặn Chernoff:
Có thể giải thích về chặn Chernoff như sau. Xác suất số lượng người chết đuối trong bồn tắm Mỹ tăng gấp đôi trong năm sau- giả sử rằng không có sự thay đổi về dân số cũng như số lượng bồn tắm- là một trên vài nghìn tỷ người trong vũ trụ. Không thể nói như vậy về xác suất số lượng người bị khủng bố giết hại tăng gấp đôi cũng trong năm sau.
Thật bệnh hoạn, các phóng viên và các nhà khoa học xã hộ lại ngả về những thứ vớ vẩn như vậy- đặc biệt là những người nghĩ rằng phương pháp hồi quy và biểu đồ là một cách tiếp cận vấn đề phức tạp. Đơn giản là họ đã được đào tạo để sử dụng những công cụ cho các sự kiện Mediocristan. Vì thế, chúng ta mới bắt gặp những kiểu tít bao như: Số lượng công dân Mỹ đã ngủ với cô Kim Karrdashian (Siêu Mẫu Siêu Vòng 3) nhiều hơn số lượng người chết vì Ebola. Hay số lượng người chết vì đồ gia dụng nhiều hơn số lượng người chết vì khủng bố. Hãy nghĩ về chuyện này: Một tỷ người ngủ với Kim Karrdashian là điều không tưởng, nhưng sẽ có một xác suất khác 0 rằng một quá trình có khả năng nhân lên nhiều lần (dịch bệnh) có thể khiến 1 tỷ người chết. Hoặc ngay cả nếu các sự kiện đó không có khả năng nhân lên nhiều lần, ví dụ như khủng bố, thì vấn sẽ có xác suất hững hành động như làm nhiễm bẫn nguồn nước có thể gây ra những sự chệch hướng ở mức độ cực đoan. Một lập luận khác là sự phản hồi: nếu số lượng nhận nhân khủng bố thấp, đó là nhờ các biện pháp cảnh giác (chúng ta thường kiểm tra hành khách trước khi lên máy bay) và lập luận cho rằng các biện pháp cảnh giác này là thừa thãi là dấu hiệu cho thấy một khiếm khuyết nghiêm trọng trong tư duy. Bồn tắm của bạn không cố ý giết hại bạn đâu.
LỜI KẾT, ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA MỘT “NGUY CƠ” …THỨ CÓ THỂ ĐẾN TỪ MEDOCRISTAN VỚI “RỦI RO HỦY DIỆT”…THỨ CÓ THỂ ĐẾN TỪ EXTREMISTAN..
BILL GATE CẢNH BÁO CÓ THỂ 10 TRIỆU NGƯỜI CHẾT NẾU NHƯ CORONA TRÀN ĐẾN TẬN CHÂU PHÍ…CORONA LÀ RỦI RO HỆ THỐNG CÓ THỂ NHÂN LÊN THÀNH RỦI RO HỦY DIỆT CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “NGUY CƠ”
https://www.telegraph.co.uk/news/2020/02/15/coronovirus-bill-gates-warns-10-million-deaths-virus-spreads/