SỐNG SÓT BẰNG CÁCH KÌM NÉN CÁI TÔI
Trong suốt hơn 50 năm kinh nghiệm, O’Neil là kẻ sống sót thành công trong thế giới của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, khi ông đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư và các công ty đầu tư chuyên nghiệp khác lần lượt đến rồi đi. Hầu hết những thất bại này theo như cách O’Neil nhìn nhận đều có nguyên nhân là bởi cái tôi quá lớn và những ảnh hưởng tâm lý chết người, ví dụ như sự giàu có bất ngờ khiến mọi người có khuynh hướng vứt bỏ các nguyên tắc quản trị tiền. Tiền bạc chắc chắn là căn nguyên của tội lỗi, vì nó thể khiến một nhà đầu tư cá nhân đến con đường tự hủy hoại chính mình. Chính vì điều này, mùi vị của những thành công vật chất lớn trên thị trường có thể là những thứ chết người.
Sau hơn 50 năm đầu tư và kinh doanh, O’Neil có vô số câu chuyện để kể về bài học của sự thành công trong đầu tư và các hành động dại dột. Chúng tôi xem những bài học này, chẳng hạn như câu chuyện về một nhà môi giới có tên là Hayden Stone, một sinh viên xuất sắc từ Đại Học Yale đã mua rất nhiều cổ phiếu tăng trưởng cao vào những năm 1960 như Brunswick và Amercican Photocopy, điều giúp anh ta kiếm được rất nhiều tiền, nhưng khi các cổ phiếu này bắt đầu giảm giá, anh ta lại bắt đầu tuyên bố phương phương pháp của mình là không thể sai lầm và trở thành “nhà đầu tư chiến lược dài hạn”. Nói đơn giản, anh ta ôm chặt tất cả cổ phiếu nóng trong suốt quá trình tăng giá, và cũng ôm chặt trong suốt xu hướng giảm giá. Chính điều này đã khiến anh ta bị phá sản và loại bỏ khỏi cuộc chơi. Một người bạn khác mà Bill biết cũng là một nhà môi giới, người đã vay $150,000 (một khoản tiền lớn vào đầu những năm 1960) để làm tăng đòn bẩy kh mua cổ phiếu Solotron, một cổ phiếu công nghệ cao rất hấp dẫn vào những năm 1960. Cổ phiếu này chạm mức giá 275 và đạt đỉnh. Nhưng anh ta vẫn ôm chặt cổ phiếu trong quá trình nó giảm từ 275 xuống 8, kết quả anh ta mất việc, vợ tuyên bố ly hôn, đột quỵ sau khi phá sản. Đây là những bài học về những điều xảy ra cho những bị choáng ngợp và mù quáng bởi thành công ban đầu trên thị trường cổ phiếu.
Vào tháng 6 năm 1999, Bill đã đưa bức ảnh về Steve Case, CEO của một công ty dot.com siêu khủng là America Online (AOL), người thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí tài chính. Bức ảnh cho thấy Case đang bước ra từ một tòa nhà chính phủ sau buổi điều trần về những hành động cạnh tranh với chính phủ Mỹ trong việc chống lại Microsoft,Inc (MSFT). Case đang nở nụ cười lớn, tự mãn trên khuôn mặt. Không ai hiểu bản chất con người như Bill O’Neil, đặc biệt là khi liên quan đến các nhà quản trị của các công ty mà họ đã gặt hái thành công. O’Neil nhận ra những dấu hiệu tự tin quá mức lộ rõ trên khuôn mặt của những nhà quản trị doanh nghiệp hàng đầu. O’Neil dự báo chính xác những ngày tháng tươi đẹp nhất của AOL chắc chắn đã ở phía sau, và sau khi nó kiểm tra lại một lần nữa đỉnh cũ vào năm 1999, AOL đã giảm một mạch từ đỉnh 267.76 vào tháng 12 năm 1999 về mức đáy 24.31 trong thị trường con gấu năm 2002, khi nó phải tự cứu mình bằng nghiệp vụ đáng kinh tởm (LBO- Mua lại bằng đòn bẩy) và đổi tên thành Time Warner,Inc. vào năm 2000. Đây là một bài học về những ảo giác sai lầm đối với khả năng giác ngộ và sức mạnh vô hạn của các nhà lãnh đạo.
Những bài học thương trường của Bill O’Neil là kết quả của những năm tháng sinh tồn trong kinh doanh, và cuộc sống. Một người muốn duy trì sự khách quan và tỉnh táo không được ngủ quên trong chiến thắng và cái bẫy của sự giàu có. Ông hiểu rõ mẫu hình tâm lý và hành vi sau khi kiếm được nhiều tiền trên thị trường chứng khoán. Một khi các nhà giao dịch phát hiện thấy mình không thể chế ngự cám dỗ ma thuật của sự giàu có (sau khi đã kiếm được khoản lãi lớn ngọt ngào khi thị trường có xu hướng), họ sẽ bắt đầu thực hiện các giao dịch có rủi ro cao hơn, biến mình thành “các nhà đầu tư chiến lược dài hạn” khi giá giảm, hoặc thực hiện đòn bẩy cao nhằm duy trì sự tăng trưởng của tài sản, cũng như mở rộng giao dịch các mẫu hình mà anh ta ít hiểu biết.
Theo cách này, mỗi tổ chức kinh doanh đều thể hiện một đạo đức kinh doanh riêng. Hệ sinh thái kinh doanh của O’Neil gồm công ty Data Analysis, Inc., Nhật Báo IBD, công ty William O’Neil + Company,Inc, và công ty O’Neil Securities, Inc, cùng các công ty chị em khác của O’neil vừa giản dị, khiêm tốn vừa mạnh mẽ. Chúng tôi nói vui rằng, điều thể hiện rõ ràng nhất đức tính tiết kiệm của O’Neil tại văn phòng là ông không mua thảm mới, mà lại mua một băng keo mới để dán lại chiếc thảm cũ bị rách! Nói chuyện vui ngoài lề một chút, bạn sẽ không thể thấy môi trường làm việc kiểu Google, tức ngông cuồng, phung phí và bê tha, tại công ty của O’Neil. Bạn đến làm việc với Bill O’Neil để học cách làm giàu từ thị trường chứng khoán, và nhiều thứ khác, chứ không phải đi mát xa mỗi ngày. Cuộc sống thanh đạm này của O’Neil được sinh ra bởi vì tuổi thơ của ông trải qua thời kỳ Đại Khủng Hoảng, cũng như sự thông thái và tầm nhìn dài hạn về cách các nhà đầu tư thành công, lý trí chế ngự cái tôi cũng như các cạm bẫy tâm lý liên quan đến sự phù phiếm để trở nên vĩ đại trong nghề đầu tư. Điều này không nói rằng O’Neil không khuyên bạn được phép sử dụng lợi nhuận từ thị trường tài chính để định kỳ tưởng thưởng cho bản thân, ví dụ như một chiếc xe mới (chỉ có điều đừng vung tay quá trán để mua một chiếc Ferrari đắt tiền!) hoặc những hình thức hưởng thụ khác nhằm tái củng cố khả năng đầu tư thành công (ND: ví dụ như học một khóa học, chăm sóc sức khỏe, tinh thần…). Chỉ là việc cân bằng và sống giản dị luôn được đề cao, và đó là bài học mà O’Neil luôn dạy cho tất cả các nhà đầu tư và nhà giao dịch. Dù nhìn ở góc độ nào, nước Mỹ nên rút ra một bài học ở đây. Cuộc khủng hoảng năm 2009 chính là kết quả khi quốc gia này đã đi quá xa với một khái niệm không bền vững: “Tự do và tiền bạc miễn phí cho tất cả mọi người.”
LỜI RĂN ĐẦU TIÊN
Lời răn đầu tiên là một trong những quy tắc và nguyên lý có thể áp dụng trong cuộc sống nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, mà chúng tôi đã nghe rất nhiều lần từ Bill O’Neil: “Đừng bao giờ đánh mất bản thân” Ý tưởng cơ bản này đó là hãy điềm đạm với những ảo giác và cái bẫy của sự giàu có, vì nhiều người đã “đánh mất chính mình” trước sự giàu có bất ngờ. Điều này là rất quan trọng.
Mặc dù việc tránh né sự thất bại và phá sản là kết quả kinh nghiệm của O’Neil về căn nguyên gây ra những niềm đau cho nhà đầu tư, nhưng có nhiều người vẫn cảm thấy khoan khoái khi cố gắng dự đoán O’Neil sẽ tán gia bại sản. Những bình luận của một nhà quản trị danh mục mà chúng tôi trích dẫn đầu chương này (người đã dự đoán thị trường con gấu tàn khốc 2000-2002 có thể kết thúc khi và chỉ khi Nhật Báo IBD phá sản) đã cho thấy sự thiếu chính xác và ngạo mạn của ông ta. Dễ hiểu thôi, khi bạn trở thành người thành công, bạn trở thành mục tiêu đố kỵ của người khác vì đó là bản chất tiêu cực của con người.
Một ví dụ về kiểu đố kỵ này là khi chúng tôi nghe đươc một tin đồn rằng O’Neil đã bị “kẹp chết hàng” cổ phiếu bán dẫn đang rất “hot” lúc đó là Cymer,Inc.(CYMI). Họ cho rằng cú giảm mạnh của cổ phiếu này đã tạo ra khỏi lỗ lớn đối với O’Neil và dường như là ông “có thể bị phá sản”. Nếu nghe điều này, bạn hãy nhớ rằng Bill O’Neil, là người chưa bao giờ thua lỗ lớn bất kể thị trường tàn khốc với ông như thế nào. Bất cứ khoản lỗ nào đối với CYMI (giả sử có hoặc không), cũng không ảnh hưởng lớn đến O’Neil, vì ông đa từng trải qua những đợt sụp đổ còn kinh khủng hơn trong sự nghiệp của mình. Đến tận hôm nay, chúng tôi cũng không biết liệu lời đồn trên là đúng hay sai, nhưng tôi chỉ thấy rằng có nhiều người sẽ rất hớn hở và vui mừng được nhìn thấy cảnh O’Neil thất bại. Tôi chỉ biết một điều chắc chắn rằng, hai năm sau đó, O’Neil và những nhà quản lý danh mục của ông (chúng tôi tự hào vì mình là một phần trong thời điểm tươi đẹp ấy) đã kiếm được tỷ suất sinh lợi bốn con số trên thị trường chứng khoán.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”