LỊCH SỬ BA CUỘC CHIẾN TRANH
TIỀN TỆ THẾ GIỚI
Chiến tranh tiền tệ lần I (1921-1936)
Chiến tranh tiền tệ lần thứ I (CWI) bắt đầu từ xu hướng đầu cơ vào năm 1921 do chiến tranh thế chiến thứ nhất. CW1 kết thúc vào năm 1936. Cuộc chiến này diễn ra trong nhiều vòng và ở 5 châu lục và có tác động lớn đến thế kỷ 21. Đức có bước đi đầu tiên vào năm 1921 với việc thiết kế siêu lạm phát ban đầu nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và sau đó dùng sức mạnh ngu xuẩn này để phá hủy nền kinh tế nhằm làm giảm gánh nặng chi phí bồi hoàn chiến tranh. Pháp tham gia vào cuộc chiến tranh tiền tệ vào năm 1925 bằng cách phá giá đồng france trước khi trở lại bản vị vàng, do đó, có được lợi thế xuất khẩu so với Anh và Mỹ là hai nước trở lại bản vị vàng với tỷ lệ như trước chiến tranh. Anh phá vỡ bản vị vàng vào năm 1931 và giành lại lợi thế đã mất vào tay Pháp vào năm 1925. Đức được hỗ trợ vào năm 1931 bởi Tổng Thống Herbert Hoover để tạm ngưng việc bồi hoàn chi phí chiến tranh. Việc tạm ngưng trở thành vĩnh viễn như là kết quả của Hội Nghị Lausanne vào năm 1932. Sau năm 1933 và sự đi lên của Hitler, Đức đi theo con đường riêng của mình và rút khỏi thương mại toàn cầu, trở thành một nền kinh tế tự cung tự cấp, mặc dù vẫn có mối liên kết với Áo và Đông Âu. Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh tiền tệ vào năm 1933 bằng việc phá giá so với vàng và giành lại lợi thế xuất khẩu bị mất vào tay Anh vào năm 1931. Cuối cùng, Pháp phá bỏ vàng và trở thành quốc gia lớn cuối cùng thoát khỏi ảnh hưởng tồi tệ của Đại Suy Thoái trong khi Anh phá giá một lần nửa để giành lại lợi thế đã mất so với đồng USD sau khi Fed phá giá vào năm 1933.
Sau mỗi vòng phá giá và vỡ nợ, các nền kinh tế lớn của thế giới tham gia vào một cuộc đua đến đáy, khiến thương mại toàn cầu bị ngưng trệ và nền kinh tế suy sụp. Biến động và bản năng phòng vệ của hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn này khiến CW1 là một câu chuyện mang tính cảnh bao đối với với thế giới hiện nay.
Diễn biến chi tiết
CW1 bắt đầu vào năm 1921 ở Weimar Đức khi Reichsbank, là ngân hàng trung ương của Đức, phá hủy giá trị của đồng Mark thông qua một cuộc in tiền khổng lồ và dẫn đến siêu lạm phát. Lạm phát khiến diễn ra khi Reichsbank mua lại các thương phiếu (bills) do chính phủ Đức phát hành để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và chi tiêu chính phủ. Đây là một trong những cuộc phá hủy lớn nhất và gây nhiều tranh cải nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Bí mật vẫn được giữ im lặng kể từ khi Đức phá hủy đồng nội tệ của mình để thoát khỏi chi phí bồi hoàn chiến tranh do Anh và Pháp đưa ra trong Hiệp ước Versaille. Thực tế, việc bồi hoàn này được gắn liền với “đồng Mark vàng”, được định nghĩa như là một số lượng vàng cụ thể hoặc giá trị tương đương trong đồng tiền phi Đức và hiệp ước này dựa trên tỷ lệ xuất khẩu của Đức bất kể giá trị của tiền giấy. Tuy nhiên, Reichsbank nhận thấy cơ hội để gia tăng xuất khẩu của Đức bằng cách phá giá nội tệ để làm cho hàng hóa Đức trở nên rẻ hơn- một lý do gây tranh cải—cũng như để khuyến khích khách du lịch và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Cách làm này cũng có thể tạo ra ngoại tệ để chi trả chi phí bồi hoàn chiến tranh vốn không có một mức bồi hoàn cụ thể.
Lạm phát bắt đầu chậm và tăng tốc vào cuối năm 1921. Lúc đầu, người Đức thấy giá cả đang tăng lên nhưng vẫn không biết rằng đồng nội tệ sắp sụp đổi. Các ngân hàng Đức có nợ bằng với giá trị tài sản của họ và phần lớn đều được phòng ngừa. Nhiều công ty có các tài sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng và thiết bị, hàng tồn kho có lợi về giá trị danh nghĩa khi đồng tiền sụp đổ và do đó cũng được phòng ngừa. Một số các công ty có nợ thấy rằng các khoản nợ bị bốc hơi vì nó trở nên vô giá trị do đó trở nên có lợi. Nhiều doanh nghiệp lớn của Đức, trước khi trở thành những gã khổng lồ ngày hôm nay, đã hoạt động bên ngoài nước Đức, vốn đã kiếm được đồng tiền ngoại tệ, và do đó kéo công ty mẹ ra khỏi tác động tồi tệ của việc sụp đổ đồng Mark
Sự tháo chạy của dòng vốn là phản ứng bình thường của việc sụp đổ đồng nội tệ. Họ chuyển đổi đồng Mark sang france Thụy Sĩ, vàng và những thứ lưu giữ giá trị khác có thể được và chuyển tài khoản ra nước ngoài. Thậm chí, một số nhà tư bản không được cảnh báo ngay lập tức khi khoản lỗ trong giá trị đồng nội tệ được bù đắp bởi sự tăng giá của thị trường chứng khoán. Thực tế là khoản lãi này được xuất hiện ngay khi đồng mark trở nên vô giá trị. Cuối cùng, những ai nằm trong công đoàn và nhân viên chính phủ ban đầu cũng được phòng ngừa vì chính phủ tăng mức lương bù đắp lạm phát.
Tất nhiên, những người không phải là công chức chính phủ, danh mục chứng khoán và tài sản hữu hình hoặc các hoạt động nước ngoài để bù đắp chúng. Hầu hết tầng lớp trung lưu bị ảnh hưởng nặng nề nhất hoặc những người tiết kiệm gửi ngân hàng thay vì đầu tư vào thị trường chứng khoán. Những người này rơi vào khánh kiệt. Nhiều người buộc phải bán một số đồ dùng để kiếm một vài đồng mark nhằm chi trả cho thực phẩm và duy trì cuộc sống. Piano trở thành một dạng tiền tệ. Bạo loạn xảy ra nhiều nơi.
Vào năm 1922, lạm phát chuyển sang siêu lạm phát khi Reichsbank cố gắng kiểm soát tình thế và in một lượng tiền khổng lồ để đáp ứng nhu cầu của công đoàn và nhân viên chính phủ. Một đồng USD trở nên rất giá trị đến nổi mà các du khách Mỹ có thể không chi tiêu gì. Bữa tối được thanh toán ngay khi gọi món vì giá có thể cao hơn rất nhiêu khi nấu xong. Nhu cầu đối với giấy tờ ngân hàng là rất lớn khiến cho Reichsbank phải huy động cả các công ty in tư nhân và sử dụng đội logistic đặc biệt để có được đủ giấy và mực in tiền. Trước năm 1923, các giấy tờ ngân hàng chỉ được in một mặt.
Vì nền kinh tế Đức đang chao đảo, Pháp và Bỉ đã xâm lược các vùng công nghiệp của Đức tại Ruhr Valley vào năm 1923 để bảo đảm lợi ích trong việc bồi hoàn chiến tranh. Việc xâm lược cho phép những người chiếm giữ có được thanh toán thông qua các hàng hóa sản xuất và than. Các công nhân Đức ở Ruhr phản ứng bằng cách làm việc chậm rãi, đình công và phá hoại. Reichsbank đã thưởng các công nhân và khuyến khích sự kháng cự của họ bằng cách in nhiều tiền hơn nữa để có lương cao hơn và lợi ích thất nghiệp tốt hơn.
Cuối cùng, Đức ngăn được siêu lạm phát vào tháng 11.1923 bằng cách đổi tiền, gọi là retenmark. Retenmark được bảo đảm bởi các thế chấp và bởi khả năng thuế của bất động sản cơ sở. Việc phát hành và lưu thông được quản lý thận trọng bởi nhà phát hành tiền tệ mới được chỉ định là Hjalmar Schacht, một ngân hàng tư nhân sớm đã thay thế Von Havenstein trở thành người đứng đầu Reichsbank. Khi cuộc sụp đổ của đồng mark Đức đi đến giai đoạn cuối cùng, đồng Retenmark được giới thiệu, 1 retenmark gần xấp xỉ 1,000 tỷ đồng Mark. Đồng Retenmark là một sự cố định tạm thời và ngay sau đó được thay thế bởi một đòng reichsmark được bảo đảm trực tiếp bằng vàng. Vào năm 1924, các đồng mark đức cũ dẫn tới siêu lạm phát gần như bị vứt vào sọt rác, cống rãnh.
Các nhà lịch sử kinh tế xem siêu lạm phát 1921-1924 của Weimar Republic tách biệt khỏi chính sách phá giá theo kiều làm nghèo hàng xóm từ năm 1931-1936, nhưng điều này lờ đi việc phá giá cạnh tranh liên tục trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến. Siêu lạm phát Weimar thực sự đã đạt được một số mục tiêu chính trị quan trọng, một thực tế đã ảnh hưởng đến giai đoạn những năm 1920 và 1930. Siêu lạm phát được thống nhất bởi người Đức trong thế đối kháng với “những nhà đầu cơ nước ngoài” và buộc Pháp nhúng tay vào Ruhr Valley, do đó, tạo ra cơ hội cho Đức tiến hành hiện đại hóa vũ trang. Siêu lạm phát cũng tạo ra được sự đồng cảm từ Anh và Mỹ để giảm bớt những yêu cầu khó khăn của việc bồi hoàn chiến tranh do Hiệp Ước Versaill. Trong khi sự sụp đổ của đồng Mark không liên quan trực tiếp đến giá trị của các thanh toán bồi thường chiến tranh, Đức ít nhất cũng nói rằng nền kinh tế đã sụp đổ vì siêu lạm phát, giống như một dạng tự bồi thường. Sự sụp đổ của đồng tiền cũng làm gia tăng sức mạnh của các nhà tư bản vốn nắm giữ các tài sản thực hơn so với nhưng người nắm giữ tài sản tài chính. Những nhà công nghiệp này nổi lên từ siêu lạm phát là mạnh hơn vì họ có khả năng hấp thụ ngoại tệ và mua tài sản tại các doanh nghiệp bị thất bại với giá rẻ.
Cuối cùng, siêu lạm phát cho thấy rằng Đức có thể đang chơi với lửa khi nó sử dụng tiền giấy, mặc dù biết rằng giải pháp đơn giản là tiến đến bản vị vàng. Siêu lạm phát Đức năm 1922 khó có thể coi là một kế hoạch ngoài ý muốn, vì siêu lạm phát được sử dụng như một dạng đòn bẩy chính sách. Siêu lạm phát tạo ra chiến thắng cho những ai dự đoán trước và thua lỗ cho những ai không biết gì về nó. Đây là công cụ chính trị để sắp xếp lại xã hội và mối quan hệ kinh tế giữa các chủ nợ, con nợ, nhận lực và vốn, trong khi giữ vàng để mua lại những thứ rác rưởi nếu cần thiết.
Tất nhiên, chi phí của siêu lạm phát là vô cùng lớn. Niềm tin vào chính phủ Đức bị tan biến và cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Chưa có giai thoại nào mà một nước lớn với nguồn lực tự nhiên, nhân công, tài sản hữu hình và vàng sẵn có để bảo vệ tài sản có thể nhanh chóng phục hồi sau siêu lạm phát như Đức. Từ năm 1924 đến 1929, ngay lập tức sau siêu lạm phát, Sản xuất công nghiệp của Đức tăng trưởng nhanh hơn so với bất cứ nền kinh tế lớn nào trên thế giới, bao gồm Mỹ. Trước đây, các quốc gia rời bỏ bản vị vàng trong thời gian chiến tranh, ví dụ như Anh trong cuộc chiến với Napoleon. Bây giờ, Đức phá bỏ mối liên hệ đối với vàng trong thời gian hòa bình. Reichsbank đã minh họa rằng một nền kinh tế hiện đại với tiền giấy, không liên hệ với vàng, có thể bị lái theo các mục tiêu chính trị và những mục tiêu chính trị này hoàn toàn có thể đạt được. Bài học này không bao giờ lỗi thời đối với các quốc gia công nghiệp.
Đúng vào lúc siêu lạm phát Weimar rơi vào vòng xoáy không thể kiểm soát, hầu hết các quốc gia công nghiệp khác gửi đại diện đến Hội nghị Genoa ở Italia vào mùa xuân năm 1922 để xem xét việc trở lại hệ thống bản vị vàng lần đầu tiên sau Thế Chiến thứ 1. Trước năm 1914, hầu hết các nền kinh tế lớn đã có một hệ thống tiền tệ bản vị vàng thực sự, trong đó tiền giấy tồn tại trong mối liên hệ cố định so với vàng, vì thể cả tiền giấy và đồng tiền vàng lưu hành song song với khả năng chuyển đổi tự do lẫn nhau. Tuy nhiên, những hệ thống bản vị vàng này gần như bị dẹp bỏ khi xảy ra Thế Chiến thứ 1 vì nhu cầu in tiền giấy tài trợ cho chiến tranh. Bây giờ, vào năm 1922, với hiệp ước Versaill hoàn tất và chi phí bồi hoàn chiến tranh được thiết lập, thế giới một lần nữa đang hướng tới mốc neo vào bản vị vàng.
Chưa có thay đổi quan trọng nào kể từ thời hoàng kim của bản vị vàng cổ điển. Mỹ đã tạo ra ngân hàng trung ương mới từ năm 1913, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, với quyền lực về việc thay đổi lãi suất và cung tiền tệ. Mối hệ giữa chứng khoán vàng và tiền của Mỹ vẫn là một mục tiêu trong những năm 1920. Các nước đã tăng cường phát hành tiền giấy giống như những năm chiến tranh 1914-1918, trong khi dân chúng ngày càng có thói quen sử dụng tiền giấy sau khi những đồng tiền vàng được rút khỏi lưu thông. Hội nghị Genoa tái giới thiệu vàng như là một nền tảng linh hoạt hơn, được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi các ngân hàng trung ương.
Từ hội nghị Genoa, một hệ thống bản vị tỷ giá-vàng xuất hiện, nó hoàn toàn khác biệt với hệ thống bản vị vàng cổ điển. Các nước tham gia đồng ý rằng dự trữ của mỗi nước được nắm giữ không chỉ vàng mà còn tiền tệ của các quốc gia khác; từ “tỷ giá” trong “hệ thống bản vị tỷ giá vàng đơn giản có nghĩa rằng dự trữ ngoại tệ được xem như là vàng vì mục đích trao đổi. Đây là một gánh nặng đối với bản vị vàng dành cho các quốc gia nắm giữ nhiều vàng như Mỹ. Mỹ chịu trách nhiệm duy trì giá trị chuyển đổi 1 ounce vàng bằng 20.67 USD trong khi các quốc gia có thể nắm giữ đồng USD như vàng. Dưới hệ thống tiền tệ mới này, tài khoản thanh toán quốc tế vẫn được thanh toán bằng vàng, nhưng một quốc gia có thể tích lũy một lượng lớn ngoại tế trước khi hoán đổi thành vàng.
Bên cạnh đó, đồng tiền vàng và thỏi vàng không còn được lưu thông tự do như trước chiến tranh. Các quốc gia chỉ trao đổi các giấy tờ để lấy vàng, nhưng phần lớn là với số lượng nhỏ, chẳng hạn như chỉ vàng 400 oz, được định giá lúc bấy giờ chỉ 8,268 USD, tương đương hơn 110,000 USD hiện nay. Điều này có nghĩa rằng thỏi vàng chỉ được sử dụng bởi các ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại và giới siêu giàu, trong khi phần lớn mọi người sử dụng tiền giấy được đảm bảo bởi lời hứa của chính phủ rằng chúng có giá trị tương đương với vàng. Tiền giấy vẫn sẽ “tốt như vàng” nhưng vàng thì biến vào hầm trữ vàng của ngân hàng trung ương. Anh đưa ra những thỏa thuận này trong Hiệp Ước Bản vị Vàng năm 1925, muốn tham gia vào hệ thống bản vị vàng tỷ giá mới.
Không chỉ trở lại với hệ thống bản vị vàng bị chỉnh sửa, chiến tranh tiền tệ tiếp tục leo thang. Vào năm 1923, đồng franc Pháp sụp đổ, mặc dù không tồi tệ như đồng Mark cách đó vài năm. Sự sụp đổ đồng franc khiến cho người dân Mỹ có thể du lịch tới Pháp một cách thoải mái.
Nhiều lỗi trong hệ thống bản vị tỷ giá vàng bắt đầu bộc lộ ngay sau khi nó được chấp nhận. Rõ ràng nhất là sự bất ổn định là kết quả của việc tích lũy một số lượng lớn ngoại tệ bởi nước thặng dư thương mại, tiếp theo là nhu cầu vàng lớn đối với quốc gia thâm hụt. Bên canh đó, Đức, là một nền kinh tế lớn nhất ở Châu Âu, không đủ vàng để hỗ trợ cho cung tiền cho thương mại quốc tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Nỗ lực bù đắp cho sự thiếu hụt này là vào năm 1924 dưới dạng kế hoạch Dawes, tên của một ông trùm ngân hàng và sau này là Phó Tổng Thống Mỹ Charles Dawes, người thiết kế kế hoạch. Kế hoạch Dawes được ủng hộ bởi hội nghị tiền tệ quốc tế để giải quyết những vấn đề của chi phí bồi thường chiến tranh theo hiệp ước Versail. Kế hoạch Dawes cụ thể là giảm chi phí bồi thường của Đức và cung cấp khoản vay mới cho Đức để có thể có đủ vàng và dự trữ ngoại tế đáp ứng hỗ trợ cho nền kinh tế. Kết hợp với hội nghị Genoa vào năm 1922, đồng retenmark mới và ổn đỉnh vào năm 1923 và kế hoạch Dawes vào năm 1924, cuối cùng đã bình ổn được tình hình tài chính của Đức và cho phép lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp mở rộng mà không bị lạm phát.
Hệ thống tỷ giá cố định từ năm 1925 đến 1931 có nghĩa là, trong thời gian này, chiến tranh tiền tệ diễn ra bằng cách sử dụng tài khoản vàng và lãi suất hơn là tỷ giá. Chức năng của bản vị tỷ giá vàng trong giai đoạn này tùy thuộc vào cái được gọi là “quy tắc của cuộc chơi”. Những quốc gia có lượng vàng đổ vào được kỳ vọng sẽ nới lỏng tiền tệ, cùng với việc hạ thấp lãi suất, để cho phép nền kinh tế mở rộng, trong khi những quốc gia có dòng vàng đổ ra sẽ thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất, dẫn đến suy thoái kinh tế. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ tìm thấy một mức giá và lương đủ thấp để khiến cho hàng hóa trở nên rẻ hơn và có tính cạnh tranh cao hơn, trong khi nền kinh tế mở rộng tiền tệ diễn ra tình trạng đối ngược. Tại điểm này, dòng vàng sẽ đảo hướng, quốc gia có dòng vàng chảy ra sẽ thu hút được thặng dư thương mai dựa trên giá hàng hóa rẻ hơn, trong khi những nền kinh tế mở rộng bắt đầu thâm hụt thương mại và dòng vàng chảy ra.
Hệ thống tỷ giá vàng là một hệ thống tự cân bằng với một điểm yếu quan trọng. Trong hệ thống bản vị vàng thuần túy, cung vàng là tiền tệ cơ sở và nó là nguyên nhân gây ra sự mở rộng hoặc suy thoái kinh tế, trong khi, dưới chế độ bản vị tỷ giá vàng, dự trữ ngoại tệ cũng đóng vai trò này. Nghĩa rằng một ngân hàng trung ương có thể dựa vào lãi suất và những quyết định chính sách tiền tệ khác để thực hiện quá trình điều chỉnh. Do đó nó giống như là một sự điều chỉnh dựa trên chính sách, hơn là do hoạt động của vàng, nên hệ thống này cuối cùng cũng sụp đổ.
Một khi những đặc điểm lập dị của tiền giấy đó là nó đồng thời là một tài sản của một bên nắm giữ nó và đồng thời là nợ của ngân hàng phát hành nó. Trong khi đó, vàng chỉ là một loại tài sản. Những giao dịch được điều chỉnh trong vàng do đó là trò chơi có tổng số bằng 0. Nếu vàng rời Anh đến Pháp, cung tiền của Anh giảm và cung tiền của Pháp tăng lên bởi tổng lượng vàng thế giới không đổi.
Hệ thống này hoạt động hợp lý cho tới khi Pháp sẵn sàng chấp nhận đồng Bảng trong thương mại và tái gửi đồng bảng ở các ngân hàng Anh để duy trì tổng cung tiền của đồng Bảng. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Pháp bất ngờ rút tiền gửi và yêu cầu chuyển đổi thành vàng từ ngân hàng Anh, tổng cung tiền của Anh có thể sụt giảm rất nhanh. Thay vì những điều chỉnh dần dần, từ từ vốn chỉ xảy ra dưới hệ thống bản vị vàng cổ điển, hệ thống tiền tệ mới tỏ ra dễ rơi vào hoảng loạn.
Một quốc gia đang thâm hụt dưới hệ thống bản vị vàng tỷ giá có thể phát hiện thấy bản thân mình giống như lãnh chúa không thu tiền thuế đất trong một năm nhưng sau đó bất ngờ truy thu tiền thu đất của 12 tháng trước. Một số nông dân trong trường hợp này phải tìm các nguồn tài trợ ngắn hạn. Các quốc gia có thể diễn ra tương tự nếu họ thiếu vàng để hoán đổi ngoại tệ được yêu cầu. Hệ thống bản vị vàng tỷ giá có ý định kết hợp đặc điểm tốt nhất của hệ thống tiền tệ vàng và tiền giấy, nhưng thực tế rằng việc kết hợp này là tồi tệ, đặc biệt là dẫn đến những yêu cầu hoán đổi vàng không mong đợi.
Vào năm 1927, với số lượng vàng và ngoại tệ tích lũy được và chủ yếu đến từ Anh Quốc, và theo quy tắc của hệ thông bản vị vàng, Anh nên lãi suất và rơi suy thoái, nhưng qua thời gian nó sẽ làm cho nền kinh tế có tính cạnh tranh cao hơn. Nhưng Montagu Norman, người lãnh đạo BOE,, từ chối tăng lãi suất, vì ông dự đoán trược những lỗ hổng chính trị và cũng vì ông ấy cảm thấy dòng chảy vào của Pháp là vì đồng franc được định giá không hợp lý. Pháp, từ chối định giá lại, nhưng đề nghị họ có thể làm điều này trong tương lai, tạo ra sự không chắc chắn và khuyến khích sự đầu cơ vào cả đồng bảng và đồng franc.
Hoàn toàn tách biệt, Mỹ, sau khi cắt giảm lãi suất vào năm 1927, bắt đầu tăng lãi suấ vào năm 1928. Lãi suất tăng đối ngược với điều mà Mỹ nên làm dưới quy tắc của trò chơi này, khi dòng vàng đang đổ vào. Những lý do chính trị là nguyên nhân Anh từ chối tăng lãi suất vào năm 1927, Fed quyết định tăng lãi suất vào năm sau khi mà đáng ra Fed phải hạ lãi suất để điều chỉnh những vấn đề nội địa. Trong ngắn hạn, các thành viên tham gia vào hệ thống vàng tỷ giá đã dặt vấn đề nội địa lên trên quy tắc của cuộc chơi và do đó xóa bỏ chức năng bình ổn của hệ thống tỷ giá vàng
Có một lỗi khác trong hệ thống tỷ giá vàng là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng trung ương, như Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Lỗi này liên quan đến giá vàng mà trong đó vàng được cố định vào đồng USD để tạo ra mốc neo trong hệ thống tiền tệ mới. Xuyên suốt thế chiến thứ I, các quốc gia đã in hàng đống tiền giấy nhằm tài trợ cho chiến tranh trong khi tổng cung vàng rất hạn chế. Hơn nữa, vàng tồn tại nhưng không được duy trì cố định mà chảy vào Mỹ, trong khi rất ít giữ lại ở Châu Âu. Tỷ lệ vàng-tiền giấy hậu chiến tranh nhưng với mức giá tràng trước chiến tranh tạo nên tình thế lưỡng nam sau năm 1919. Một lựa chọn là thu hẹp cung tiền để đạt được mức giá vàng trước chiến tranh. Điều này có thể dẫn đến giảm pháp và có thể tạo nên một sự sụp đổ nhanh trong giá cả hàng hóa nói chung để đạt được mức giá vàng trước chiến tranh. Một lựa chọn khác đó là đánh giá lại vàng như là một công cụ hõ trợ cho mức giá mới dựa trên việc mở rộng cung tiền. Tăng giá vàng đồng nghĩa phá giá vĩnh viễn giá rị tiền giấy. Lựa chọn này là giữa giảm phát và phá giá.
Một điều tốt là giá giảm dần qua thời gian vì tiến bộ khoa học công nghệ, khả năng sản xuất và những hiệu quả khác. Điều này có thể không được cọi là “giảm phát” và nóng giống như bất cứ người tiêu dùng nào thấy giá máy tính và TV màn hình rộng giảm mạnh sau nhiều năm. Nó chỉ là vấn đề khi giả buộc phải giảm bơi sự thu hẹp cung tiền một cách không cần thiết, giới hạn tín dụng, hạ thấp đòn bẩy nợ, thất bại kinh doanh, phá sản và thất nghiệp tràn lan. Đây mới được coi là giảm phát. Giamr phát là yêu cầu cần thiết để quay trở lại với các tiền tệ quan trọng trong mối quan hệ với vàng ở mức trước chiến tranh.
Lựa chọn này không được ưa thích ở Mỹ, mặc dù Mỹ đã mở rộng cung tiền trong thế chiến thứ 1, nó cũng thặng dư thương mại và có sự gia tăng mạnh mẽ trong dự trữ vàng. Tỷ lệ tiền giấy so với vàng không tồi tệ lắm so với mức trước chiến tranh như Anh và Pháp.
Vào năm 1923, Pháp và Đức đã bị giới hạn bởi vấn đề lạm phát và phá giá đồng nội tệ. Là một trong những quốc gia có quyền lực lớn ở Châu Âu, chỉ Anh tiến hành những bước đi cần thiết để thu hẹp lượng cung tiền giấy nhằm khôi phục bản vị vàng tại mức trước chiến tranh. Điều này được thực thi dưới thời thủ tướng Winston Churchill, vốn là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính trước đây. Churchill xem việc quay trở lại bản vị vàng là niềm tự hào và là sự kiểm tra sức khỏe tài chính nước Anh. Nhưng ảnh hưởng của nó đối với kinh tế Anh là sự phá hủy, với sự sụt giảm 50% trong giá cả, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và hàng triệu người thất nghiệp. Churchill sau đó viết rằng: quyết định quay trở lại chính sách bản vị vàng là sai lầm lớn nhất của đời ông. Tình hình của nước Anh cũng giống như nước Mỹ vào những năm 1930.
Trong giai đoạn thịnh vượng của kinh tế Mỹ những năm 1920, và khi cả nền kinh tế Đức và Pháp đều tăng trưởng mạnh mẽ, chỉ nước Anh là tụt lại. Nếu Anh đã chuyển sang thất nghiệp và giảm phát và năm 1928, thế giới gần như đã đạt dược mức tăng trưởng kinh tế cao kể từ trước chiến tranh thế chiến thứ 1. Nhưng đột ngột, thị trường tài chính toàn cầu trở nên xấu bất thường.
Bắ đầu của Đại Suy Thoái là sự kiện ngày 28.10.1929 (ngày thứ hai đen tối) khi chỉ số DJIA giảm 12.8% chỉ trong 1 ngày. Tuy nhiên, Đức đã rơi vào suy thoái trong năm trước và Anh chưa bao giờ thoát khỏi giai đoạn đình trệ từ năm 1920-1921.
Những năm tiếp theo sau sự sụp đổ của TTCK Mỹ vào năm 1929, nền kinh tế rơi vào thảm họa của thất nghiệp, sản xuất sụt giảm, doanh nghiệp phá sản, và sự tổn thương về đời sống con người. Tuy nhiên, từ quan điểm của hệ thống tài chính toàn cầu, giai đoạn nguy hiểm nhất đã xảy ra vào mùa xuân và mua hè năm 1931. Sự hoảng loạn tài chính trong năm 1931 là sự tháo chạy toàn cầu khỏi hệ thống ngân hàng, bắt đầu từ tháng 5 với thông báo thua lỗ của ngân hàng Credit-Anstalt ở Vienna gần như xóa sạch vốn của ngân hàng này. Trong các tuần tiếp theo, cuộc hoảng loạn nổ ra ở khu vực Châu Âu. Nhiều ngân hàng ở Áo, Đức, Ba Lan, Czechoslovakia…phải công bố nghỉ lễ. Điều này tương đương như sự kiện thoát khỏi hệ thống bản vị vàng tỷ giá mới, vì các chủ nợ nước ngoài không bao giờ có thể yêu cầu các ngân hàng Đức chuyển đổi thành vàng, mặc dù Đức về mặt chính thống vẫn duy trì giá trị của đồng Reichsmark cố định so với vàng.
Cuộc hoảng loạn nhanh chóng lan sang Anh, và vào tháng 7.1931, dòng vàng tháo chạy khỏi Anh. Các ngân hàng hàng đầu ở Anh đã phải hạ đòn bẩy đầu tư trong các tài sản mất thanh khoản với nguồn tài trợ ngắn hạn, giống như kiểu đầu tư đã phá hủy ngân hàng Lehman Brothers vào năm 2008. Khi các khoản nợ đến hạn, các chủ nợ nước ngoài chuyển đổi đồng bảng thành vàng để rời bỏ Anh đến Mỹ hoặc Pháp chưa bị tác động của cuộc khủng hoảng. Với dòng ra của vàng trở nên lớn và áp lực vỡ nợ của các ngân hàng ở Luân Đôn, nước Anh phá bỏ bản vị vàng vào ngày 21.9.1931. Gần như ngay lập tức đồng Bảng rớt giá sâu so với đồng USD và tiếp tục giảm, ước khoảng giảm 30% trong vòng 1 tháng. Nhiều quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, các quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia và các thành viên thuộc khối Vương Quốc Anh, cũng phá bỏ bản vị vàng và nhận được lợi ích ngắn hạn của việc phá giá. Những lợi ích của các nước trên lại là bất lợi đối với đông franc của Pháp và các quốc gia thuộc khối gold bloc bao gồm Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Italia, vẫn đang duy trì chế độ bản vị tỷ giá vàng.
Sự hoảng loạn các ngân hàng Châu Âu gây tranh cãi sau khi Anh rời bỏ bản vị vàng, tuy nhiên, tâm điểm lúc này chuyển sang nước Mỹ. Trong khi nền kinh tế bắt đầu suy thoái từ năm 1929, việc phá giá đồng Bảng và các tiền tệ khác so với đồng USD vào năm 1931 tạo ra gánh nặng giảm phát toàn cầu và đình trệ khi chỉ dựa vào Mỹ. Thực sự, năm 1932 là tồi tệ nhất trong Đại Suy Thoái ở Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 20% và đầu tư, sản xuất, giá cả giảm với tốc độ hai chữ số từ đỉnh suy thoái.
Vào tháng 11.1932, Franklin D.Roosevelt đắc cử Tổng Thống Mỹ thay thế cho Herbert Hooover, người mà trong suốt nhiệm kỳ của mình bong bóng chứng khoán, sụp đổ và sau đó là Đại Suy Thoái. Tuy nhiên, mãi đến tận tháng 3.1933, Roosevelt mới được nhậm chức làm tổng thống mỹ. Trong suốt 4 tháng giữa thời điểm đắc cử và nhậm chức, là sóng phá sản Ngân hàng Mỹ lan rộng.Hàng triệu người Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng trong khi nhiều người mất toàn bộ khoản tiết kiệm dành dụm cả một đời. Khi Roosevelt nhậm chức, người Mỹ đã quá mất niềm tin vào các định chế và chính phủ.
Vào ngày 6.3.1933, tức 2 ngày sau khi nhậm chức, Roosevelt đã sử dụng quyền lực khẩn cấp để thông báo một ngày lễ ngân hàng (bank holiday) tức đóng cửa toàn bộ ngân hàng nước Mỹ. Lệnh ban đầu cho phép việc đóng cửa đến ngày 9.3 nhưng sau đó kéo dài trong thời gian vô hạn định. FDR đã dùng thời gian này để các ngân hàng tiến hành kiểm tra và chỉ cho phép một số ngân hàng có vẻ ổn hoạt động trở lại. Ngày nghỉ ngân hàng kết thúc vào ngày 13.3, là thời điểm mà một số ngân hàng được thông báo mở cửa trở lại trong khi nhiều ngân hàng khác vẫn đóng cửa. Toàn bộ giai đoạn này là để xây dựng niềm tin đối với các ngân hàng tốt vì chính phủ không thể kiểm tra toàn bộ sổ sách của tất cả các ngân hàng trong toàn quốc chỉ trong 8 ngày đóng cửa.
Việc thông qua đạo luật Khẩn Cấp Ngân Hàng (Emergency Banking) vào ngày 9.3.1933 là một bước tiến lớn so với điều tra các ngân hàng để xây dựng lại niềm tin của hệ thống ngân hàng. Đạo luật cho phép Fed cung cấp khoản vay gần 100% mệnh giá của cứ chứng khoán của bất cứ chính phủ nào và op% mệnh giá cả các tờ séc hoặc giấy tờ thanh khoản ngắn hạn. Fed có thể cung cấp các khoản vay không bảo đảm cho bất cứ ngân hàng nào là thành viên của Fed. Thực sự, điều này giúp các ngân hàng có được khoản tiền mặt cần thiết để đối phó với làn sóng tháo chạy khỏi ngân hàng. Đây không phải là bảo hiểm tiền gửi, điều xuất hiện trong năm tiếp theo, mà nó là một giải pháp tình huống vì bây giờ người gửi tiền không phải lo lắng ngân hàng hết tiền.
Thật thú vị, việc đóng cửa ngân hàng của Roosevelt vào tháng 3 là phù hợp với đạo luật Trading with the Enemy năm 1917, vốn trở thành luật trong thế chiến thứ 1 và cho phép bất cứ tổng thống Mỹ triển khai những giải pháp khẩn cấp để bảo vệ an tinh quốc gia.
Khi các ngân hàng mở cửa lại vào ngày 13.3.1933, người gửi tiền xếp từng hàng dài nhưng không phải để rút tiền mà để gửi lại tiền từ những thùng cùng phê của họ, là nơi giấu tiền trong thời gian hoảng loạn của những tháng trước đó. Mặc dù có rất ít thay đổi trong bảng cân đối tài sản ngân hàng, nhưng có vẻ như những giải pháp của Mỹ đã khôi phục lại niềm tin đối với hệ thống ngân hàng. Nhưng FDR còn phải đối diện với môt vấn đề khác còn nan giải hơn hệ thống ngân hàng. Đó chính là vấn đề giảm phát được nhập khẩu vào Mỹ từ thế giới thông qua kênh tỷ giá.
Khi Anh và những nước khác thoát khỏi bản vị vàng vào năm 1931, chi phí xuất khẩu giảm so với các nước cạnh tranh khác. Điều này có nghĩa năng lực cạnh tranh tốt hơn so với thế giới. Thực tế, các quốc gia phá giá đồng nội tệ bằng cách bỏ ra bản vị vàng bây giờ đang xuất khẩu giảm phát ra thế giới, làm khếch đại xu hướng giảm phát trên toàn cầu.
Lạm phát là phương pháp rõ ràng nhất để chống giảm phát, nhưng câu hỏi là làm thế nào để có lạm phát khi mà chu kỳ sụt giảm trong chi tiêu, gánh nặng nợ cao, thất nghiệp cao, nắm giữ tiền và lại gây ra sựt giảm chi tiêu cứ diễn ra. Lạm phát và phá giá tiền tệ đồng thời đều có tác động như nhau đến nền kinh tế: cả hai cùng làm giảm cấu trúc chi phí và làm cho chi phí nhập khẩu cao hơn và xuất khẩu trở nên rẽ hơn để cạnh tranh với nước khác, do đó tạo ra công việc trong nước. Anh, Nhật và một số quốc gia khác đã làm điều này vào năm 1931 và đã có được một số thành công. Mỹ có thể, nếu nó chọn điều này, đơn giản phá giá so với đồng bảng và các đồng tiền khác, nhưng nó có thể kích thích các quốc gia khác phá giá hơn nữa. Sự tiếp diễn của chiến tranh tiền tệ không phải là một giải pháp lâu dài. Thay vì phá giá so với các đồng tiền khác, FDR đã chọn cách phá giá so với đồng tiền thực sự-vàng.
Nhưng vàng tạo ra vấn đề đặc biệt đối với Mỹ. Bên cạnh nắm giữ chính thức của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ, vàng còn nằm trong tư nhân dưới dạng đồng tiền vàng và thỏi vàng nằm trong các hộp gửi tiền an toàn và những nơi cất trữ khác. Điều này cho phép coi vàng là tiền, nhưng nó là tiền bị treo và không đưa vào lưu thông. Cách dễ nhất là phá giá đồng USD so với vàng để làm tăng mức giá USD của vàng, điều mà Roosevelt đã làm với quyền khẩn cấp. FDR có thể nói rằng, vàng bầy giờ có thể chuyển đổi với mức giá 25 USD/oz thay vì mức cũ là 20.67 USD/oz. Lợi ích của việc tăng giá vàng là có thể đưa một số lượng vàng vào lưu thông và FDR có thể hút được vàng về. Thực tế, nhiều người có thể chuyển đổi đô la thành vàng với mức giá cao hơn dự báo trong tương lai, và những người nắm giữ vàng có thể tiếp tục nắm giữ vì lý do tương tự, nhưng lời thuyết phục ban đầu đã có hiệu quả. Roosevelt cần bảo đảm rằng, bất cứ việc định giá lại vàng sẽ do chính phủ quyết định chứ không phải do người nắm giữ vàng. Nếu vàng có thể được loại bỏ dưới bàn tay tư nhân và nếu người dân có thể kỳ vọng việc phá giá tiếp theo đối với tiền giấy của họ, họ có thể nghiêng về chi tiêu hơn là nắm giữ vàng.
Việc cấm nắm giữ và sở hữu vàng là một bước đi nằm trong kế hoạch phá giá đồng USD so với vàng và khiến cho người dân chi tiêu nhiều hơn. FDR đưa ra Executive Order 6102 vào ngày 5.4.1933, một trong những đạo luật bất thường nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Người Mỹ được yêu cầu giao vàng của họ cho chính phủ và họ nhận lại tiền giấy với mức giá 20.67 USD/oz. Một vài ngoại lệ dành cho nha sĩ, những người “hợp pháp và quen thuộc” với việc sử dụng vàng trong ngành nghệ thuật. Người dân chỉ được được cho phép nắm giữ lượng vàng trị giá 100 USD khoảng 5 ounce với mức giá năm 1933, và vàng dưới dạng đồng tiền vàng. Ai tiếp tục nắm giữ vàng và vi phạm đạo luật sẽ bị phạt 10,000 USD tương đương 165,000 USD với thời giá hiện nay, một mức phạt lớn bất thường.
Roosevelt tiếp tục tung ra một loạt các lệnh bổ sung khác, bao gồm Executive Order 6111 vào ngày 20.4.1933, cấm xuất khẩu vàng ra khỏi Mỹ trừ khi có được sự đồng ý của Bộ Tài Chính. Executive Order 6261 vào ngày 29.8.1933, lệnh các nhà khai thác vàng của Mỹ bán sản phẩm của họ cho Bộ Tài Chính Mỹ theo giá quy định của Bộ Tài Chính, và tiến tới quốc hữu hóa các mỏ vàng.
Kết quả là, Roosevelt đã nhanh chóng gia tăng lượng vàng nắm giữ chính thức. Ước tính tạm thời là người dân đã bán hơn 500 tấn vàng cho Bộ Tài Chính vào năm 1933. Hầm trữ vàng Fort Knox được xây dựng vào năm 1937 nhằm mục đích cất giữ lượng vàng thu được từ dân Mỹ.
Khó có thể tưởng tượng tình huống tương tự diễn ra vào ngày hôm nay, mặc dù quy định pháp luật về quyền kiểm soát vàng của tống thống vẫn còn tồn tại. Khó tưởng tượng rằng người dân Mỹ ngày nay sẽ sẵn lòng chấp nhận thực hiện pháp luật như năm 1933.
Việc tịch thu vàng của Roosevelt để lại một hoài nghi về giá trị mới của đồng USD so với vàng vì mục đích thương mại quốc tế và thanh toán. Với quy định 20.67 USD/ounce vàng, FDR tiếp tục mua vàng trên thị trường mở bắt đầu từ tháng 10.1933, khiến cho giá vàng tăng từ từ và cho phép phá giá đồng USD so với vàng. 3 tháng sau, giá vàng được FDR đẩy lên mức 35 USD/oz. Từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, đồng USD đã bi phá giá 70% so với vàng.
Quốc hội thông qua luật dự trữ vàng vào năm 1934, và thông báo giá vàng mới là 35 USD/oz. Luật Dự Trữ Vàng 1934 cũng thiết lập một quỹ bình ổn tỷ giá trực thuộc Bộ Tài Chính, được tài trợ bởi lợi nhuận từ việc tịch thu vàng. Bộ Tài Chính có thể sử dụng nguồn lực tài chính này để tham gia bình ổn thị trường tỷ giá. Năm 1994, khi Mehico bị khủng hoảng, Bộ Trưởng Tài Chính Robert Rubinh đã sử dụng quỹ này để bình ổn sự sụp đổ của đồng Peso. Quỹ bình ổn tỷ giá ít khi được sử dụng và hầu như được giấu kín trong chính sách của Washington từ năm 1934 đến 1994.
Anh rời bỏ vàng vào năm 1931 và Mỹ phá giá một lần nữa vào năm 1933 để giành lại lợi thê. Cả Anh và Mỹ cho thấy lợi ích ngay lập tức từ việc phá giá đồng nội tệ, khi cung tiền tăng, tăng trưởng tín dụng mở rộng, sản xuất công nghiệp tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Còn đối với khối Gold Bloc, vốn đã có lợi ích sau khi phá giá vào những năm 1920, bắt đầu hấp thụ giảm phát từ Anh và Mỹ. Điều này cuối cùng dẫn đến một hiệp ước ba bên Tripartite Agreement 1936, đồng ý các bên không can thiệp vào chính sách tiền tệ (ngừng phá giá). Hiệp ước ba bên lúc đầu là giữa Anh, Mỹ và Pháp sau đó được áp dụng cho các quốc gia khác. Tất cả các bên cam kết duy trì giá trị của đồng tiền so với một mức mới được chấp nhận so với vàng.
Một điểm tích cực của việc ổn định tỷ giá theo cam kết mới cảu Hiệp Ước Ba Bên là khôi phục lại việc vận chuyển vàng giữa các quốc gia.
Nhưng hiệp ước này vẫn đã quá muộn. Sự tàn phá kinh tế bởi Hiệp ước versaill và siêu lạm phát Weimar đã khiến chủ nghĩa phát xít bao trùm nước Đức. Điều này dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu tiếp theo trong lịch sử nhân loại.