Khi thế chiến thứ hai kết thúc, các liên minh kinh tế lớn, dẫn đầu là Mỹ và Anh, lên kế hoạch cho một hệ thống tiền tệ mới nhằm tranh sai lầm của hiệp ước Versaill và giai đoạn giữa hai cuộc chiến. Những kế hoạch này được đưa ra tại Hội nghị Bretton Wood ở New Hampshire vào tháng 7.1944. Một loạt các quy tắc được đặt ra, định hình hệ thống tiền tệ trong ba thập niên tiếp theo.
Trong kỷ nguyên Bretton Wood, 1944-1973, trong khi bị ảnh hưởng bởi một số cuộc suy thoái nhưng tính chung toàn bộ giai đoạn, tiền tệ ổn định, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao và thu nhập thực tăng lên. Trong giai đoạn này, gần như ở mọi khía cạnh, trái ngược hoàn toàn với giai đoạn 1921-1936 của CW1. Dưới hệ thống Bretton Wood, hệ thống tiền tệ quốc tế được neo vào vàng thông qua USD là đồng tiền tự do chuyển đổi thành vàng. Việc cho vay ngắn hạn đối với một quốc gia thâm hụt thương mại được cung cấp bởi IMF. Các quốc gia chỉ có thể phá giá tiền tệ với sự chấp thuận của IMF và nói chung chỉ trong trường hợp thâm hụt thương mại kèm với lạm phát cao. Hệ thống Bretton Wood được cho là là ngân như được độc diễn với Mỹ khi chênh lệch giữa nước Mỹ và phần còn lại của thế giới và đặc biệt hơn nữa sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Bất kể sự tồn tại của hệ thống Bretton Wood vào những năm 1970, mầm móng của cuộc chiến tranh tiền tệ được gieo vào giữa năm 1960. Một là có thể bắt đầu vào năm 1964, bởi chính sách “Súng và Bơ” của Tổng Thống Lyndon B.Johnson. Súng là cuộc chiến tranh ở Việt Nam và bơ là nói đến chương trình xã hội Great Society, bao gồm cuộc chiến chống nghèo đói.
Mặc dù Mỹ đã duy trì hiện diện quân đội tại Việt Nam từ năm 1950, nhưng việc đổ bộ bộ binh với quy mô lớn là từ năm 1965. Sự hội tụ trong việc leo thang chi phí bởi chiến tranh ở Việt Nam và chương trình Great Society vào đầu năm 1965 đã tạo nên điểm xoay chiều trong chính sách kinh tế thời hậu chiến của Mỹ. Sức mạnh kinh tế và uy tín chính trị của Mỹ dần đi xuống.
Đầu tiên, nó vẻ như Mỹ có thể tài trợ cho cả súng và bơ. Việc Kennedy cắt giảm thuế, được ký bởi Tổng Thống Johnson ngay sau khi Kennedy bị ám sát vào năm 1963, đã hỗ trợ cho nền kinh tế. GDP tăng hơn 5% trong năm đầu tiên cắt giảm thuế và tăng trưởng tăng trưởng hơn 4.8% /năm trong nhiệm kỳ Kennedy-Johnson. Nhưng gần như bắt đầu, lạm phát tích lũy khi mã thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại tăng dần.
Lạm phát, đo lường theo năm, gần như tăng gấp đôi từ mức 1.9% vào năm 1965 lên mức 3.5% vào năm 1966. Lạm phát sau đó vượt khỏi tầm kiểm soát trong hơn 20 năm tiếp theo. Cho đến năm 1986, lạm phát mới trở lại mức trên 1%. Một cú trượt dài từ năm 1977-1981, lạm phát tăng hơn 50% và đồng USD mất giá hơn một nữa.
Người dân Mỹ trong giai đoạn này cảm thấy sai lầm tương tự như siêu lạm phát Weimar Đức vào năm 1921. Cảm nhận đầu tiên của họ là giá hàng hóa tăng lên, điều thực sự đang diễn ra khi đồng tiền bị sụp đổ. Mức giá cao hơn là triệu chứng, không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân là do đồng tiền sụp đổ của đồng USD trong chiến tranh tiền tệ lần II.
Mặc dù trọng tâm là chính sách Mỹ và lạm phát Mỹ đối với CWII nhưng phát súng mở màn không phải là ở Mỹ mà lại là ở Anh Quốc, khi mà cuộc khủng hoảng đồng Bảng Anh đã bắt đầu từ năm 1964 và trở nên nóng bỏng vào năm 1967 khi là nước lớn đầu tiên phá giá tiền tệ kể từ khi có hệ thống Bretton wood. Đồng Bảng trở nên yếu vị thế hơn so với đồng USD khi hệ thống Bretton Wood ra đời, nhưng nó vẫn là đồng tiền dự trữ và thương mại quan trọng. Vị thế của đồng Bảng dần bị phá hủy, vào năm 1965 chỉ còn thị phần 26% trong dự trữ quốc tế. Cán cân thanh toán của đồng Bảng bi phá hủy từ đầu năm 1960 và thâm hụt lớn vào cuối năm 1964.
Sự mất ổn định của đồng Bảng không chỉ vị thâm hụt thương mại ngắn hạn mà còn là vì sự mất cân bằng toàn cầu giữa tổng dự trữ đồng Bảng được nắm giữ ngoài Anh Quốc và dự trữ đồng USD và vàng bên trong Anh Quốc. Vào giữa những năm 1960, có khoảng 4 lần, dự trữ đồng bảng bên ngoài bằng với dự trữ của Anh. Tình thế này có thể tạo ra sự mất ổn định nếu người nắm giữ đồng Bảng yêu cầu chuyển đổi sang USD và vàng. Nhiều kỹ thuật được tung ra để hỗ trợ đồng Bảng bao gồm dòng tín dụng quốc tế, swap với Fed, và can thiệp vào thị trường tiền tệ. Nhưng vấn đề vẫn không được khắc phục.
Có ba cuộc khủng hoảng nhỏ đối với đồng Bảng từ năm 1964-1966, nhưng đều được dập tắt. Tuy nhiên, trong lần khủng hoảng đồng Bảng thứ tư, vào giữa những năm 1967, đã đánh gục đồng Bảng. Nhiều yếu tố tạo ra thời điểm này, bao gồm việc đống cửa kênh đào Suez trong năm 1967 bởi cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Arab và Israel và kỳ vọng Anh Quốc cần phái phá giá đồng nội tệ để gia nhập EEC (European Economic Community). Lạm phát ở Anh bây giờ tăng giống như ở Mỹ. Ở Anh, lạm phát diễn ra là hợp lý để chống lại thất nghiệp gia tăng, nhưng nó lại làm phá hủy giá trị đồng Bảng. Sau những nỗ lực cần thiết để chống lại việc bán tháo, Đồng Bảng chính phức bị phá giá vào ngày 18.11.1967, từ mức 2.8 USD xuống còn 2.4 USD mỗi bảng Anh, tương ứng với mức giá giá 14.3%.
Sự phá vỡ đầu tiên của hệ thống Bretton Wood là Anh Quốc. Nếu Anh có thể phá giá tiên tệ, các quốc gia khác cũng có thể làm điều này. Chính quyền Mỹ đã cố gắng ngăn chặn việc phá giá đồng Bảng, vì e rằng đồng USD cũng là nạn nhân tiếp theo của việc bán tháo. Nỗi sợ này là có lý. Mỹ có kết hợp tương tự như Anh là thâm hụt thương mại và lạm phát cao. Dưới hệ thống Bretton Wood, giá trị của đồng USD không được neo với các đồng tiền khác mà là với vàng. Việc phá giá đồng USD do đó có nghĩa là đánh giá lại vàng. Mua vàng là hợp lý nếu như bạn kỳ vọng đồng USD bị phá giá, nên giới đầu cơ chuyển sang đầu cơ thị trường vàng Luân Đôn.
Từ năm 1961, Mỹ và các nền kinh tế hàng đầu đã đưa ra London Gold Pool, đặc biệt là hoạt động thị trường mở với mức giá cố định trong đó các bên tham gia kết hợp vàng của họ với nguồn lực dự trữ USD để duy trì giá trị thị trường của vàng tại mức cam kết 35 USD của Bretton Wood. Gold Pool bao gồm Mỹ, Anh Quốc, Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sĩ, trong đó Mỹ cung cấp 50% nguồn lực và những nước còn lại đóng góp. Gold Pool đã phản ứng đã dập tắt cơn sốt mua vàng vào năm 1960, và tạm thời giá vàng chỉ dừng ở mức 40 USD/oz. Gold Pool vừa mua vừa bán nhằm cố gắng duy trì giá vàng ở mức 35 USD. Nhưng vào năm 1965 họ gần như chỉ là người bán.
- Sự kết thúc của hệ thống Bretton Wood
Sự tấn công của công chúng vào hệ thống Bretton Wood với mốc neo của đồng USD vào vàng thậm chí còn bắt đầu từ trước khi phá giá đồng Bảng vào năm 1967. Vào tháng 2.1965, Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle có một bài diễn văn công kích khi cho rằng đồng USD đã hoàn tất sự mệnh là đồng tiền tiên phong của hệ thống tài chính tiền tệ. Ông kêu gọi quay trở lại bản vị vàng cổ điển, được ông mô tả là: “một hệ thống tiền tệ không thể tranh cãi và không có dấu ấn của bất cứ một quốc gia cụ thể nào”. Pháp đã hiện thực hóa lời nói bằng hành động. Vào tháng 1.1965, Pháp chuyển đổi 150 triệu USD trong dự trữ ngoại hối thành vàng và thông báo kế hoạch chuyển đổi 150 triệu USD tiếp theo. Tây Ban Nha nối tiếp Pháp và chuyển đổi 60 triệu USD dự trữ ngoại hối thành vàng. Nếu sử dụng giá vàng vào tháng 6.2011 thay vì 35 USD của năm 1965, giá trị chuyển đổi là 12.8 tỷ USD của Pháp và 2.6 tỷ USD của Tây Ban Nha. Điều này làm tổn thương kho dự trữ vàng của Mỹ. De Gaulle đã lệnh cho Hải Quận Pháp đến Mỹ để đưa số vàng trên về Pháp.
Việc chuyển đổi USD sang vàng tại thời điểm Mỹ mua lại các công ty Châu Âu và mở rộng hoạt động ở Châu Âu bằng việc định giá quá cao đồng USD, một việc mà ông De Gaulle cho rằng “sự chiếm đoạt”. De Gaulle cảm thấy nếu Mỹ sử dụng vàng, hành vi dã man này khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, có một sự phá bỏ chế độ bản vị vàng này vào cuối năm 1960- giống như năm 1930, cần phải phá giá đồng USD và các đồng tiền khác so với vàng. Được lợi lớn nhất về sự tăng giá của đồng USD so với vàng là các công ty sản xuất vàng.
Bất chấp những chỉ trích từ phía của Pháp, Mỹ vẫn tung ra một liên minh về vàng Gold Pool- bao gồm Đức. Đây là một việc gây tranh cãi, vì Đức có thặng dư thương mại kéo dài và tích lũy vàng từ phía cả IMF khi hỗ trợ đồng Bảng và thông qua việc mua vàng với vai trò của Gold Pool. Nếu Đức bất ngờ có nhu cầu với vàng trong việc chuyển đổi số đô la dự trữ, việc khủng hoảng đồng Usd sẽ còn tệ hơn cả cuộc khủng hoảng đồng bảng. Tuy nhiên, Đức bí mật đảm bảo cho Mỹ rằng họ sẽ không đổ xô chuyển đổi sang vàng, theo tiết lộ của Karl Blessing, chủ tịch của Deutsche Bundesbank, ngân hàng trung ương Đức, với William McChesney Martin, chủ tịch của Fed.
Đến lượt Mỹ, Mỹ sẽ tiếp tục sẽ có được chi phí thấp để phòng thủ Đức khỏi sự xâm lăng của Xô Viết vốn luôn luôn rình râp bên ngoài Beclin và Đông Âu.
Tuy nhiên, Đức chỉ là một quốc gia không có nhu cầu đối với vàng, và ngay lập tức sau việc phá giá đồng bảng vào năm 1967, Mỹ phải bán hơn 800 tấn vàng để cố gắng duy trì giá vàng ở mức thấp nhằm duy trì chế độ USD-vàng. Vào tháng 6.1967, chỉ 1 năm sau khi rút khỏi NATO, Pháp cũng rút khỏi Gold Pool. Các thành viên khác vẫn tiếp tục hoạt động nhưng việc nhu cầu chuyển đổi sang vàng của các quốc gia khác ngoài khối tăng cao. Vào tháng 3.1968, vàng chảy ra khỏi Gold Pool với tốc độ 30 tấn mỗi giờ.
Thị trường vàng Luân Đôn tạm thời đóng cửa vào ngày 15.3.1968, để ngăn cản dòng chảy ra của vàng. Hai tuần sau thị trường mới mở cửa trở lại. Sự kiện này gần giống với ngày nghĩ lể ngân hàng (holiday bank) vào năm 1933. Một vài ngày sau khi đóng của, quốc hội Mỹ bãi bỏ yêu cầu dự trữ vàng cho đồng USD. Điều này có nghĩa là Mỹ có nguồn cung vàng để sẵn sàng bán tại mức giá 35 USD nếu cần thiết. Nhưng điều này vẫn không đủ sức cứu thị trường. Vào cuối tháng 3.1968, London Gold Pool sụp đổ. Sau đó, vàng chuyển thành hệ thống hai lớp, với giá thị trường được xác định tại Luận Đôn và giá chấp nhận thanh toán quốc tế theo hệ thống Bretton Wood tại mức giá cũ là 35 USD. Điều này dẫn đến một “chênh lệch giá vàng” mà các quốc gia có thể chuyển đổi đồng USD thành vàng với giá 35 USD và bán trên thị trường mở với giá 40 USD hoặc cao hơn.
Hệ thống hai lớp gây ra các áp lực đầu cơ để thị trường mở hướng về mức 35 Usd được chấp nhận thanh toán giưa các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, Liên minh của Mỹ đạt dược một thỏa thuận chính thức mới là không sử dụng lợi thế của chênh lệch giá vàng để mua vàng với giá rẽ được công bố chính thức. Kết hợp với sự kết thúc của Gold Pool, sự xuất hiện của hệ thống hai lớp và các biện pháp mạnh mẽ ngắn hạn của Mỹ và Anh Quốc giúp ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế vào cuối năm 1968 đến 1969.
Vào ngày 29.11.1968, không lâu sau khi London Gold Pool sụp đổ, Thời báo Time cho biết vấn đề của hệ thống tiền tệ này là: “khối lượng thương mại thế giới đang tăng nhanh hơn rất nhiều so với nguồn cung vàng thế giới”. Lời bình này chắc chắn là sự minh họa tốt nhất cho cách hiểu cực kỳ sai lầm về vai trò của vàng. Nó bị hiểu lầm là không có đủ vàng hỗ trợ cho thương mại quốc tế vì khối lượng vàng không bao giờ vấn đề; mà vấn đề chính là giá vàng. Nếu giá vàng tại mức 35 USD/oz là không đủ, thì cùng số lượng vàng tương tự nhưng với giá 100 USD/oz hoặc cao hơn hoàn toàn có thể hỗ trợ cho thương mại quốc tế. Vấn đề mà Thời báo Time nói là do giá vàng ở mức thấp giả tạo 35 USD/oz. Nếu giá vàng ở mức quá thấp, vấn đề không phải là thiếu hụt nguồn cung vàng mà là do có quá nhiều tiền giấy so với vàng. Sự dư thừa tiền giấy được phản ánh trong lạm phát tăng lên ở Mỹ, Anh và Pháp.
Vào năm 1969, IMF dựa vào nguyên nhân “thiếu vàng” và tạo ra một hệ thống mới làm tài sản dự trữ quốc tế được gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR- Special Drawing Right). SRD được cấu tạo mà không có bất cứ tài sản đảm bảo hữu hình nào và được phân bỗ giữa các thành viên tương tứng theo hạn mức của họ tại IMF. SDR được phong “ tiền giấy vàng” vì nó có thể được sử dụng để bù trừ thành toán giống như vàng hoặc dự trữ ngoại tệ.
Sự xuất hiện của SDR tạo ra một vật là thường không ai hiểu tại thời điểm này. Có một số lượng nhỏ SDR được phát hành vào năm 1970-1972 và một đợt phát hành khác để đối phó với cú sốc giá dầu và lạm phát toàn cầu vào năm 1981. Sau đó, việc phát hành SDR dừng lại trong 30 năm. Nó chỉ trở lại vào năm 2009, khi cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ vào năm 2007, với một số lượng lớn SDR được in ra và trao tay giữa các thành viên IMF. Ngoài ra, số lượng phát hành SDR cũ vào năm 1970 là sự phản ánh cho thấy sự mất cân bằng tồi tệ như thế nào giữa lượng cung tiền giấy so với vàng.
Toàn bộ giai đoạn từ 1967-1971 là minh họa tốt nhất cho sự hỗn loạn và không chắc chắn trong vấn đề tiền tệ thế giới. Việc phá giá đồng Bảng vào năm 1968 có vẻ như là cái gì đó tạo ra cú sốc mặc dù sự mất ổn định của Đồng Bảng bị các ngân hàng trung ương phớt lờ trong những năm sau đó. Cũng phải nói thêm rằng, giai đoạn này thế giới diễn ra nhiều biến động quan trọng. Các quốc gia tư bản xuất hiện các cuộc bạo động của sinh viên, người lao động, phong trào chống chiến tranh, cách mạng giới tính, Cách mạng văn hóa….và quan trọng nhất là sự thay đổi chóng mặt của công nghệ.
Vào chủ nhật ngày 15.8.1971, Tổng Thống Richard Nixon đóng hầu hết các chương trình ở Mỹ, để xuất hiện trên ti vi và thông báo về cái mà ông gọi là Chính Sách Kinh Tế Mới, bao gồm việc kiểm soát ngay lập tức giá và lương, đánh thuế lũy tiến 10% vào nhập khẩu và đóng cửa chênh lệch giá vàng. Do đó, đồng USD không bao giờ còn được chuyển đổi thành vàng bởi các ngân hàng trung ương nước ngoài. Nixon bao bọc hành động của mình bằng lời nói: “Tôi quả quyết rằng đồng USD của người Mỹ không bao giờ là con tin tổng tay giới đầu cơ quốc tế.” Tất nhiên, sự thực là đồng USD bị biến động bởi thâm hụt của Mỹ và việc nới lỏng tiền tệ, không phải là do giới đầu cơ, nhưng cách nói của Nixxon đã lờ đi thực tế này. Vết tích cuối cùng của bản vị vàng 1944 của hệ thống Bretton Wood và Hội Nghị Genoa về bản vị tỷ giá-vàng bây giờ đã tan biến.
Chính sách Kinh Tế Mới của Nixon được phổ biến rộng khắp. Ngay sau thông báo này, Chỉ số DJIA có cú tăng mạnh lớn nhất trong một ngày suốt lịch sử chứng khoán Mỹ. Nó được gọi là cú sốc Nixon. Chính sách này được cho là bí mật và không có sự can thiệp của IMF hoặc bất cứ thành viên khác trong hệ thống Bretton Wood.
Điều làm Châu Âu và Nhật Bản sốc nhất về Chính Sách Kinh Tế Mới không phải là phá giá đồng USD, mà là tăng thuế lũy tiến 10% đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Việc bỏ rơi bản vị vàng, bản thân nó không làm thay đổi giá trị của đồng USD so với các đồng tiền khác như Bảng Anh, Franc và Mark Đức vốn đã thiết lập mối quan hệ với đồng USD, cũng như đồng Mark Đức và Đôla Canda đã thả nổi tự do trước cú sốc Nixon. Nhưng cái Nixon muốn là sự phá giá ngay lập tức của đòng USD so với các đồng tiền khác. Do đó, việc tăng 10% thuế tương tự như việc phá giá đồng USD 10%. Thuế giống như khẩu súng mà Mỹ bắn vào các đối tác khác.
Phản ứng của quốc tế đối với sự kiện Nixon 1971 lập tức xuất hiện. Vào cuối tháng 8, Nhật Bản thông báo thả nổi tự do đồng Yên Nhật so với đồng USD. Không ai ngạc nhiên khi đồng Yên lập tức tăn giá 7% so với đồng Usd. Kết hợp với mức thuế 10%, tỏng cộng đồng Yên tăng giá 17% so với đồng USD, điều khiến Nhật nhập nhiều ô tô mới và thép từ Mỹ. Thụy Sĩ tạo ra “lãi suất âm” dưới dạng một khoản phí đánh lên tiền gửi tiết kiệm đồng Fanc Thụy Sĩ, nhằm ngăn chặn dòng vốn vào và làm tăng nhu cầu đối với đồng USD.
Vào cuối tháng 9, Hội đồng của GATT (General Agreement on Tariff and Trade) gặp nhau để xem xét liệu thuế lũy tiến của Mỹ có vi phạm nguyên tắc tự do thương mại hay không. Tuy nhiên, không quốc gia nào dám đụng tới Mỹ khi Mỹ là siêu cường nhằm đối chọi lại với Liên Bang Xô Viết và là người bảo vệ quân đôi cho Nhật Bản và Tây Âu. Mối nguy này còn lớn hơn xung đột về thương mại.
Hội nghị quốc tế tại Luân ĐÔn được tổ chức dưới một nhóm gọi là G10 vào cuối tháng 9. Đây là những quốc gia giàu có nhất trên thế giới thời điểm bấy giờ, bao gồm cả Thụy Sĩ mặc dù đây không phải là quốc gia thành viên của IMF. Mỹ tỏ ra sự kiêu ngạo mà bắt buộc các thành viên phải chấp nhận. Mỹ nói rằng họ muốn ngay lập tức khoản thâm hụt 5 tỷ USD phải trở thành thặng dư 8 tỷ USD, tức tăng 13 tỷ USD. Mỹ nói rằng, đây là chủ đề không tranh luận. 9 thành viên khác của Hôi Nghị phải im lặng.
Hai tuần sau, vào đầu tháng 10, những nước chủ chốt lại gặp nhau lần nữa tại Washington tại cuộc họp thường niên của IMF. Có chút ít tiến triển so với Hội Nghị Luân Đôn nhưng tác động của việc tăng thuế bởi Nixon bắt đầu ngấm. Bộ Trưởng thương mại Canada, Jean-Luc Pespin, ước tính việc tăng thuế này khiến 9,000 công việc Mỹ bị mất đi trong năm đầu tiên. Việc phá giá đồng USD đã diễn ra diễn ra ra ở một số thị trường ngoại hối, trong đố nhiều quốc gia đã bắt đầu thả nổi đồng nội tệ so với đồng USD và đồng USD đã giảm giá 3%-9% so với nhiều đồng tiền. Nhưng Nixon muốn mức phá giá tổng cộng là 12%-15%.
Có một vấn đề khác mà Mỹ cho thấy sẵn sàng thảo luận và Châu Âu khá chú ý vấn đề này. Mặc dù Mỹ thông báo không bao giờ hoán đổi đồng USD cho vàng, nhưng Mỹ không chính thức thông báo về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa vàng và USD. Mỹ vẫn xem đồng USD có giá trị 35 USD cho mỗi ounce vàng, mặc dù không cho phép chuyển đổi. Sự tăng giá của vàng chính là việc giảm giá trị của đồng USD. Châu Âu cho rằng, Mỹ đang phát động chiến tranh tiền tệ mặc dù Mỹ không đề cập. Nixon dường như không quan tâm đến điều này.
Đầu tháng 12, cuộc chiến tranh tiền tệ kết thúc bởi một cuộc họp G10 khác tại Palazzo Corsini ở Roma. Đây là lần đầu tiên, Mỹ sẵn sàng thương thuyết. Mỹ đề xuất phá giá đồng USD 11% so với các đồng tiền khác và phá giá 10% so với vàng. Tổng cộng là mức phá giá hơn 20% của đồng USD. Đổi lại, Mỹ sẽ giảm 10% thuế suất.
Châu Âu và Nhật thực sự cảm thấy sốc: Có lẽ mức phá giá trong khoảng 12%-15% là chấp nhận được nhưng 20% thì thực sự khó. Hơn nữa, các thành viên của G10 còn rơi vào thế đối đầu nhau. Sẽ là công bằng nếu như Mỹ giảm giá 20% so với tất cả các quốc gia nhưng ở đây, Mỹ giá phá chỉ 15% so với Anh trong khi lại phá giá 20% so với Đức. Điều này dẫn đến Đức bất bình với cả Anh và Mỹ.
Tình hình lúc này trở thành cuộc tranh cãi không có hồi kết. Một vài ngày sau cuộc họp tại Roma, Tổng Thống Nixon gặp riêng với Tổng Thống Pháp, ông Georges Pompidou tại Azores, theo đó Pompidou đề nghị việc tăng giá vàng như là một phần của gói giải pháp. Nixon đồng ý với yêu cầu của Pháp và Pompidou trở lại Pháp với vai người hùng khi giải quyết được vấn đề phức tạp giữa vàng và USD. Tuy nhiên, Nixon không trắng tay, vì Pompidou đồng ý giảm đáng kể hàng rào hàng hoa nhập khẩu từ Mỹ vào Thị Trường Chung Châu Âu.
Những thảo thuận nhạy cảm đạt được ở Palazzo Corsini và ở Azores được phê chuẩn hai tuần sau bởi cuộc họp của G10 ở lâu đài cổ Smithsonian Institution, gần với National Mall ở Washington D.C. Đồng USD phá giá 9% so với vàng, và các tiền tệ của các quốc gia khác tăng giá 3%-8% so với đồng USD- tổng cộng là mức phá giá 11%-17% tùy thuộc vào từng đồng tiền. Ngoại lệ quan trọng là Anh và Pháp, khi đồng tiền của các quốc gia này không tăng giá so với đồng USD nhưng vẫn tăng 9% so với đồng USD vì đồng USD phá giá 9% so với vàng. Nhật Bản chịu tổn thương nhiều nhất, tổng cộng điều chỉnh 17%. Các bên ký kết đồng ý duy trì biên độ dao động 4.5% và Mỹ phải xóa bỏ mức đánh thuế nhập khẩu tăng thêm 10%. Không có điều khoản nào quay trở lại với bản vị vàng có thể chuyển đổi mặc dù về kỹ thuật vàng vẫn chưa bị bỏ rơi. Một nhà phân tích bình luận: “Thay vì từ chối bán vàng ở mức 35 USD/oz, Bộ Tài Chính Mỹ đơn giản sẽ từ chối bán ….trừ khi có 38 USD/oz.”
Thỏa thuận Smithsonian, giống như cú sốc Nixon cách đó 4 tháng trước, có tác động lan tỏa mạnh ở Mỹ và dẫn đến sự hồi phục mạnh mẽ trên TTCK khi khả năng xuất khẩu của Mỹ mạnh lên. Một ước tính của cho thấy việc phá giá đồng USD sẽ mang lại 5,000 việc làm mới trong vòng 2 năm tới cho Mỹ.
Thật không may, kỳ vọng này nhanh chóng tan biến. Chưa đầy 2 năm sau, Mỹ phát hiện thấy rằng họ đang ở trong một đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến Thứ 2, với GDP giảm mạnh, thất nghiệp tăng, khủng hoảng dầu mỏ, thị trường chứng khoán sụp đổ và làm phát tăng cao. Bài học trước đây rằng, một quốc gia không thể trở nên thịnh vượng bằng cách phá giá đồng tiền như thời Đại Khủng Hoảng ám ảnh Nixon ở thời điểm năm 1971. Đây có vẻ như là bài học khó để học.
Giống như các hội nghị chính sách tiền tệ vào năm 1920 và 1930, lợi ích của Thỏa Thuận Smithsonian, được chứng minh là ngắn hạn. Việc phá giá đồng Bảng vào ngày 23.6.1972, lúc này dưới hình thức thả nổi. Đồng Bảng ngay lập tức giảm giá 6% và giảm 10% trước thời điểm năm 1972. Cũng có quan tâm lớn về hiệu ứng lây nhiễm của việc phá giá đồng Bảng đến đồng Lira của italia. Ngay khi được cấp dưới lưu ý về cuộc khủng hoảng tiền tệ mới ở Châu Âu. Nixon nói: “Tôi không quan tâm.”
Vào ngày 29.6.1972, Đức thiết lập kiểm soát vốn nhằm nỗ lực ngăn chặn cơn sốt thu mua đồng Mark. Trước ngày 3.7, cả Đồng Franc Thụy Sĩ và Đồng USD Canada đều tiền thành thả nổi. Điều này giống như khi bắt đầu phá giá đồng Bảng Anh để chuyển sang đồng USD, còn bây giờ các nhà đầu tư nhìn thấy một nơi tương đối an toàn là đồng Mark Đức và đồng Franc Thụy Sĩ. Vào tháng 6.1972, John Connally từ chức vị trí Bộ Trưởng Tài Chính và người lên thay là George P.Shultz. Dưới sự giúp đỡ của Paul Volcker, cũng tại Bộ Tài chính và Chủ Tịch Fed, Arthur Burns, Shultz đã tạo ra dòng hoán đổi (swap) tích cực, chủ yếu dựa trên khả năng vay nợ tiền tệ ngắn hạn, giữa FED và các ngân hàng trung ương Châu Âu, và bắt đầu can thiệp vào các thị trường để chế ngự các đợt hoảng loạn của đồng USD. Lúc này, tất cả các dạng điều hành tỷ giá như “ dãi băng”, “dirty float”, “crawling pegs” và các công cụ khác được phát minh để duy trì một hình ảnh của hệ thống Bretton Woods đều thất bại. Cuối cùng, vào năm 1973, IMF công bố rằng hệ thông Bretton Woods đã thất bại, chính thức kết thúc vai trò của vàng trong tài chính quốc tế và để cho giá trị của các đồng tiền biến động so với các đồng tiền khác tại mức mà chính phủ hoặc thị trường mong muốn. Một kỷ nguyên tiền tệ đã kết thúc và một kỷ nguyên khác bây giờ đang bắt đầu, nhưng cuộc chiến tiền tệ mãi mãi không kết thúc.
Thời đại cơ chế tỷ giá thả nổi bắt đầu từ năm 1973, kết hợp với sự chấm dứt việc liên kết giữa đồng USD vào vàng tạo ra sự kết thúc tạm thời việc phá giá tiền tệ đã diễn ra trong hệ thống tiền tệ thế giới từ những năm 1920. Không bao giờ các ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính đâu khổ vì phá vỡ các cam kết hoặc bỏ rơi vàng. Bây giờ, thị trường khiến cho các đồng tiền tăng hoặc giảm hàng ngày. Các chính phủ can thiệp vào thị trường để đạt được các mức giá mục tiêu mong muốn.
Đồng USD trở lại ngôi vương
Khi hệ thống Bretton Woods kết thúc, các quốc gia Tây Âu nuôi mộng về một cuộc thống nhất tiền tệ, điều dẫn đến sự ra đời của EU (European Union) và đồng Euro, được tung ra vào năm 1999. Khi Châu Âu hướng đến việc ổn định tiền tệ, các mốc neo song sinh trước đây của hệ thống tiền tệ thế giới, Đồng USD và vàng, đã không còn ổn định. Bất chấp kỳ vọng tăng trưởng và thị trường việc làm cải thiện từ việc phá giá đồng USD, Mỹ vẫn chịu ba cuộc suy thoái từ năm 1973-1981. Tổng cộng, sức mua của đồng USD đã giảm 50% từ năm 1977 đến 1981. Giá dầu tăng gấp bốn lần trong giai đoạn suy thoái 1973-1975 và tăng gấp đôi đến mức đỉnh cao mới vào năm 1979. Giá vàng trung bình hàng năm tăng từ 40.80 USD/oz vào năm 1971 đến mức 612.56 USD/oz vào năm 1980, bao gồm cả mức tăng đột ngột lên mức 850 USD/oz vào tháng 1.1980.
Trong con mắt của nhiều người, đây là thời gian tồi tệ. Thuật ngữ mới “đình lạm” được sử dụng để mô tả sự xuất hiện đồng thời của lạm phát cao và tăng trưởng kém diễn ra ở Mỹ. Cơn ác mông kinh tế từ năm 1973-1981 đối ngược với mục tiêu tăng trưởng dựa vào xuất khẩu bằng cách phá giá đồng USD.
Khi đồng USD gần tới điểm sống còn, lãnh đạo mới và chính sách mới mang tính đột phá là cần thiết. Mỹ với sự xuất hiện của Paul Volcker trong vai trò chủ tịch Fed vào tháng 8.1979 và Tổng Thống Ronald Reagan vào tháng 11.1980 đã đưa ra những chính sách đột phá.
Volcker từng làm Thứ Trưởng tại Bộ Tài Chính từ 1969 đến 1974 và là người có liên quan sâu sắc đến quyết định phá bỏ bản vị vàng và thả nổi đồng USD vào năm 1971-1973. Bây giờ, ông đang đối diện với hệ quả của quyết định này, nhưng kinh nghiệm đã mang lại cho ông cách xử lý tốt bằng việc sử dụng lãi suất, các nghiệp vụ thị trường mở, và các dòng hoán đổi để chống chọi với cuộc khủng hoảng của đồng USD gống như ông và Arthur Burns đã từng làm trong cuộc khủng hoảng Đồng Bảng vào năm 1972.
Đối với lạm phát, Volcker đã tăng lãi suất liên bang lên mức đỉnh 20% vào tháng 6.1981. và cú sốc của liệu pháp này đã xuất hiện. Một phần vì Volcker, lạm phát hàng năm đã giảm mạnh từ mức 12.5% vào năm 1980 xuống còn 1.1% vào năm 1986. Vàng do đó, giảm từ mức giá bình quân 612.56 USD vào năm 1980 xuống còn 317.26 USD vào năm 1985. Lạm phát đã bị đánh bại và vàng đã bị lu mờ. Đồng USD trở lại với ngôi vương.
Mặc dù nỗ lực của Volcker được xem như là anh hùng, nhưng ông không phải là vai chính khiến cho lạm phát giảm và đồng USD mạnh lên. Tín dụng được mở rộng vì thuế thấp và việc bải bỏ bớt các quy định của Ronald Reagan. Tổng Thống mới của nước Mỹ bắt đầu ngồi vào Nhà Trắng vào tháng 1.1981 tại thời điểm niềm tin kinh tế của Mỹ đã bị vỡ nát bởi suy thoái, lạm phat và cú sốc dầu trong thời Nixon-Carter. Mặc dù Fed độc lập với Nhà Trắng, nhưng cả Volcker và Reagan cùng nhau làm cho đồng USD mạnh lên, chính sách thuế thấp đã tạo ra sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế Mỹ. Các chính sách tiền tệ của Volcker kết hợp với việc cắt giảm thuế mạnh mẽ của Reagan giúp cho GDP đật đến mức tăng trưởng thực tích lũy là 16.6% trong giai đoạn 3 năm từ 1983-1985. Đây là mức tăng trưởng bình quân 3 năm mà nước Mỹ cho đến nay vẫn chưa bao giờ đạt được.
Đồng USD mạnh, làm tổn hại tăng trưởng, có vẻ như được khuyến khích khi kết hợp với các chính sách tăng trưởng khác. Tuy nhiên, thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao sau khi cuộc suy thoái kết thúc vào năm 1982. Thâm hụt thương mại với Đức và Nhật tăng mạnh khi đồng USD mạnh khiến người dân Mỹ thích đi mua sắm xe Đức và đồ điện tử của Nhật Bản.
Trước năm 1985, sự kết hợp của việc bảo vệ ngành công nghiệp của Mỹ khỏi hàng hóa nhập khẩu và người Mỹ tìm kiếm công việc khiến cho các công đoàn và những nhà chính trị thuộc các bang công nghiệp ủng hộ cho việc phá giá đồng USD để hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Thực tế là chính sách này đã thất bại vào năm 1973. Vì thế, dưới áp lực của Bộ Trưởng Tài Chính đến từ bang Texas, ông James A.Baker, nước Mỹ một lần nữa muốn đồng USD giá rẻ.
Lần này, phương thức phá giá hoàn toàn khác. Không còn bất cứ tỷ giá cố định hoặc tỷ lệ chuyển đổi nào với vàng. Các đồng tiền được giao dịch tự do so với các đồng tiền khác và tỷ giá được xác định bởi thị trường ngoại hối, bao gồm phần lớn các ngân hàng đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn. Phần vì sức mạnh của đồng USD vào đầu những năm 1980 xuất phát từ thực tế rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn có USD để đầu tư vào Mỹ vì tăng trưởng kinh tế mạnh. Sức mạnh của đồng USD thể hiện cho niềm tin vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, các nhà chính trị trong nước lại đang muốn một đồng USD giá rẻ, điều này tái diễn bối cảnh chiến tranh tiền tệ. Vì thị trường đang đẩy đồng USD lên các mức cao hơn, chính phủ phải can thiệp vào thị trường ngoại hối với quy mô lớn nếu như muốn đồng USD mất giá. Sự can thiệp quy mô lớn đòi hỏi một sự đồng ý và phối hợp hành động giữa những thành viên chính phủ có liên quan.
Tây Âu và Nhật Bản không muốn phá giá đồng USD. Tu nhiên, ký ức của sốc Nixon vẫn còn nguyên vẹn và không ai có thể chắc rằng Banker lại sử dụng kế sách thuế nhập khẩu giống như Connally vào năm 1971. HƠn nữa, Tây Âu và Mỹ phụ thuộc Mỹ trong vấn đề quân sự và an ninh quốc gia bởi áp lực của khối Xã Hội Chủ Nghĩa từ những năm 1970. Có vẻ tốt hơn hết là nên thảo luận trước với Mỹ về việc phá giá đồng USD hơn là bị bất ngờ một lần nữa.
Hiệp ước Plaza vào tháng 9.1985 là đỉnh điểm của những nổ lức của các bên trong việc hạ giá đồng USD. Bộ Trưởng Tài Chính Tây đức, Nhật Bản, Pháp và Anh Quốc đã gặp gỡ Bộ Trưởng tài chính Mỹ tại Khách sạn Plaza ở TP. New York để thảo luận kế hoạch phá giá đồng USD, chủ yếu là đối với Yên và Mark Đức. Các ngân hàng trung ương cam kết hơn 10 tỷ USD để thực thi, và kế hoạch này triển khai trong vài năm. Từ năm 1985-1988, Đồng USD đã giảm giá hơn 40% so với đồng Franc Pháp, 50% so với Yên Nhật và 20% so với đồng Mark Đức.
Hiệp ước Plaza thành công khi có được mức phá giá mạnh, nhưng kết quả tác động lên nền kinh tế lại vô cùng thất vọng. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ vẫn ở mức cao, khoảng 7% vào năm 1986, trong khi tăng trưởng chậm một cách đáng kể, chỉ còn 3.2% vào năm 1987. Một lần nữa, lạm phát tăng trở lại mức 6.1% vào năm 1990. Việc phá giá và chiến tranh tiền tệ chưa bao giờ tạo ra hoặc là tăng trưởng hoặc việc làm như kỳ vọng, nhưng chúng thường tạo ra lạm phát.
Với Hiệp ước Louvre được ký kết vào năm 1987 tại Louvre, Pháp nhằm ổn định đồng USD, cuộc chiến tranh tiền tệ lần II kết thúc.