GÓC NHÌN CHIÊM TINH TÀI CHÍNH: Những gì diễn ra trong tuần qua đã ứng nghiệm một phần góc nhìn chiêm tinh tài chính. Các thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh tiếp tục giảm mạnh vào ngày thứ hai, 23/3/2020, sau đó bật tăng mạnh mẽ. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 20% kể từ đáy. Điều này cũng diễn ra với các thị trường chứng khoán Nhật Bản và Châu Âu (thậm chí thị trường này còn tạo đáy vào ngày 16/3 và tạo đáy cao hơn vào ngày 23/3).
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng hòa chung xu thế, ngày 25/3/2020, chi số VN-Index tăng 4.7%, là mức tăng mạnh nhất trong 11 năm qua. Rõ ràng, tâm lý của đám đông đã thay đổi trong tuần qua. Nỗi sợ hãi bắt đầu lên tới đỉnh điểm dẫn tới sự đảo chiều trong ngắn hạn.
Ngày 20/3/2020, Hỏa Tinh sẽ bắt đầu giao hội với Jupiter, sau đó sẽ giao hội với Pluto vào ngày 23 tháng 3 và Saturn vào ngày 31/3/2020. Hỏa Tinh đóng vai trò như kíp nổ. Nó có thể kích hoạt một chu kỳ mới khi giao hôi với các hành tinh lớn nói trên. Điểm kích hoạt có thể trước hoặc sau khi có sự giao hội. Trong trường hợp của chúng ta là nó xảy ra trước với đỉnh vào tháng 2/2020 của Dow Jones. Nỗi sợ hãi lớn dần và nó đang đạt tới đỉnh điểm vào quanh thời điểm 20/3 đến 1/4/2020. Đây là lý do hiện tượng địa tâm để tôi nghĩ rằng, xu hướng sợ hãi gần đây của con người đang đến điểm đảo ngược, ít nhất là trong ngắn hạn. ĐỈNH NỖI SỢ HÃI BẰNG ĐÁY CHỨNG KHOÁN!
Chưa hết, sự nhập cung cũng là thời điểm thay đổi trong tâm lý và hành vi của con người. Ngày 21/3/2020 , Saturn tạm rời cung Capricorn (Ma Kết) để nhập cung Aquarius (Bảo Bình). Mars cũng sẽ nhập cung này vào ngày 30/3/2020. Việc có hai hành tinh cùng nhập cung tại một vị trí sẽ tạo nên sự thay đổi trong tâm lý hành vi của nhà đầu tư.
Tuần tới, ngày 24/3/2020, New Moon se xuất hiện tại vị trí Bạch Dương. Các hiện tượng Super Timing sẽ mạnh lên dưới sự hỗ trợ của New Moon. Đồng thời , ngày 21/3/2020 là thời điểm Xuân Phân (Lập Xuân).
Nói tóm lại, tôi đang nhìn thấy khả năng thay đổi trong tâm lý của đám đông. Đám đông đang sợ hãi và đỉnh nỗi sợ hãi sắp được thiết lập. Khắp các mặt báo, mọi người đều lo sợ khủng hoảng kinh tế bị kích hoạt bởi virus corona. Goldman Sachs cho rằng thị trường phải giảm thêm 26% nữa mới thấy đáy. Morgan Stanley khẳng đỉnh chắc cú chúng ta đã khủng hoảng rồi….
Capircorn (cung của sự lo lắng, sợ hãi và mất mát) nay đang tạm lắng nhờ các hành tinh nhập sang cung Aquarius (cung của những phát hiện mới và có những giải pháp cho các vấn đề hiện tại).
Nếu đỉnh nỗ sợ hãi xảy ra, đó là thời điểm để các chỉ số chứng khoán Mỹ tạo lập đáy.
[Góc nhìn chiêm tinh tài chính] Đỉnh hoảng sợ = đáy chứng khoán. Cơ hội lớn trước tháng 4!
Chúng ta bắt đầu nhìn thấy hy vọng và giải pháp. Nước Mỹ ít nhất đã có sự thay đổi trong hành động. Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc Hội Mỹ cũng thông qua gói chi tiêu 2,000 tỷ USD trong khi chủ tịch FED công bố gói QE KHÔNG GIỚI HẠN. Đây là những tác nhân giúp TTCK tăng điểm tron tuần qua.
Trong trận chiến chống dịch virus, thái độ của Thủ Tướng Anh và Tổng Thống Mỹ đã hoàn toàn thay đổi, không còn chủ quan như trước. Nước Mỹ đã quá chủ quan trước dịch Covid-19 và phải trả giá bằng cách trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới (85,000 trường hợp). Bản thân Thủ Tướng Anh cũng bị nhiễm virus. Bài học của Vũ Hán chưa được các Phương Tây thấu hiểu và hành động đúng đắn. Ban đầu, các nước Phương Tây bác bỏ phương án phong tỏa (lockdown) nhưng sau đó cũng phải ra lệnh hạn chế đi lại, yêu cầu người dân ở trong nhà. Nhưng so với Vũ Hán, các nước phương Tây chưa có nỗ lực song hành để nhận dạng và cách ly các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm. Đây chính là mấu chốt mà nước Mỹ đang dần nhận ra. Họ lập ra nhiều bệnh viện dã chiến hơn để cách ly những người nhiễm hoặc nghi nghiễm, chủ động truy tìm nguồn gốc gây dịch (kiểu như F0, F1, F2 mà Việt Nam đang làm thành công). Bill Gate kêu gọi nước Mỹ nên học Trung Quốc phong tỏa (lockdown) để nhanh chóng vượt qua đỉnh dịch. Dù không muốn, Tổng Thống Trump đang buộc phong tỏa dần từng bang nước Mỹ như California, và thậm chí kể cả trung tâm tài chính New York cũng có khả năng Lockdown. Đây cũng chính là cách nước Anh đã làm, với lệnh phong tỏa toàn quốc.
Dù đau đớn về mặt kinh tế, nhưng ít nhất các quốc gia trên thế giới đã hành động và xem LockDown (Phong Tỏa) như là giải pháp. Ít nhất chúng ta đã thấy giải pháp cho vấn đề dịch bệnh. Vũ Hán chính là minh chứng cho sự thành công của Lockdown. Trong khi Mỹ và Phương Tây đang vật lộn với virus, Vũ Hán đã bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 11/3/2020 (mở cửa từng phần), các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất dần dần, một số khu vui chơi giải trí cũng được mở cửa, dù chưa phải tất cả nhưng đang cố gắng giảm dần phong tỏa, trẻ em đã đến trường học và Chủ Tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán. Sau 2 tháng phong tỏa, coi như Vũ Hán đã thành công trong chống dịch và đang trở thành mô hình cho Mỹ và Phương Tây làm theo.
Không chủ quan như các nước Phương Tây, Việt Nam hiểu rằng một khi để “vỡ trận” thì với sự hạn chế về hệ thống y tế và tiềm lực kinh tế, chúng ta sẽ không thể nào chống đỡ nổi. Vì thế, Việt Nam quyết tâm chống dịch quyết liệt ngay từ đầu. Các biện pháp cách ly, truy tìm nguồn gốc F1, F2, F3 được thực hiện ráo riết để dập ổ dịch ngay từ khi mới xuất hiện. Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt và được truyền thông thế giới ca ngơi. Financial Times ca ngợi biện pháp tập rtung cách ly và truy tìm nguồn gốc F1, F2 của Việt Nam đã thành công hơn hẳn các quốc gia giàu có như Hàn Quốc (thực hiểm mass testing -xét nghiệm đại trà).
Tổng số ca nhiễm đến ngày 27/3/2020 của Việt Nam là hơn 160 ca nhiễm với gần 80,000 người được cách ly.
Số người được cách ly (quarantine) ở Việt Nam (gần 80,000 người)
Chưa hết, từ ngày 28/3/2020, VIệt Nam tiếp tục thực hiện giải pháp mạnh tay hơn đó là hạn chế một phần các trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Việt Nam xem đây là giải pháp tốt nhằm kiểm soát dịch không vượt 1,000 ca nhiễm trong vòng 2 tuần tới (con số mà ở góc độ hàm số mũ cho rằng sẽ bắt đầu vỡ trận). Tôi đánh giá đây là hành động đúng đắn của chính phủ Việt Nam. Ít nhất, chúng ta đang đi theo giải pháp đúng đắn chứ không chậm trễ như Mỹ và Phương Tây. Điều này một lần nữa xác nhận những hàm ý chiêm tinh rằng, đầu tháng 4 là thời điểm chúng ta bắt đầu có những giải pháp cho những vấn đề hiện tại (dịch bệnh). Từ 0h 28/3/2020, Sài Gòn và những thành phố lớn trở nên vắng lặng, người dân nghiêm chỉnh chấp hành giải pháp “ở nhà để giải cứu thế giới”. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu đều bị đóng cửa, ngoài trừ các lĩnh vực thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, y tế…
Trong thời gian gần đây, nhiều người đang so sánh tình hình kinh tế và thị trường tài chính hiện nay với Đại Khủng Hoảng 1930 và 2008. Sau đây là những ví dụ (hai hình dưới) mà các chartist (những người đam mê đồ thị) hăng say lấy đồ thị năm 1987, 2008 và 1929-1933 và chồng vào dữ liệu chứng khoán hiện nay để tìm thấy analog (tương đồng) và cảnh báo nguy cơ sẽ xảy ra đại khủng hoảng. Tôi không biết có xảy ra đại khủng hoảng trong tương lai hay không nhưng ít nhất, tôi không đồng tình với cách phân tích không xét đến bối cảnh so sánh như vậy. Việc so sánh bối cảnh hiện nay, với 1929 hay 2008 có nhiều điểm rất khập khiểng!
Phát biểu trên CNBC vào ngày 25/3/2020, nguyên Chủ Tịch Fed, ông Bernanke nói :”Tôi nghĩ sức khỏe của người dân là điều quan trọng nhất. Chúng ta biết nền kinh tế sẽ trở lại sau khi dịch bệnh được đẩy lùi. Chính sách tài khóa và tiền tệ có thể hỗ trợ nền kinh tế, và chúng tôi không nhìn thấy bất cứ quá trình suy giảm kéo dài như thời kỳ Suy thoái lớn vào 2008 hay thậm chí là Đại Khủng hoảng những năm 1930.” Ông nói thêm, “sự phục hồi sẽ rất nhanh“.
Nếu bạn muốn làm một so sánh ý nghĩa, bạn phải có sự tương đồng trong bối cảnh. Vào thập niêm 1930, đỉnh điểm của thị trường chứng khoán Mỹ xảy ra là do Fed đã nới lỏng tiền tệ từ năm 1927 (giảm lãi suất khiến dòng tiền vàng từ Anh đổ vào Mỹ, lạm phát tăng cao hơn), tỷ lê margin thời đó rất thấp khiến người dân đổ xô đi mua cổ phiếu mà không cần phải bỏ nhiều vốn, hình thành nên một bong bóng tài sản khổng lồ. Năm 1928 và 1929, Fed thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ đột ngột khiến nền kinh tế và thị trường chứng khoán sụp đổ. Sau đó, hệ thống ngân hàng bắt đầu khủng hoảng từ 1930-1933, lúc đó FED ĐÃ CHỐI BỎ KHÔNG HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CUNG CẤP THANH KHOẢN CUỐI CÙNG. Nói cách khác, Fed để mặc cho hệ thống ngân hàng sụp đổ, không giải cứu. Cũng chẳng có gói chi tiêu công nào hết. Mãi cho đến năm 1933, khi Tổng Thống Roosevelt lên nắm quyền, với sự hỗ trợ của học thuyết kinh tế Keyness mới bắt đầu tung ra “Chính Sách Kinh Tế Mới” từ 1933-1935, điều giúp nước Mỹ vượt qua khủng hoảng.
Không bàn đến những mưu đồ chính trị ở phía sau khi giới tinh hoa bỏ mặc cho nền kinh tế sụp đổ, không cứu trợ trong suốt cả 3 năm trời kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Trong đại suy thoái, thời gian là vàng bạc, chỉ chậm vài tháng đôi khi cũng khiến một doanh nghiệp sụp đổ, huống hồ ở đây là bỏ mặc hàng năm trời. Đại Suy Thoái là vì thế.
Đến thời năm 2007, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn sinh ra cũng vì do Fed đã nới lỏng chính sách tiền tệ từ 2002. Lần này, Fed chỉ có những động thái rất hời hợt như giảm lãi suất và điều đó là không đủ để cứu cả hệ thống đang thiếu thanh khoản trầm trọng. Học thuyết trọng tiền của Milton Friedman là vật cản. Có hai e ngại lúc đó : (1) In tiền sẽ dẫn tới Siêu Lạm Phát. và (2) Chi Tiêu Công quá mức sẽ làm Vỡ Ngân Sách. Đây chính là thủ phạm khiến cho các gói QE và kích cầu cũng bị trì hoãn. Khủng hoảng nỗ ra từ tháng 10 năm 2007, nhưng mãi đến gần cuối năm 2008 và sang đầu năm 2009, các gói QE và kích cầu mới thực hiện mạnh mẽ. Không bỏ mặc vài năm trời như thời Đại Khủng Hoảng nhưng vẫn có sự chậm chế trong đợt suy thoái 2008. Mặc dù TARP được thông qua vào tháng 10.2008 nhưng thị trường vẫn giảm sau đó vì mãi tới tháng 11/2008, gói QE1 mới được tung ra. Các giải pháp tài khóa và tiền tệ chưa đồng bộ với nhau, cùng thời điểm.
Việt Nam cũng vậy, tất nhiên là một quốc gia nhỏ bé, Việt Nam không thể tự mình ứng cứu. Việt Nam phải chờ các nước lớn như Mỹ hành động mới tung ra gói kích cầu. Nhưng sự thực hiện vẫn e dè. Mãi đến tháng 2.2009, Việt Nam mới tung ra gói kích cầu và đến tháng 4.2009 mới thực sự giải ngân. Vẫn phản ứng khá chậm.
Bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác biệt. Trải qua mấy vòng QE, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã hiểu dần học thuyết Keyness và thực tiễn. Không phải cứ in tiền là dẫn tới lạm phát. Thực sự, chẳng giống như những gì mà chúng ta lo ngại thời 2008, chẳng có siêu lạm phát nào hết. Mặc dù FED đã bơm 4,500 tỷ USD qua cả 3 vòng nới lỏng, nhưng lạm phát chỉ diễn ra cục bộ (2010-2011), tác động đến các thị trường cận biên và mới nổi), còn trên toàn thế giới, đặc biệt ở Mỹ, không hề có siêu lạm phát. Nợ công cao, ngân sách thâm hụt nhưng đổi lại chúng ta vực được nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Giống như Keyness đã nói: “Nếu không làm gì cả, con cháu chúng ta chỉ còn lại đống đổ nát với nợ công thấp”.
Cuộc khủng hoảng hiện nay diễn ra không hoàn toàn xuất phát từ lý do kinh tế. Quả thực, nền kinh tế toàn cầu đã có trục trặc kể từ Tổng Thống Trump khơi mào chiến tranh thương mại từ đầu năm 2018. Nó đã khiến nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, kéo theo giá dầu giảm dần. Tổng cầu nền kinh tế bị suy yếu. Chính vì vậy, một hiện tượng Thiên Nga Đen như Virus corona xuất hiện đúng lúc chúng ta đang yếu ớt đã khiến nền kinh tế và thị trường chứng khoán không trụ nổi và “ngã bệnh”. Với tổng nợ toàn cầu đang ở mức cao, sự suy yếu này hoàn toàn có thể dẫn tới làn sóng vỡ nợ và phá sản.
Nhưng các chính trị gia hiện nay đã không mắc phải các sai lầm như quá khứ. Lần này, chúng ta đã phản ứng rất nhanh. Fed liên tục cắt giảm lãi suất, bơm thanh khoản khi khủng hoảng mới nổ ra để đảm bảo vai trò…NGƯỜI CUNG CẤP THANH KHOẢN CUỐI CÙNG. Đỉnh điểm là tuần cuối tháng 3, FED nói rằng sẽ QE KHÔNG GIỚI HẠN. Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đảm nhận vai trò…NGƯỜI CHI TIÊU CUỐI CÙNG bằng gói chi tiêu 2,000 tỷ USD. Trên khắp thế giới, các chính phủ khác cũng phản ứng rất nhanh. Đức tung ra gói kích cầu. ECB cũng QE và kích cầu. Hội nghị G20 ngay lập tức đã đạt được sự đồng thuận bơm gói kích cầu 5,000 tỷ USD
Tôi cũng thấy hành động quyết liệt của chính phủ VIệt Nam trên cả mặt trận chống dịch lẫn kinh tế. Đầu tháng 3/2020, chúng ta có gói hỗ trợ tài khoản 30,000 tỷ đồng. Tiếp theo sau là gói tín dụng 250,000 tỷ đồng của chính phủ. Tại phiên họp 27/3/2020, ngay sau động thái QE và kích cầu của Mỹ, chính phủ Việt Nam lên kế hoạch cho gói chi tiêu công 30 tỷ USD sẽ phải giải ngân hết trong năm 2020. Tôi tin rằng, chính phủ VIệt Nam giờ đây có đủ hiểu biết để không phạm phải sai lầm như quá khứ, sẽ xem việc hỗ trợ kinh tế cũng ráo riết, gấp rút như chống dịch, cứu hỏa.
Phân tích trên để cho thấy, các chính phủ toàn cầu đang đi đúng hướng và có giải pháp tốt cho khó khăn hiện nay. Đối với chống dịch, Lockdown mạnh tay, truy tìm nguồn gốc gây bệnh để giãn đỉnh dịch, kéo thời gian để tìm kiếm vaccine. Trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng trung ương và chính phủ lần lượt đảm bảo đúng vai trò là người cung cấp thanh khoản cuối cùng và là người chi tiêu cuối cùng. Các hành động đủ nhanh và quyết liệt để ngăn làn sóng vỡ nợ.
Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng chí ít tôi có niềm tin vào những giải pháp đúng đắn.
Quay trở lại góc độ chiêm tinh tài chính, khi Saturn nhập cung bạch Dương (Aquarius), tính toán từ Timing Solution với dữ liệu từ năm 1885 cho thấy TTCK Mỹ tạo đáy ở đây và đi lên. Saturn nhập cung Bạch Dương từ ngày 21/3/2020 và chúng ta đang có một đáy ở đây.
Góc nhìn hành động giá. Đối với trader, chúng ta không thể nào bỏ qua hành động giá. Theo phương pháp CANSLIM, chúng ta cần có Ngày Bùng Nổ Theo Đà để quay trở lại Uptrend. Đáng tiếc, chúng ta đang nhìn thấy những hành động tăng giá khá yếu trên TTCK Việt Nam lẫn Mỹ. Cả hai đều đang có 4 phiên Nỗ Lực Hồi Phục. TTCK Việt Nam yếu hơn với vol phục hồi khá thấp. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index vẫn giảm điểm.
Chỉ số VN-Index thì đang cố gắng lấp lại Exhaustion Gap.
Trên đồ thị tuần, chỉ số VN-Index đang có một hammer đảo chiều với vol thấp hơn tuần trước. Đáy đảo chiều ngay tại tỷ lệ Fibonaccci 78.6% của sóng IV so với sóng III
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”