CHIẾN TRANH TIỀN TỆ LẦN III (TÌNH HÌNH 2010-2011)

Các siêu tiền tệ- Đồng USD, Euro và Nhân Dân Tệ được phát hành bởi ba nền kinh tế lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Eu và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa- là những quyền lực mới trong cuộc chiến tranh tiền tệ mới.

Cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ III bắt đầu vào năm 2010 như là hệ quả của cuộc suy thoái kinh tế 2007 và những hệ quả khác mà bây giờ mới bộc phát.

Không thể loại bỏ tầm quan trọng của các đồng tiền khác trong hệ thống tài chính toàn cầu như Yên Nhật, Đồng Bảng Anh, Franc Thụy Sĩ, Đồng Rúp Ấn Độ và đồng Rand của Nam Phi. Những đồng tiền này có sức mạnh tương ứng với quy mô nền kinh tế và khối lượng giao dịch và các giao dịch tài chính giữa các quốc gia liên quan. Theo thước đo này, các đồng đôla bản địa như Úc, New Zealand, Canada, Singapore, Hong Kong và Đài Loạn, cũng như đồng Krone của Nauy, đồng won của Hàn Quốc, và đồng dirham của UA, tất cả đều có giá trị nhật định. Nhưng kết hợp GDP của Mỹ, EU và Trung Quốc đã chiếm gần 60% GDP toàn cầu- tạo ra trung tâm hấp dẫn mà các nền kinh tế và tiền tệ khác nằm ở vùng ngoại vi.

Mỗi cuộc chiến đều có chiến trường, sự bi tráng và máu. Thế chiến thứ II là cuộc xung đột quân sự lớn nhất và đắt đỏ nhất trong lịch sử. Sự tham gia của Mỹ vào Thế Chiến Thứ II đã phân chia Châu Âu và Thái Bình Dương, trong khi sự tham gia của Nhật bản tạo ra một đế chế rộng lớn trải dài từ Burma đến tận Trân Châu Cảng. Nước Anh thì dường như chiến đấu khắp mọi nơi.

Trong cuộc chiến tranh tiền tệ, đường biên giới chính được vẽ giữa đồng USD và đồng Nhân dân Tệ theo bờ biển Thái Bình Dương, Cuộc chiến giữa đồng USD và Euro diễn ra theo bờ biển Atlanti và cuộc chiến giữa đồng Euro và Nhân Dân Tệ diễn ra giữa Đại Lục Á Âu. Mỗi cuộc chiến là thực nhưng việc phác thảo địa lý chỉ mang tính ẩn dụ. Thực tế là, chiến tranh tiền tệ diễn ra trên quy mô toàn cầu và tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn, nó diên ra 24 giờ mỗi ngày, giữa các ngân hàng, giữa các trader, các nhà chính trị và các hệ thống tự động.

Sự tham gia vào chiến tranh tiền tệ ngày nay không còn giới hạn bởi quốc gia phát hành tiền tệ và các ngân hàng trung ương. Nó liên quan đến nhiều bên và các định chế tài chính toàn cầu nhưu IMF, World Bank, BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) và Liên Hợp Quốc, cũng như các thực thể tư nhân như quỹ đầu cơ (hedge fund), các công ty đa quốc gia, các công ty gia đình của giới siêu giàu. Liệu các nhà đầu cơ, các nhà phòng hộ và những người thao túng có nhiều ảnh hưởng đến tiền tệ giống như quốc gia đã phát hành ra nó? Để hiểu rằng biên giới của cuộc chiến này là toàn cầu, gần như không bị giới hạn ở mức quốc gia, cần xem xét đến câu chuyện của nhà đầu cơ nổi tiếng George Soros, “người được mệnh danh là kẻ phá hủy ngân hàng trung ương Anh vào năm 1992 bởi một đặt cược lớn về tiền tệ. Ngày nay, có nhiều quỹ phòng hộ hơn và có mức đòn bẩy cao hơn nhiều so với Soros cách đây 20 năm.

Các cuộc chiến ở Thái Bình Dương, Atlantic và Đại lục Âu Á trong Chiến Tranh Tiền Tệ lần 3 đã ảnh hưởng mạnh đến Brazil, Nga, Trung Đông và cả Châu Á. Chiến Tranh Tiền Tệ lần 3 không diễn ra giữa đồng real (Brazil) hoặc đồng rúp (Nga) mà sẽ là cuộc chiến giữa đồng Euro, Đồng USD và đồng NDT, và điều này sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

Thế giới hiện đang ở trong cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ 3. Liệu kết cục của cuộc chiến này có bi kịch như Chiến Tranh tiền tệ lần 1 hay hạ cánh mềm như Chiến Tranh Tiền Tệ lần 2? Có một điều rõ ràng là- xem xét sự tăng trưởng từ những năm 1980 của các nền kinh tế lớn, việc in tiền và đòn bẩy thông qua chứng khoán phái sinh-cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ ba mang tính chất toàn cầu và diễn ra với quy mô lớn hơn nhiều. Chiến tranh tiền tệ lần 3 diễn ra giữa những các quốc gia và tư nhân. Sự mở rộng trong về quy mô, địa lý và các bên tham gia làm gia tăng sự sụp đổ. Ngày nay, rủi ro không chỉ là việc phá giá một đồng tiền này so với một đồng tiền khác hoặc là sự tăng giá của vàng. Ngày nay, rủi ro là khả năng sụp đổ hệ thống tiền tệ- nghĩa là việc mất niềm tin vào tiền giấy và ồ ạt mua các tài sản cố định. Với những rủi ro mang tính hủy diệt này- Chiến Tranh Tiền Tệ Lần 3 có thể là cuộc chiến tranh tiền tệ cuối cùng- nghĩa là cuộc chiến tranh để kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh tiền tệ.

  • Trận Chiến ở Thái Bình Dương

Cuôc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ, giữa Đồng NDT và USD, là trung tâm của hệ thống tiền tệ toàn cầu ngày hôm nay và trận địa chính của Chiến Tranh Tiền Tệ Lần 3. Diễn tiến của cuộc chiến này bắt đầu từ sự trỗi dậy của Trung Quốc sau ¼ thế kỷ là nền kinh tế tách biệt, các hỗn loạn xã hội và hạ thấp thị trường tự do bởi cơ chế xã hội chủ nghĩa.

Huyền thoại của nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu vào tháng 1.1975 với bốn kế hoạch lớn của Chu Ân Lai, tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và công nghệ. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch này bị trì hoãn bởi cái chết đột ngột của Chu Ân Lai vào tháng 1.1976, sau đó là của Chủ Tịch Mao Trạch Đông vào tháng 9.1976.

Người nối tiếp sự nghiệp của Mao là Đặng Tiểu Bình, người thực thi tầm nhìn của Chu Ân Lai và tạo ra bước đột phá rõ ràng so với Mao Trạch Đông trong quá khứ tại Đại Hội Đảng Cộng Sản và tháng 12.1978. Những thay đổi thực sự bắt đầu trong năm tiếp theo, với những chương trình thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm gia tăng quyền tự chủ trong lĩnh các nông trại và nhà máy. Vào năm 1979, Trung Quốc đưa ra một quyết định táo bạo vè việc thành lập bốn đặc khu kinh tế với những hệ thống luật pháp phù hợp, các ưu đãi về thuế và chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và công nghiệp dệt may. Đây là tiền thân của các đặc khu phát triển kinh tế lớn hơn được tung ra vào năm 1984, liên quan đến việc xây dựng các thành phối lớn ở bờ biển phía Đông Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc phát triển nhanh chóng từ giữa những năm 1980, nhưng nền tảng kinh tế vẫn thấp và đồng tiền của quốc gia này cũng như thương mai song phương với các nền kinh tế lớn vẫn không phát triển tạo ra nhiều vấn đề.

 

Cuộc chiến tranh tiền tệ ngày hôm nay được đánh dấu bởi những chỉ trích đối với Trung Quốc trong việc định giá thấp đồng NDT. Vào năm 1983, đồng NDT được định giá cao với tỷ lệ 2.8 NDT đổi 1 USD. Tuy nhiên, lúc này xuất khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của Trung Quốc và giới lãnh đạo tập trung vào việc nhập khẩu để phát triển cơ sở hạ tầng. Khi lĩnh vực xuất khẩu phát triển, Trung Quốc tiến ành chuỗi 6 lần phá giá trong 10 năm để rồi đến năm 1993, tỷ giá là 5.32 NDT đổi 1 USD. Sau đó, vào ngày 1.1.1994, Trung Quốc thông báo một hệ thống cải cách trong thị trường ngoại hối và tiến hành phá giá mạnh lên mức 8.7 NDT đổi 1 USD. Cú sốc này khiến Bộ Tài Chính Mỹ lên án rằng Trung Quốc là “kẻ thao túng”theo Đạo Luật Thương Mại 1998, theo đó cho phép Bộ Tài Chính loại bỏ những quốc gia sử dụng tỷ giá để giành lợi thế không công bằng trong thương mại quốc tế. Trung Quốc có điều chỉnh lại đôi chút tỷ giá qua nhiều lần thay đổi nhưng về cơ bản vẫn cố định ở mức 8.28 NDT đổi 1 NDT cho đến năm 2004.

Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc chịu tổn thương mạnh bởi lạm phát, tạo ra những mối bất đồng và quan điểm bảo thủ của những nhà cộng sản tiền bối về các chương trình cải cách kinh tế và mở cửa của Đặng Tiểu Bình.  Các phong trào đòi dân chủ, dẫn đầu bởi sinh viên và những nhà trí thức tạo ra sự hỗn loạn chính trị. Tiêu biểu chính là vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989, khi quân giải phóng Trung Quốc dùng lửa và xe tăng để “dọn dẹp” người biểu tình. Hàng trăm người đã chết. Nền kinh tế Trung Quốc đi xuống sau năm 1989, do các biện pháp chống lạm phát và một phần là do phản ứng của quốc tế đối với vụ Thảm Sát Thiên An Môn. Tuy nhiên, đây chỉ là khó khăn tạm thời.

Vào những năm 1990, Trung Quóc phá vỡ quy tắc “sắt gạo bát- iron rice bowl”, một chính sách nhằm bảo đảm cho người dân Trung Quốc đủ ăn và các dịch vụ xã hội cơ bản nhưng không hiệu quả. Việc hình thành nền kinh tế thị trường bắt đầu xuất hiện, trong đó người công nhân có cơ hội để tìm kiếm cuộ sống tốt hơn nhưng lại không được hỗ trợ nếu như họ thất bại. Những ám ảnh về Thiên An Môn, giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng sự sống còn của Đảng Cộng Sản và ổn định chính trị tùy thuộc vào việc tạo ra việc làm. Mọi chính sách của Trung Quốc đều hướng tới mục tiêu này. Đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cơ chế tỷ giá cố định của NDT-USD là bức tường thành kinh tế chống lại một Thiên An Môn khác.

Trước năm 1992, những yếu tố chống lại các chương trình cải cách của Trung Quốc xuất hiện nhằm loại bỏ các đặc khu kinh tế của Tập Cận Bình. Phản ứng lại, Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến đi New Year’s Sourthern Tour, là một chuyến đi thăm cá nhân đến các thành phố công nghiệp lớn, bao gồm Thượng Hải, để tạo ra những áp lực chính trị chống lại phe bảo thủ. Chuyến đi Sourthern Tour đã tạo ra một giai đoạn cất cánh lần thứ hai đối với Trung Quốc, với GDP thực tăng trưởng hơn gấp đôi từ năm 1992-2000. Mỹ lúc này vẫn đang tiến hành trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc như là một biện pháp phản ứng sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Thậm chí việc tấn công từ một tàu phóng tên lửa vào Đại Sứ Trung Quốc ở Bỉ vào năm 1999 tạo nên những căng thẳng lớn hơn. Mối quan hệ kinh tế nói chung vẫn ở thế đối kháng cho đến tháng 4.2001 khi máy bay của Trung Quốc tấn công vào máy bay do thám của Mỹ.

Thật bất ngờ, khi vụ tấn công Al-Qaeda vào ngày 11.9.2001, và sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã làm tan băng mâu thuẫn. Từ năm 2002, mối quan hệ thương mai và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc tăng tốc.

Cũng trong năm 2002, chủ tịch Fed, ông Alan Greenspan bắt đầu duy trì giai đoạn lãi suất cực thấp. Greenspan bắt đầu cắt giảm lãi suất từ mùa hè năm 2000 bởi hệ quả của bong bóng dot.com. Lãi suất liên bang giảm giảm hơn 4.75% từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2002. Cho đến năm 2004, lãi suất liên bang vẫn ở mức thấp 1.76%, tương đương vớ tháng 7/2002. Nỗi e sợ giảm phát, khiến Alan Greenspan duy trì mức chính sách lãi suất thấp lâu hơn so với bình thường. Chính sách lãi suất thấp này làm giảm bớt ảnh hưởng giảm phát của Trung Quốc đối với Mỹ, tạo ra mầm móng của chiến tranh tiền tệ với quy mô lớn hơn trong tương lai.

Chính sách lãi suất thấp của Greenspan không chỉ là một phản ứng đối với mối quy cơ giảm phát mà còn là một liều thuốc cho Phố Wall. Lãi suất thấp khiến cho những hợp đồng đầu tư rủi ro trở nên hấp dẫn. Đây chính là tiền thân của cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007.

Thâm hụt thương mại của Trung Quốc với thế giới từ cuối năm 2004. Đây là điều không bình thường đối với một nền kinh tế đang phát triển, khi nỗ lực xuất khẩu thành công phải kiềm ché nhu cầu nhập khẩu vật liệu thô, công nghệ, các công cụ xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghiệp. Trung Quốc bắt đầu thặng dư thương mại với Mỹ, vấn đề này lúc đầu không được quan tâm. Vào năm 1997, thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc chỉ là dưới 50 tỷ USD. Sau đó, thâm hụt tăng lên. Vào năm 2006, thâm hụt là mức 234 tỷ USD so với mức 124 tỷ của năm 2003. Vào năm 2003, có sự chú ý về thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và vai trò của tỷ giá NDT-USD trong thương mại. Làn sóng chỉ trích Trung Quốc băt đầu.

Giảm phát nội bộ của Trung Quốc được xuất khẩu sang Mỹ thông qua tỷ giá hối đoái. Điều này bắt đầu từ chính sách tỷ giá cố định của đồng NDT so với USD. NdT khong phải là đồng tiền tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế giống như USD, Euro, Bảng Anh…Việc sử dụng đồng NDT cho việc thanh toán chỉ được sử dụng bởi PboC (Ngân hàng trung ương Trung Quốc).

Khi một nhà xuất khẩu Trung Quốc bán được hàng hóa và kiếm được đồng Euro hoặc USD, nó phải chuyển số ngoại tệ này cho PboC với một tỷ giá cố định. Khi nhà xuất khẩu cần số ngoại tệ tương tự để mua nguyên liệu hoặc nhập khẩu hàng hóa khác, PboC chỉ cấp số tiền đủ để chi trả, không hề bị dư.

Quá trình hấp thu tất cả đồng USD thặng dư đi vào nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt sau năm 2002, tạo ra một số hệ quả. Vấn đầu tiên là PboC không sử dụng đến số USD thặng dư này, mà mua nó bằng cách in ra những đồng NDT mới. Điều này có nghĩa là khi FED in tiền để mua hàng hóa từ Trung Quốc, PboC in tiền đề hấp thụ số USD thặng dư này.

Vấn đề thứ hai là với số USD mới mua được. PboC cần đầu tư số tiền dự trữ này vào một nơi nào đó, và nó có thể kiếm được mức sinh lợi hợp lý. Các ngân hàng trung ương đã chọn trái phiếu chính phủ Mỹ có mức thanh khoản cao. Kết quả là, Trung Quốc đã mua một số lượng lớn Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ khi thặng dư thương mại với Mỹ ngày càng tăng lên. Trước năm 2011, Reuters ước tính tổng dự trữ ngoại hối của Mỹ vào khoảng 2,850 tỷ USD, trong đó 950 tỷ USD đầu tư vào Trái Phiếu Chính phủ Mỹ.

Mỹ hối thúc Trung Quốc gia tăng giá trị của đồng NDT để làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và làm chậm quá trích tích lũy tài sản định danh bằng đồng USD của Trung Quốc. Nhưng yêu cầu này không mấy được đáp ứng. Từ 2004 đến giữa năm 2005, NDT vẫn duy trì cố định ở mức 8.28 NDT đổi 1 USD. Bất ngời, vào hai ngày cuối cùng của tháng 7.2005, NDT tăng giá từ mức 8.28 lên mức 8.11 NDT đổi 1 USD, mức tăng gần 3%. Từ đó, NDT bắt đầu quá trình đánh giá lại từ từ trong ba năm tiếp theo, cuối cùng đạt mức 6.82 NDT đổi 1 USD vào giữa tháng 7.2008.

PboC tiếp tục giữa cố định NDT ở mức 6.83 NDT đổi 1 USD trong hai năm tiếp theo. Vào tháng 6.2010, vòng định giá lại lần thứ hai xuất hiện, và trước tháng 8.2011, tỷ giá chỉ còn 6.4 NDT đổi 1 USD. Sự tăng giá của đồng USD so với NDT là kết quả của cuộc chiến chính trị và tranh luận giữa Mỹ và Trung Quốc từ 2004-2011.

Người Mỹ đang lo lắng về việc sự nắm giữ quá mức của Trung Quốc đối với Trái Phiếu chính phủ Mỹ. Số tiền mà Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể mua đứt 9,000 tấn vàng của Mỹ với giá 1,000 USD/oz. Một hình ảnh vui mà nhiều người nghĩ đến là Quân Đội Trung Quốc có thể hoành tráng đến Mỹ và chở số vàng trong kho của Mỹ về Thượng Hải.Hình ảnh này gây sốc với nhiều người Mỹ.

Mặc dù hình ảnh này chỉ là tưởng tượng nhưng nó chính xác là điều mà hệ thống tiền tệ thế giới chứng kiến cách đây 40 năm trước. Vào năm 1950, Mỹ có dự trữ vàng chính thức khoảng 20,000 tấn. Vì thâm hụt thương mại kéo dài, lúc đó là với Châu Âu và Nhật Bản, dự trữ vàng của Mỹ đã giảm xuống còn hơn 9,000 tấn khi Nixon chấm dứt bản vị vàng vào năm 1971. Mức giảm 11,000 tấn vàng trong 21 năm là khá “chua chát”. Trong khi đó, dự trữ vàng của Đức từ 0 lên mức 3,600 tấn. Italia từ mức 227 tấn lên 2,500 tấn, Pháp từ mức 588 tấn lên mức 3,100 tấn.

Do đó, việc thâm hụt thương mại với Trung Quốc dấy lên nỗi lo trong thời kỳ bản bị vàng những năm 1950 và những năm 1960. Tuy nhiên, Trung Quốc thực tế không nhận được bất cứ tấn vàng từ việc gia tăng xuất khẩu. Điều này khiến cho Mỹ và Bernanke, chủ tịch Fed, tha hồ in tiền để chi tiêu. Sự thiếu vắng của bản vị vàng khiến Trung Quốc và Mỹ đang rơi vào cuộc chiến tranh tiền tệ lần thứ III. Đối với Trung Quốc, họ không bao giờ từ bỏ việc phá giá đồng NDT. Vì đây là phương tiện để đạt được mục đích- việc làm.

Không ai hiểu việc làm có ý nghĩa như thế nào với Trung Quốc bằng những nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc. Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc là nghiên cứu các cuộc sụp đổ mang tính chu kỳ. Cụ thể, trong giai đoạn 140 năm từ 1839 đến 1979, có nhiều cuộc bạo loạn diễn ra: Chiến Tranh Nha Phiến (1839-1860); Nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc (1850-1864); Cuộc nổi loạn của những Boxer (1899-1901); Sự sụp đổ của Triều Thanh năm 1912; cuộc chiến giữa các địa chủ và những tay anh chị giang hồ vào những năm 1920, nội chiến giữa các nhà tư bản và cộng sản vào đầu những năm 1930, cuộc xâm lược của người Nhật và thế Chiến thứ hai (1931-1945); Cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976) và Cái Chết của Mao Trạch Đông cũng như Tứ Nhân Bang[1] (Gang of Four) vào năm 1976, đánh dấu sự kết thúc của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Những sự kiện này cho thấy lịch sử 140 năm gần đây của Trung Quốc diễn ra liên tiếp các cuộc bạo loạn.

Điều này giải thích tại sao sự kiện Thiên An Môn diễn ra vào năm 1989 khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng. Họ phải tạo ra việc lạm nếu như muốn duy trì trật tự xã hội.

Tât nhiên, Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề việc làm.  Suy thoái năm 2001 đã khiến cho số người thất nghiệp của Mỹ lên đến 8.2 triệu người vào cuối năm 2001 so với 5.6 triệu người vào cuối năm 2000. Mặc dù nền kinh tế có hồi phục kỹ thuật trong năm 2002, nhưng số người thất nghiệp lại tiếp tục tăng lên mức 8.6 triệu người vào cuối năm 2002. Cho đến năm 2005, mức sụt giảm trong số người thất nghiệp là rất thấp, vẫn còn 7.2 triệu người thất nghiệp vào cuối năm 2005. Khi cuộc suy thoái năm 2007 diễn ra, số lượng người thất nghiệp tăng lên mức 15.6 triệu người vào tháng 10.2009. Xét về tỷ lệ, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng từ mức 6% vào cuối năm 2002 lên mức 9.9% vào năm 2009.

Những chỉ trích của Mỹ giành cho Trung Quốc trở nên gay gắt hơn sau khủng hoảng 2007. Giới chính trị Mỹ cho rằng, chính Trung Quốc đang lấy đi việc làm của họ. Mỹ luôn sử dụng G20 là nơi để gây sức ép lên Trung Quốc trong việc định giá lại đồng NDT. Từ năm 2010, có một thực tế là Trung Quốc thường điều chỉnh một chút tỷ giá mỗi khi họp G20. Ví dụ như ngày 25.6.2010, tỷ giá điều chỉnh từ 6.83 NDT/ đổi 1 USD lên 6.79 NDT đổi 1 USD, trước phiên họp G20…

Từ khi Trung Quốc có sự thay đổi lãnh đạo từ năm 2012, cuộc chiến trở nên im lặng hơn đôi chút. Từ năm 2012 cho đến 2014, tỷ giá giữa NDT-USD gần như không đổi mặc dù độ biến động trở nên lớn hơn. Cụ thể, NDT tiếp tục giảm giá so với USD cho đến năm 2013. Từ năm 2013 đến nay, đồng NDT tăng giá trở lại và tương ứng với cuối năm 2012.

  • Trận Chiến ở Biển Atlantic.

Bờ Biển Atlantic, mối quan hệ giữa đồng USD và Euro, tốt hơn hết được hiểu như là mối quan hệ phụ thuộc hơn là đối kháng. Điều này là do mức độ liên kết giữa thị trường vốn và hệ thống ngân hàng giữa Mỹ và Châu Âu ở mức cao.

TỶ giá giữa Eur/USD vào đầu năm 2011 gần như chính xác ngang bằng với năm 2007. Euro có giá 1.3 USD vào tháng 1.2007 và nó vẫn giao dịch ở mức này 4 năm sau đó. Tuy nhiên, độ biến động là rất lớn. Mức đỉnh là 1.59 USD đổi 1 Euro vào tháng 7.2008 và mức đáy là 1.1 USD đổi 1 Euro vào tháng 6.2010.

Đồng Euro và USD tốt hơn là nên hiểu như là hai hành khách ở trên cùng một con tàu. Ở bất cứ thời điểm nào, một hành khách này ở trên bong thì hành khách còn lại ở dưới bong tài. Họ có thể hoán đổi vị trí cho nhau nhưng về cơ bản sẽ cùng ở trên một còn tàu cho đến khi đến đích. Những biến động hàng ngày mang tính kỹ thuật, do cung cầu ngắn hạn.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn nắm ưu thế lớn hơn về cuộc chiến tiền tệ với đối thủ bên kia bờ Atlantic (Đại Tây Dương), không phải bằng cách gia tăng sức mạnh so với đồng Euro mà là khả năng chủ động trong việc giảm giá đồng USD. Đồng Euro là hiện thân cho giấc mơ Châu Âu về một tương lai hòa bình, dân chủ và thịnh vượng. Sự ra đời của Eurozone mang mục tiêu chính trị nhằm tạo ra ổn định và hòa bình trong khu vực.

Bắt đầu từ khi kết thúc Thời Kỳ Phục Hưng vào giữa thế kỷ 16, Châu Âu trải qua hơn 400 năm chiến tranh liên miên trong Phong Trào Cải Cách, Phong Trào Chống Cải Cách, Cách Mạng Anh, Cuộc chiến của vua Louis XIV, Cách mạng Pháp, Cuộc chiến của Napoleon, Chiến Tranh Pháp-Phổ, Thế Chiến thứ 1 và thứ 2 cho đến nguy cơ căng thẳng hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Vào cuối thế kỷ 20, Châu Âu đã đến mức phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản và có tiềm năng lớn về quân sự. Nhưng sự chia rẽ về chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo vẫn còn đó. Do đó, cần một lực để thống nhất- kinh tế là một sợi dây để gắn bó.

Lúc mới bắt đầu, một số nhà phân tích cảnh báo đồng tiền chung Euro là không phù hợp với sự khác biệt trong chính sách tài khóa giữa các quốc gia thành viên. Một số quốc gia chi tiêu phung phí và đã từng gây ra khủng hoảng nợ khi sử dụng đồng tiền riêng như Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha, có thể là những thành viên tồi tệ đe dọa đến sự tồn tại của đồng tiền chung.

Lời cảnh báo này đã trở thành thực tế vào năm 2010 với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và lan ra các quốc gia khác như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland. Được gọi chung là nhóm PIGS.

Vấn đề là mạng lưới cấu trúc sở hữu nợ chéo có thể làm cuộc khủng hoảng nợ tiềm ẩn rủi ro lan rộng. Trong 236 tỷ USD nợ của Hy Lạp, 15 tỷ USD do Anh sở hữu, 75 tỷ USD là Pháp sở hữu và 45 tỷ USD do Đức sở hữu. Trong 867 tỷ nợ của Ireland, 60 tỷ USD do Pháp sở hữu, 188 tỷ USD là do Anh sở hữu, 184 tỷ USD là do Đức sở hữu. Trong 1,100 tỷ nợ của Tây Ban Nha, Anh nắm giữ 114 tỷ USD, Pháp giữ 114 tỷ USD và Đức giữ 238 tỷ USD….

Đức với vai trò đầu tàu đã đồng ý hỗ trợ cho Hy Lạp hoặc Ireland. Mặc dù có nhiều tranh cãi nhưng Đức vẫn hiểu rằng, chi phí khi đồng Euro sụp đổ còn lớn hơn cả chi phí giải cứu các quốc gia này. Hơn nữa, việc cứu trợ sẽ làm gia tăng vai trò chính trị của Đức.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng nợ này, Châu Âu không đơn độc. Eurozone được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi Mỹ và Trung QUốc. Eurozone là thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ. Một đồng Euro mạnh sẽ có lợi cho Mỹ trong việc xuất khẩu sang Eurozone. Sự sụp đổ của đồng Euro đồng nghĩa là sự sụp đổ của hai đối tác thương mại khổng lồ. Do đó, năm 2010, trong khi nhiều người lo lắng về sự tan rã của đồng Eurozone. Mỹ đã “ngầm giúp” bằng cách tung ra các gói nới lỏng định lượng.

Trung QUốc cũng có lợi ích trong việc làm tăng giá đồng Euro. Châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu lớn đối với Trung Quốc không kém gì Mỹ. Do đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư cũng như tham gia hỗ trợ Châu Âu. Đây cũng là dịp để Trung Quốc đa dạng hóa danh mục đầu tư, vốn quá tập trung vào Mỹ (hoặc đồng USD).

 Khi cả Đức, Mỹ và Trung Quốc đều có cùng một mục tiêu giống nhau, đồng Euro vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay.

  • Trận Chiến giữa Âu và Á.

Nếu mối quan hệ giữa Euro và USD được mô tả như là phụ thuộc, thì mối quan hệ giữa Euro và NDT là độc lập, đối kháng. Trung Quốc đang nổi lên là nhà đầu tư lớn ở vùng ngoại vi Châu Âu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khi Trung Quốc sẵn sàng mua lại trái phiếu quốc tế của các quốc gia này. Tuy nhiên, Trung Quốc tham gia giải cứu Châu Âu là vì lợi ích riêng của nó.

Trung Quốc có lợi ích to lớn khi đồng Euro mạnh bởi đây là đối tác thương mại lớn. Sự tan vỡ của Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha, Ireland…có thể dẫn đến sức ép các quốc gia này trở lại sử dụng đồi nội tệ và phá giá mạnh so với đồng NDT. Điều này chắc chắn tổn hại đến lợi ích xuât khẩu của Trung Quốc sang Châu Âu. Chính vì vậy, mặc dù Đức và Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ trong vấn đề xuất khẩu ra thế giới nhưng Trung Quốc tham gia mua trái phiếu của vùng ngoại vi Châu Âu để làm giảm gánh nặng đối với Đức.

  • Những cuộc xung đột khác

Ngoài ba trận địa chính trong cuộc chiến tranh tiền tệ, còn có những nơi khác xảy ra xung đột. Một trong những vùng ngoại vi quan trọng của cuộc chiến này chính là Brazil

Vào cuối năm 1994, Brazil duy trì một cơ chế tỷ giá cố định so với đồng USD. Tuy nhiên, ảnh hưởng toàn cầu từ “Cuộc khủng hoảng Tequila” của Mexico vào tháng 12.1994 gây áp lực lên đồng Real và buộc Brazil phải phòng thủ. Theo đó Brazil thực hiện một chuỗi các cuộc phá giá có kiểm soát so với đồng USD. Đồng Real đã giảm 30% từ năm 1995-1997.

Sau thành công trong việc đưa tỷ giá giữa Real và USD về mức thích hợp hơn, Brazil một lần nữa trở thành nạn nhân của lây nghiệm chiến tranh tiền tệ. Lần này không phải từ Mỹ La Tinh mà là từ Đông Á.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Đông Á và Nga năm 1998 đã ảnh hưởng tới Brazil. Fed cắt giảm lãi suất để hỗ trợ thanh khoản toàn cầu như là một phần của gói giải pháp do IMF xây dựng. Dưới áp lực của IMF, Brazil tiến tới thả nổi tỷ giá và mở cửa hơn tài khoản vốn. Tuy nhiên, Brazil vẫn trải qua quá trình khủng hoảng cán cân thanh toán mang tính chu kỳ và phải nhờ đến trợ giúp của IMF vào năm 2002.

Brazil có cơ hội tốt để tăng trưởng với sự lãnh đạo của Tổng Thống Luiz Inacio Lula da Silva (gọi tắt là Lula). Dưới sự lãnh đạo của ông từ năm 2003-2010, Brazil đã mở rộng khả năng xuất khẩu tài nguyên với những cải tiến quan trọng về công nghệ và khả năng sản xuất. Brazil, với một thị trường nội địa rộng lớn, đang trở thành điểm đến cho dòng vốn quốc tế nhằm tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là khi lợi suất ở Mỹ giảm và thị trường Châu Âu sụp đổ sau năm 2008.

Chính điều này đã khiến đồng Real tăng giá 40% từ năm 2009-2010 và khiến cho lĩnh vực xuất khẩu của Brazil chịu ảnh hưởng tiêu cực. Thặng dư thương mại của Brazil với mỹ giảm từ mức thặng dư 15 tỷ USD xuống còn mức thâm hụt 6 tỷ USD trong 2009-2010. Bộ Trưởng Tài Chính Brazil, Ông Guido Mantega nói vào tháng 9.2010 rằng: “Chiến Tranh tiền tệ toàn cầu đã bắt đầu”.

Vì đồng NDT được neo cố định vào USD, nên đồng Real tăng giá 40% so với đồng USD cũng đồng nghĩa tăng giá 40% so với đồng NDT. Brazil do đó chống lại bằng cách can thiệp tiền tệ của NHTW và tiến hành kiểm soát vốn.

Vào cuối năm 2010, người kế nhiệm cho Tổng Thống Lula là ông Dilma Rousseff, đã nhấn mạnh tại G20 rằng, Mỹ và Trung Quốc đang thao túng tiền tệ và khiến cho đồng Real tăng giá.

Brazil còn gánh luôn lạm phát được nhập khẩu từ Mỹ khi nó cố gắng giữ cho đồng Real không tăng giá quá nhiều so với đồng USD, vốn được in ồ ạt bởi FED. Brazil bây giờ đứng trước tình thế giống như Trung Quốc: hoặc là chọn lạm phát hoặc là thả nổi tỷ giá. Công ty Nomura Global Economis nói rằng, Brazil là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến tranh tiền tệ. Tờ Wall Street Journal đăng bài vào tháng 4.2011 nói rằng: “Brazill đang vẫy cờ trắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ”.

Không có dự trữ ngoại hối và thặng dư thương mại lớn như Trung Quốc, Brazil không thể đủ sức duy trì một cơ chế tỷ giá cố định so với đồng USD.

Không chỉ Brazil, mà hàng loạt các quốc gia khác ở Đông Á như Indonesia, Taiwan, Việt Nam…cũng rơi vào thế tương tự. Một bên là chọn lạm phát hay chọn đồng tiền tăng giá tổn hại đến xuất khẩu.

 

Dịch từ tài liệu

  1. Currency Wars: The making of The Next Global Crisis”, James Rickards, 2011.

[1] Tứ Nhân Bang là gì http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_nh%C3%A2n_bang

CHIẾN TRANH TIỀN TỆ LẦN II (1967-1987): USD trong hành trình trở thành bá chủ!

 

Trả lời