Thị trường có thêm phiên tăng điểm mạnh với khối lượng lớn kỷ lục. Hiệu ứng tăng điểm của TTCK Mỹ đã đem lại sự hưng phấn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì VN-Index tăng hơn 5% so với giá đóng của ngày phân phối 27/5 nên chúng tôi tiến hành loại bỏ nó. Hiện tại, VN-Index chỉ còn hai ngày phân phối. Với phiên tăng giá này, VN-Index cũng đã xóa bỏ sự phân kỳ tiềm năng giữ giá và RSI. Triển vọng thị trường vẫn là “Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận”.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
Tuy nhiên, ở góc nhìn chu kỳ, chúng tôi bắt đầu đưa ra các cảnh báo về khả năng phải tiến hành chốt lãi khi nhiều cổ phiếu đã chay hơn 20% từ điểm pivot, hoặc thậm chí 40%-50% từ các điểm pocket pivot. Chỉ số VN-Index đang tiến gần đến MA200 ngày và vẫn đang nằm bám ở đường xu hướng trên của kênh giá.
Hãy chú ý từ điểm breakout ngày 8/5/2020, đây là phiên VN-Index có mức tăng giá mạnh nhất, đi kèm vol lớn và có cả khoảng trống. Chúng tôi sẽ quan sát giá trong các phiên tiếp theo để kiểm tra đây có phải là biểu hiện của tăng giá cao trào hay không?
VN-Index đang ở tuần thứ 10 từ đáy ngày 1/4/2020 và vượt qua MA25 tuần để xác nhận đáy chu kỳ 50 tuần. Chúng ta đang ở vùng thời gian đảo chiều chiêm tinh 6/6/2020 +/- 3 ngày giao dịch vì thế quan điểm chúng tôi là thận trọng và tiến hành chốt lãi trong vùng thời gian này. Chúng tôi muốn quan sát xem có khả năng xuất hiện đỉnh MT hoặc PT hay không?
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần tăng lên 17 cổ phiếu và đáng chú ý là sự xuất hiện của nhóm ngành nhựa.
Tiêu điểm ngày hôm nay là các cổ phiếu ngành nhựa. BMP và NTP đều có điểm breakout từ cup and handle vào tuần trước. Cả NTP và BMP đều có RS cao, lần lượt là 90 và 87. Danh sách các cổ phiếu có RS cao để giao dịch theo phương pháp CANSLIM được gửi vào room nhóm Trend Trader.
Đặc điểm của ngành nhựa là cung đang vượt cầu và sự cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị phần. Cả BMP và NTP đều có biên lợi nhuận sụt giảm từ năm 2018 đến nay. Bên cạnh đó, giá dầu tăng khiến cho giá hạt nhựa tăng theo đã làm tổn thương biên lợi nhuận ngành nhựa.
Hiện nay, sự sụt giảm của giá dầu đang được kỳ vọng làm mở rộng biên lợi nhuân của ngành nhựa. Được biết, BMP không bị ảnh hưởng nhiều bởi covid-19, sản lượng tiêu thụ trong quý 2/2020 dự kiến vẫn tăng trưởng 6-7%. Giá hạt nhựa tháng 4 đã giảm 22% giúp biên lợi nhuận của BMP tăng trở lại.
Triển vọng kinh doanh quý 2-3 năm 2020 đầy hứa hẹn. Trong thảo luận KQKD
1Q20, BMP cho biết khối lượng tiêu thụ 4T20 ở mức rất khả quan (+8-9% YoY;
sản lượng tiêu thụ tháng 4: +6-7% YoY bất chấp việc giãn cách xã hội trên cả
nước). Cho cả Quý 2/2020, BMP tự tin sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 6-7%
YoY. Đáng chú ý, theo dữ liệu từ Bloomberg, giá hạt nhựa PVC trong tháng 4
2020 giảm còn 630 đô/tấn (-22% YoY & MoM), trong khi BMP khẳng định các
đơn hàng PVC trong tháng 5,6 đã giảm mạnh 20-30% YoY & YTD. Chúng tôi
kỳ vọng BLN gộp mở rộng trong Quý 2 và mạnh mẽ hơn trong Quý 3 do độ trễ
giữa lượng hàng tồn kho và bán hàng theo thời gian.Nguồn: Báo cáo cập nhật, tháng 5/2020 của BVSC
Cả NTP và BMP đều có nhiều điểm tương đồng nhau. Doanh thu sản xuất khoảng tầm hơn 4,000 tỷ (NTP trội hơn tí), Lợi nhuận sau thuế tầm 400 tỷ (BMP trội hơn tí). Tổng tài sản của NTP là 4,500 tỷ đồng còn BMP là 2,950 tỷ. Cả hai đều có vốn chủ sỡ hữu ở mức gần như nhau 2,500 tỷ đồng. Chính vì thế, giá trị sổ sách cũng gần tương đương. Ưu điểm của BMP Là có cổ tức vượt trội hơn so với NTP. Tỷ suất cổ tức của BMP năm 2019 là 8.5% còn NTP là hơn 5%.