[Nhìn lại tuần qua, 19/6/2020] Thị trường có thể hình thành nhịp sóng tăng ngắn. Công nghệ, bất động sản, bán lẻ đang lên

Chỉ số VN-Index tăng điểm trong phiên cuối tuần và vẫn chỉ có ba ngày phân phối nên triển vọng được duy trì : “Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận”. Phiên tăng điểm cuối tuần mang tới hy vọng VN-Index tăng điểm trong vài phiên tới. Tôi cần giá vượt qua MA20 ngày để xác nhận kịch bản tăng ngắn hạn này. Thị trường đang tìm cách dò đáy ngắn hạn quanh ngày nhật thực 21.6.2020 +/- như kỳ vọng (xem thêm tại đây). 

VN-Index đang hình thành Trading Range, với đỉnh vào ngày 11.6 và đáy vào ngày 15.6. Giá có thể bị kẹt trong Trading Range này trong thời gian tới. Vì thế, chúng tôi kỳ vọng các nhịp sóng tăng nếu có sẽ mang tính chất ngắn hạn. CHỉ báo STochastic Oscillator cho tín hiệu mua trở lại. 

Một số leader đang hoạt động tốt. Theo dữ liệu RS (sức mạnh giá theo nhóm ngành) được gửi vào Trend Trader, nhóm ngành công nghệ phần cứng đang tăng mạnh. Phân chia theo dữ liệu ngành cấp 4 của fireant. Đúng đầu là nhóm trang thiết bị y tế. Trong các nhóm ngành có thanh khoản lớn, chúng tôi lưu ý nhóm Bất Động Sản đang có RS tăng dần theo từng tuần.

Trong ngành công nghệ phần cứng, DGW là cái tên nổi trội. Xem phân tích chi tiết tại đây.

DGW có mẫu hình chiếc cốc-tay cầm. Hành động giá của quả bóng Tennis

Một số cổ phiếu bất động sản vẫn tăng giá tốt. Ví dụ như NLG, KDH mà chúng tôi đề cập. KDH tiếp tăng sau khi hình thành mẫu hình Breakout 1-2-3, và điểm mua Pocket Pivot, một kỹ thuật mua sớm của Trend Trader.

 

[Nhịp Đập Thị Trường 3/6/2020] Thị trường tăng điểm nhờ lực đẩy của nhóm ngân hàng. Vì sao thị trường hờ hững với “giấc mộng tỷ đô” của LDG

Một cổ phiếu bất động sản có tín hiệu mua Gap Up sau Pocket Pivot là TIG. Cổ phiếu này đang có mẫu hình Cup and handle và chờ phiên breakout.

GIAO DỊCH NHƯ MỘT PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN (TRADE LIKE STOCK MARKET WIZARD)

Tiêu điểm tuần này là cổ phiếu VLC (Tổng Công ty Chăn Nuôi Việt Nam). Ngày 19/6/2020, VLC có điểm breakout của mẫu hình lá cờ Flag của Canslim. Cột cờ tăng 137% trong hai tháng, sau đó lá cờ điều chỉnh 20% với khối lượng thấp. Chú ý có khoảng trống tăng giá ở phía cột cờ cho thấy lực tăng mạnh mẽ.

Chất xúc tác của VLC đến từ yếu tố chữ N. Việc VNM mua lại GTN (công ty con của VNM) và GTN sở hữu 74% VLC, nên VLC đang gọi vui là “cháu ” của VNM. Sau khi về tay VNM, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Kiều Liên đã đưa vào vị trí chủ tịch HĐQT cùng với một số thành viên khác của VNM vào vị trí HĐQT Vilico. Chúng ta đều biết ban lãnh đạo của VNM đặc biệt là bà Mai Kiều Liên đã tạo nên một VNM thành công như thế nào, nên các nhà đầu tư kỳ vọng sự đột phá đối với Vilico. Sự thay đổi trong vị trí ban lãnh đạo là chất túc xúc tác quan trọng trong CANSLIM. Kết quả kinh doanh của VLC đã thay đổi trong hai quý gần đây. Tăng trưởng doanh số quý 1.2020 là 12.8%, cao nhất trong vòng 2 năm gần đây. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Q4/2019 và Q1/2020 lần lượt là 67% và 29.5%. Biên lợi nhuận gộp cũng mở rộng với mức 28.1% trong quý 1.2020 cao hơn hẳn so với mức bình thường 16%-20% trước đó.

Trong cơ cấu doanh thu 547 tỷ của Vilico, đến hơn 90% là kinh doanh sửa (VLC sở hữu 51% Thương hiệu Sữa Mộc Châu). Mặc dù Vilico có kinh doanh heo nhưng mảng này có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu.

Theo hồ sơ dữ liệu từ Vilico vào năm 2015, công ty này còn được chú ý bởi danh mục quỹ đất. Hiện Vilico đang quản lý, sử dụng 1,025,311 m2 đất tại 4 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó có 3 đơn vị tại Tp Hà Nội, 1 đơn vị tại Tp HCM, 1 đơn vị tại tỉnh Vĩnh Phúc và 1 đơn vị tại tỉnh Hưng Yên. Hầu hết đây đều là đất thuê thời hạn từ 30 – 49 năm.

Chia sẻ tại buổi họp cổ đông năm 2020, bà Mai Kiều Liên cho biết GTNFoods tới đây sẽ khảo sát lại quỹ đất và xây dựng trang trại sữa hữa cơ, sữa sạch…  với quy mô 4.000 con bò trên quỹ đất khoảng 200 ha của Mộc Châu Milk. Sở dĩ mật độ chỉ ở mức 20 con/ha là để bò hoạt động và nghỉ ngơi, đồng thời, đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh. Ngoài trang trại bò, định hướng của công ty còn là nâng cấp máy móc, thiết bị đầu ra để các nhà máy đáp ứng đủ công suất. Với quỹ đất của Vinatea, công ty liên kết GTNFoods còn giữ 20% vốn, định hướng công ty là tập trung vào sản phẩm để xuất khẩu, còn trong ngắn hạn, mục tiêu hướng đến là hòa vốn và bắt đầu có lãi.

Vilico trình phương án trả cổ tức  bằng tiền mặt, tỷ lệ 6%. Khoản lãi 173 tỷ đồng của Vilico thực chất cũng chủ yếu đến từ con bò sữa. Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất mà doanh nghiệp này vừa công bố, mảng chế biến sữa giúp Vilico thu về 2.558 tỷ đồng doanh thu và 486 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Trong khi mảng chăn nuôi chỉ mang về 37 tỷ đồng doanh thu, giá bán ra thậm chí còn thấp hơn giá vốn sản xuất dẫn tới khoản lỗ gộp gần 6 tỷ đồng riêng mảng này.

HÃY CHÝ Ý MỘT CHI TIẾT, KỂ TỪ KHI BẮT ĐẦU GOM VLC TỪ NĂM 2015, THÌ ĐẾN NĂM 2017, GTN ĐÃ BỎ RA HƠN 1,300 TỶ ĐỒNG ĐỂ SỞ HỮU 41.02 TRIỆU CỔ PHIẾU CỦA VLC (với giá mua khoảng 32,400), TƯƠNG ỨNG TỶ LỆ 65%. ĐẾN THỜI ĐIỂM 2019, TỶ LỆ SỞ HỮU CỦA GTN TẠI VLC LÀ 74%. Giá trị vốn hóa hiện nay của VLC là 1,968 tỷ đồng. Rõ ràng, số tiền mà GTN bỏ ra để đầu tư vào VLC là khoảng 66% giá trị vốn hóa công ty.  Đây là một số tiền lớn cho thấy niềm tin của GTN vào giá trị tương lai của VLC sẽ còn tăng nhiều hơn nữa.

Trả lời