[Dịch bởi Vietnambussinessinsider]- Trong bối cảnh dịch Covid-19 và đặc biệt là quan hệ gay gắt giữa Mỹ-Trung, hai ông lớn này sẽ tiếp tục thể hiện vị thế của mình thông qua các cuộc cạnh tranh và hợp tác. Mỹ đang có vẻ yếu thế hơn Trung Quốc trong cuộc chiến Kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng cuộc chiến này đã đến hồi kết. Hiện giờ, sự hợp tác công khai và riêng tư cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ Mỹ và các khu vực kinh tế tư nhân cần phải đầu tư vào phát triển công nghệ và đổi mới. Nếu không Mỹ sẽ hoàn toàn đánh mất vị thế đi đầu về Công nghệ cho Trung Quốc.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc
Tháng ba năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch Con đường tơ lụa kỹ thuật số nằm trong dự án sáng kiến vành đai và con đường (Belt and Road Initiative – BRI), một cuộc đại tu lớn của thế kỷ 21 về các con đường, đường sắt và cảng kết nối Trung Quốc với Trung Á và châu Âu.
Con đường tơ lụa kỹ thuật số bao gồm 4 thành phần công nghệ liên quan đến nhau. Đầu tiên, Trung Quốc tìm cách trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vật lý, trong đó có cơ sở hạ tầng internet bao gồm cáp quang và trung tâm dữ liệu.
Thứ hai, dự án đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến với ứng dụng kinh tế và chiến lược quan trọng, bao gồm hệ thống định vị vệ tinh, thành phố thông minh, đóng vai trò quan trọng nâng tầm vị thế của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự.
Trung Quốc đang tích cực mở rộng lĩnh vực liên quan tới dự án con đường tơ lụa kỹ thuật số. Năm 2019, Chính phủ Trung Quốc khởi động dự án mới “Sáng kiến hợp tác quốc tế Kinh tế kỹ thuật số vành đai và con đường” – Belt and Road Digital Economy International Cooperation Initiative – với một số quốc gia bao gồm các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì, Lào, Serbia, Ả Rập Xê-út, Ai Cập.
Chính phủ Trung Quốc cũng kí sắc lệnh hợp tác với 16 nước khác để phát triển các dự án công nghệ thuộc mạng lưới sáng kiến Con đường Tơ lụa mới.
Từng bước, Trung Quốc dự kiến sẽ củng cố sáng kiến kỹ thuật số mới này với những chiến lược sắc bén. Vào tháng tư năm nay, báo cáo từ Cơ quan đầu não phát triển sáng kiến vành đai và con đường đã nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tích cực tập trung vào sáng kiến mới này trên các lĩnh vự c công nghệ tiên phong bao gồm điện toán đám mây (cloud computing), công nghệ nano (nanotechnology), máy tính lượng tử (quantum computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), thành phố thông minh (smart cities).
Trung Quốc đầu tư nhiều vào viễn thông trong phạm vi các nước thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường
Ảnh hưởng của dịch Covid-19
Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, các chính sách tiền tệ và tài khóa đã chuyển qua tập trung vào việc cân bằng lại nền kinh tế trong nước. Việc này đã ảnh hưởng tới Sáng kiến Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, các dự án cơ sở vật chất công nghệ thông tin và truyền thông mang lại hiệu quả kinh tế và có thể được hoàn thành nhanh hơn các dự án vận tải hay năng lượng. Vì vậy, sau khi dịch Covid-19 kết thúc, các dự án Con đường tơ lụa Kỹ thuật số có khả năng sẽ nhận được sự tham gia và đầu tư lớn hơn nhiều so với các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Con đường tơ lụa Kỹ thuật số có đang mang tới những thách thức và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ?
Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc đua công nghệ vẫn sẽ là điểm mấu chốt trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ. Con đường tơ lụa Kỹ thuật số là cột trụ quan trọng trong chiến lược thiết lập cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc để quản lí nguồn dữ liệu. Đa phần cơ sở hạ tầng sử dụng trọng các dự án Con đường tơ lụa Kỹ thuật số bao gồm rất ít công nghệ đến từ Mĩ. Điều này dấy lên mối lo ngại cho rất nhiều nhà hoạch địch chính sách và doanh nghiệp phương Tây. Lí do là Trung Quốc đang ngày càng kiểm soát lượng thông tin dữ liệu và có thể dễ dàng can thiệp hay tiếp cận dữ liệu về bảo mật hay tiền tệ. Các công ty công nghệ Trung Quốc ngày càng thông thạo về sử dụng trí tuệ nhân tạo để củng cố doanh nghiệp địa phương và mối quan hệ với khách hàng. Thông tin và dữ liệu thu được từ người dùng cuối có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc giúp Trung Quốc đạt được thị phần lớn trong phạm vi các nước thuộc dự án Sáng kiến vành đai và đường bộ.
Sáng kiến vành đai và đường bộ được hỗ trở bởi các dự án thuộc Sáng kiến Con đường tơ lụa Kỹ thuật sốcũng gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích. Nhiều chuyên gia chỉ trích rằng các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi Sáng kiến Vành đai và đường bộ đã phải chịu nhiều khó khăn khi Trung Quốc áp đặt các bộ luật về việc địa phương hóa dữ liệu. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho biết những thay đổi đó là để bảo vệ thông tin người dân và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài vào các trung tâm dữ liệu địa phương, chứ không phải góp phần giúp Trung Quốc quản lí không gian mạng. Tuy nhiên, khả năng chính phủ sử dụng các dự án này để kiểm soát các hành vi chống đối xã hội hay chính quyền là rất cao.
Sáng kiến vành đai và đường bộ đã phát triển kỹ năng công nghệ của Trung Quốc đến độ có thể trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ trong cuộc chiến hợp tác công nghệ toàn cầu. Vào tháng hai năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nỗ lực tập trung vào dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bao gồm mở rộng công nghệ 5G để thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Các công ty Trung Quốc như Công ty mạng cáp quang biển Huawei Marine Networks đã lắp đặt 36,964 dặm cáp quang biển trên hơn 95 dự án khác nhau trải dài từ biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Thị phần của các công ty cáp quang Trung Quốc như Huawei đã tăng đột biến từ 7% vào năm 2012 lên 20% vào năm 2019.
Dự kiến gia tăng thị trường người dùng 5G
Mỹ sẽ làm gì để giữ vững ngôi vị bá chủ công nghệ?
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Tổng thống Trump đã rất rõ ràng trong việc bảo vệ các công ty Mỹ và các chuỗi cung ứng khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc. Ví dụ, hiệp hội các ngành bán dẫn (Semiconductor Industry Association) đã đề nghị được cung cấp 32 tỉ đô để củng cố ngành công nghiệp bán dẫn. Công nghệ chip bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố thương mại và các công nghệ của tương lai như mạng lưới 5G hay trí tuệ nhân tạo. Hơn nữa, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 17/6 đề xuất Google và Facebook không lắp đặt hệ thống cáp quang dung lượng cao đi qua Hong Kong, do những lo ngại về tác động của việc Trung Quốc xúc tiến soạn thảo luật an ninh mới dành cho đặc khu này đối với an ninh quốc gia Mỹ. Tuyến cáp quang xuyên Thái Bình Dương, do hai công ty truyền thông và công nghệ của Mỹ là Google và Facebook đầu tư, theo kế hoạch sẽ kết nối Mỹ, Đài Loan, Philippines và Hong Kong. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đã khuyến nghị thay đổi kế hoạch này. Theo hãng tin Channel News Asia, hệ thống cáp quang này sẽ truyền thông tin liên lạc của Mỹ xuyên qua Thái Bình Dương đến Hong Kong trước tiên rồi mới đến các khu vực khác ở châu Á. Việc này cho thấy Mỹ đang có những bước đi cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Theo Forbes