GÓC NHÌN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG DÀI HẠN 4-5 NĂM TIẾP THEO: THỊ TRƯỜNG BÒ TÓT MỚI

Sau giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khoá từ 2018, thị trường gấu 2 năm đã xuất hiện và qua đi với màn bế mạc kinh hồn của Covid 19. Hiện đã tới chu kỳ nới lỏng chính sách tài khoá (ngay năm nay) và chính sách tiền tệ mới, cụ thể đã bắt đầu hạ lãi suất (chính sách nới lỏng tín dụng sẽ sớm được triển khai trong các quý sau, chưa thể triển khai thời điểm hiện nay vì chính sách tiền tệ này phụ tuộc tăng trưởng tín dụng mà muốn có tăng trưởng tín dụng phải phụ thuộc vào nhu cầu vay mượn của nền kinh tế, nhu cầu hiện vẫn yếu – dự kiến sẽ mạnh dần lên trong các năm sau khi nền kinh tế phục hồi, trước mắt chính sách tài khoá gồm đầu tư công và giảm thuế thu nhập DN sẽ nhiều dư địa hơn vì từ nhiệm kỳ TT mới tới nay hầu như đầu tư công bị nghẽn, hầu như không triển khai). Quý 2 – quý khủng hoảng tiêu điều đã qua đi rồi, quý 3 hoạt động sản xuất khôi phục, các quý tiếp theo cứ từ nấc thấp leo lên nấc cao hơn, khó có thể có quý nào thấp hơn quý 2 năm 2020 được. Không còn gì xấu hơn quý 2 nên không có lý do gì để thị trường quay về 660. Thị trường sẽ đi theo chiều hồi phục kinh tế quý sau cao hơn quý trước.

Điểm đáy của chu kỳ kinh tế đã rơi vào quý 2 và tiếp sau sẽ là giai đoạn phục hồi – mở rộng. Hiện tại chúng ta đang ở khu vực 7h trong đồng hồ thị trường với các dấu hiệu rõ ràng như sau:

  • Tỷ lệ lãi suất sụt giảm, kèm theo là chính sách tài khoá mở rộng.
  • Bất động sản tạm thời trầm lắng (do chính sách điều hành tốt các năm trước – thắt tín dụng vào BDS – hạn chế cấp phép dự án mới – siết năng lực chủ đầu tư… nên giá BDS khả năng chỉ điều chỉnh chứ khó rót mạnh),
  • Ngay trước đó là “điểm đáy suy thoái” của nền kinh tế rơi vào quý 2. Dấu hiệu chắc chắn nhất để biết chúng ta đang ở đâu trong chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường chính là nhìn vào giai đoạn trước đó. Cụ thể, tại đáy suy thoái, hay điểm đáy của chu kỳ kinh tế (Low Point), hay khủng hoảng kinh tế (Depression), là trạng thái nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp lớn, thu nhập hàng năm tuột giảm và sản xuất dư thừa. Đây là tình trạng đã thấy rõ ở quý 2. Là dấu hiệu không cần bàn cãi cho thấy nền kinh tế VN nói riêng và thế giới nói chung đạt tới điểm thấp nhất của chu kỳ kinh tế khi phải giãn cách xã hội, ngừng giao thương…
  • Ở đầu thị trường bò tót, các cổ phiếu phòng thủ (công nghệ, tiêu dùng… không mẫn cảm với chu kỳ kinh tế) và các cổ phiếu giá trị có vốn hoá nhỏ bị quên lãng trước đây theo quy luật sẽ phục hồi tốt, mang lại hiệu suất cao. Thực tế trải qua chặng bull mở màn tháng tư tới tháng 6, nhiều cổ phiếu vốn hoá nhỏ (và vừa) đã tăng mạnh cho hiệu suất 60-100%, ví dụ có thể kể đến các cổ phiếu mà chúng tôi đã tham gia từ tháng tư như DBC DGC KSB LCG C4G HSG SZC GIL…. và nhiều trong số chúng vẫn đang tiếp tục tăng tới lúc này.

Tại sao lãi suất sụt giảm, mở rộng chính sách tài khoá là chỉ báo của thị trường bò tót mới?

Khi So sánh chứng khoán với các kênh đầu tư khác, điển hình nhất là kênh gửi tiết kiệm vì đa phần dòng tiền của người VN nằm ở kênh này. Với P/E gửi bank ngắn hạn * luỹ kế cả lãi suất là khoảng 13-14 năm gì đó, gửi dài hạn hơn thì PE khoảng 11, trong khi trên sàn có nhiều công ty làm ăn tốt – vẫn duy trì được tăng trưởng trong quý 2 và các quý tới nhưng P/E chỉ 3-6 lần, tiếp theo đó sẽ là sự hồi phục của các công ty khác theo nền kinh tế – các công ty này cũng có PE PB thấp – khi phục hồi sẽ mang đến những cơ hội đầu tư mới tiếp theo. Sự chênh lệch tiềm năng sinh lời giữa hai kênh tiết kiệm và lãi suất sẽ hút dòng tiền đổ vào chỗ trũng hơn.

Chính sách tài khoá mở rộng ở góc độ thứ nhất sẽ mang lại nhiều công ăn việc làm cho người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn. Ở góc độ thứ 2, đây cũng là một cách để đẩy nhanh tiền vào nền kinh tế trong bối cảnh chính sách tiền tệ khó triển khai do phụ thuộc nhu cầu của bên đi vay, điều này làm tăng lượng tiền trong xã hội, trong khi tài sản trong xã hội vẫn chưa theo kịp, dẫn tới “tác dụng phu” là làm tăng giá tài sản, trong đó có chứng khoán. Dù ở góc độ nào thì chính sách tài khoá mở rộng cũng đều là chỉ báo của giai đoạn thị trường bò tót mới.

Tại sao các cổ phiếu vốn hoá nhỏ (và vừa) lại tăng ở đầu thị trường bò tót mới?

Ở đầu thị trường bò tót, các cổ phiếu giá trị có vốn hoá nhỏ bị quên lãng trước đây theo quy luật sẽ phục hồi tốt, mang lại hiệu suất cao. Lý do là bởi tại vùng đỉnh thị trường, tức vùng 11-12h – các cổ phiếu vốn hoá lớn thu hút mạnh dòng tiền, khiến các cổ phiếu vốn hoá nhỏ (và vừa) bị rơi vào quên lãng, chúng giảm trước – tạo đáy dài hạn trước – trở về mức định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực, P/B và P/E của nhiều cổ phiếu vốn hoá nhỏ (và vừa) về tới mức khó tin, cổ tức tốt hơn gửi ngân hàng rất nhiều, thậm chí có nhiều Cổ phiếu vốn hoá nhỏ (và vừa) vẫn tăng trưởng lợi nhuận mạnh mà có mức PE dự phóng chỉ 1-2 lần (năm) đồng nghĩa khả năng sinh lời cực kỳ hấp dẫn so với gửi tiết kiệm…. các cổ phiếu này nhỏ – giống như những hạt cái nhỏ và nhẹ – khi làn gió “dòng tiền mới” thổi qua chỉ cần khẽ khàng cũng có thể làm cho các hạt bụi nhỏ này di chuyển và cất cánh, đặc biệt là trong bối cảnh bị quên lãng giảm trước tạo đáy trước ở vùng sâu dưới giá trị thực.

Còn các dấu hiệu nào khác?

FDI vẫn đều đặn dịch chuyển về Đông Nam á, trong đó có VN, tạo ra thêm công ăn việc làm, cùng với chính sách tiền tệ và tài khoá của chính phủ, là một cánh quân quan trọng giúp nền kinh tế phục hồi và mở rộng.

Về mục tiêu thu hút đầu tư 5% dân số tham gia và biết đến chứng khoán, trước đây chỉ nghe thấy 5% trên ti vi thì năm nay bắt đầu thành hiện thực với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư F0. Đây là dòng tiền mới của thị trường, là minh chứng hiện hữu nhất cho thấy mục tiêu trên của chính phủ đã bắt đầu thành hiện thực. Đây là một cú Breakout về “dòng nhà đầu mới” cho thị trường, tương tự cú breakout về khối lượng trên 1 cổ phiếu riêng lẻ.

Về nâng cấp thị trường, năm 2021 sẽ có hệ thống mới cho phép đầu tư T+0, rút ngắn chu kỳ thanh toán, tăng sự sôi động cho thị trường, tiến gần hơn đến tiêu chuẩn quốc tế để đủ tiêu chuẩn được nâng hạng.

Kết luận

Các yếu tố trên là minh chứng cho một thị trường bò tót nền tảng kéo dài nhiều năm (4-5 năm), khởi đầu bằng cú ra mắt chặng tăng số 1 của “new bull market” với mức tăng 37,4% từ tháng 4 tới tháng 6/2020. Đan xen trong xu hướng tăng chủ đạo đó sẽ là những đợt điều chỉnh tạm thời tương tự như cú điều chỉnh từ 900 về 780 (-17%), Sau đó sẽ là các chặng tăng tiếp theo – sóng sau xô sóng trước… Nhưng để kiếm được tiền từ sóng tăng mới của thị trường vẫn cần có những chiến lược đầu tư đúng, bởi trong sóng lớn có các sóng trung gian có thể lấy hết thành quả lợi nhuận của nhịp tăng trước đó nếu nhà đầu tư quá say máu, lạm dụng đòn bẩy, không phòng thủ khi có nguy cơ điều chỉnh tạm thời. Bởi thế, dù thị trường nếu đúng dự kiến đi vào chu kỳ bò tót mới trong 4-5 năm tiếp theo nhưng không đồng nghĩa với việc ai cũng kiếm được tiền nếu như không có phương pháp đầu tư đúng.

Cơ hội đầu tư trên thị trường luôn luôn hiện hữu, vấn đề là chúng ta có dám giành lấy cơ hội cho mình từ sớm hay không, và có bỏ thời gian nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra cho mình một phương pháp đầu tư đúng hay không mà thôi.

Khúc Ngọc Tuyên Admin/Founder Group chứng khoán Nhà đầu tư thành công.

Trưởng phòng Môi giới SSI THĐ 05

Đồng dịch giả sách Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng và Giao dịch như đệ tử chân truyền của O’Neil

Nhận tư vấn đầu tư – Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán

Điện thoại/zalo: 0989591288

Facebook: facebook.com/ngoctuyen.khuc

Trả lời