Chỉ số VN-Index tăng 0.5% so với giá đóng cửa ngày hôm trước, khối lượng tăng cao hơn nhưng giá đóng cửa nằm ở mức thấp ngày. Mặc dù vậy, chúng tôi không gọi đây là dạng ngày phân phối Churning Day vì giá vẫn tăng trên 0.5%. Như vậy, tổng cộng VN-Index hiện nay vẫn có 1 ngày phân phối. Triển vọng thị trường vẫn là XU HƯỚNG TĂNG ĐƯỢC XÁC NHẬN. Theo nguyên tắc CANSLIM, chúng ta sẽ thay đổi triển vọng thị trường khi có trên 4 ngày phân phối.
Độ rộng thị trường vẫn không đổi. Chúng tôi vẫn thấy có 23 mã thiết lập đỉnh cao 52 tuần trong ngày 28/8. Sóng ngành vẫn tâp trung ở BĐS KCN, cảng biển, hóa chất, ngân hàng, xây dựng được được hưởng lợi từ đầu tư công, sản xuất thực phẩm.
Trong khi đó, danh sách RS theo tuần cho thấy nhóm ngành công nghệ đang nổi sóng với sức mạnh giá vượt trội.
Danh sách chi tiết các mã cổ phiếu có RS cao cho việc lựa chọn leader được gửi vào Room nhóm Trend Trader.
FPT là một trong những cổ phiếu có dấu hiệu phân phối rõ nét giống như chỉ số VN-Index. Giá tăng mạnh đầu phiên nhưng gần cuối phiên bị bán mạnh với khối lượng lớn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nẵm giữ lệnh theo chiến lược mua Gap Up. Có thể sử dụng MA10 ngày để bảo vệ lợi nhuận theo chiến lược mua Gap Up. Hiện chúng ta đang có lợi nhuận ở FPT với hai điểm mua khá tốt.
Không sốt như dòng bất động sản KCN nhưng NLG vẫn đi lên một cách từ tốn
Chỉ số VN-Index tăng điểm yếu ớt trong các phiên cuối tuần vì các trụ chính chưa chạy giá. Chúng tôi chờ đợi lực đẩy từ dòng ngân hàng và thép. HPG đang dao động quanh MA50 ngày và chúng tôi hiện vẫn đang nắm giữ cổ phiếu này. Chú ý khả năng hình thành Pocket Pivot (một kỹ thuật mua của Trend Trader) khi cổ phiếu này đang bám chặt MA10 ngày.Ít nhất ngành tài nguyên cơ bản (thép) vẫn đang có RS cao.
Tương tự ACB vẫn là mã cổ phiếu chúng tôi đang nắm giữ sau lần mua vào ngày 28/8