Chỉ số VN-Index mở cửa đầu tuần rất tích cực khi họ dầu khí, ngành chứng khoán cùng nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm. Nhưng rung lắc đã diễn ra ở phiên chiều, áp lực bán chốt lãi khiến VN-Index thu hẹp mức tăng. Thanh khoản lại tăng cao khiến hệ thống HoSE lại trong tình trạng “đơ” khiến nhà giao dịch gặp khó khăn trong việc giao dịch. Có vẻ như việc giao dịch theo lô 100 vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng quá tải. Chỉ số VN-Index vẫn đóng cửa tăng điểm nhờ lực kéo của FPT, GAS, HPG, VCB, GVR…
Chốt phiên đầu tuần, chỉ số VN-Index tăng 0.64% với thanh khoản cao hơn phiên trước. Giá đóng cửa nằm ở gần mức cao nhất ngày. Đồ thị nến Nhật Bản cho thấy đây là mẫu hình nến Hanging Man (Tôi Nhân Treo Cổ). Đây là mẫu hình đảo chiều khá phổ biến nhưng không phải là mẫu hình đảo chiều mạnh. Mẫu hình này cho thấy phe mua vẫn đang kiểm soát thị trường nhưng có một lượng lớn nhà đầu tư tìm cách bán tháo nhưng không đủ mạnh, nên cuối phiên nến rút chân tạo nên bóng dưới dài. Thị trường có vẻ như muốn đẩy giá xuống hoặc lực mua đang yếu dần nhưng phe mua vẫn đang còn đủ lực mạnh để kiểm soát cuộc chơi. Bạn cần chờ đợi sự xác nhận tín hiệu khả năng đảo chiều có hay không ở các thanh giá tiếp theo. Nếu như có giá đóng cửa thấp hơn Hanging Man, hãy thận trọng với khả năng đảo chiều.
Phần mềm đánh giá Nến Nhật Bản có sẵn trong Room Zalo Hỗ Trợ Sách khi bạn đọc mua sách tại kênh www.elibook.vn (add zalo 0977.697.420)
Lưu ý, vùng 1,100 là tỷ lệ Fibonacci 78.6% của đợt giảm từ tháng 11.2019 đến tháng 3.2020.
Tiêu Điểm Cổ Phiếu
SJS: Cổ phiếu SJS đang vận động theo chiến lược “Giá kéo ngược về MA50 ngày” của William O’Neil. Sau đó bật dậy bằng một phiên Pocket Pivot. SJS đang test lại đường MA50 ngày cũng là bệ đỡ cho phần mẫu hình vai đầu vai củng cố xu hướng. Đây là lần thứ hai cổ phiếu tìm kiếm sự hỗ trợ từ MA50 ngày.
SJS có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá cao, gần 70% trong hai quý gần đây cho thấy sự phục hồi của công ty sau giai đoạn Covid-19. Trong Quý 3/2020, Công ty đã triển khai kinh doanh một số diện tích mặt bằng tại tầng 1 chung cư CT4, CT5 khu đô thị mới Mễ Tri và một số căn H6 tại dự án khu đô thị mới Nam An Khánh, chính điều này giúp hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị trader nên cảnh giác với sự nổi lên của hàng loạt cổ phiếu đầu cơ có nền tảng cơ bản yếu trong thời gian gần đây. SJS không phải là cổ phiếu có nền tảng cơ bản mạnh và Chris Kacher cũng lưu ý các điểm mua Pocket Pivot không nên áp dụng cho các cổ phiếu nền tảng cơ bản yếu. SJS hiện đang thiếu hụt dòng tiền nghiêm trọng và đây chính là điểm yếu lâu nay của công ty. Công ty đang xin khất nợ hàng trăm tỷ đồng cổ tức năm 2016 và 2017 sang năm 2021. Trong cấu trúc tài sản của công ty, tiền mặt chỉ còn vỏn vẹn 0.4% tổng tài sản và điều đó đang là trở ngại của công ty trong việc khôi phục lại hoạt động kinh doanh, đặc biệt tại khu đô thị Nam An Khánh. Vào ngày 26/10/2020, SJS cũng đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động 300 tỷ nhằm mục đích tài trợ cho dự án Nam An Khánh. Tài sản đảm bảo chính là toàn bộ lô đất cao tầng CT4 và CT6 ở Nam An Khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội với tổng giá trị 450 tỷ đồng. Nói chung, công ty chỉ đang loay hoay để xoay sở đáp ứng tiền cho hoạt động kinh doanh chứ chưa có dòng tiền để chi trả cổ tức.
Nếu để ý trên bảng cân đối tài sản, các khoản mục như Tài Sản Dỡ Dang Dài Hạn (gần 2900 tỷ) dương như đã nằm bất động nhiều quý liên tiếp cho thấy công ty gần như không xây dựng gì cả. Hàng Tồn kho quý 3/2020 ở mức 3,856 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 200 tỷ đồng so với đầu năm và thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy chủ yếu là tăng lên nhẹ ở dự án Nam An Khánh. Sự thực, công ty đang gặp khó khăn về dòng tiền để tiếp tục đầu tư khi “khoản phải thu” tiếp tục nhích lên.
Thế nhưng, chúng tôi vẫn đang hy vọng dự án Nam An Khánh có sự hồi sinh trở lại khi Hòai Đức lên quận và sự góp mặt của Vinhome Thăng Long (mua lại một phần dự án Nam An Khánh), Vin School. Tại đại hội cổ đông vào tháng 6.2020, SJS cũng đang có tham vọng tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KDT Nam An Khánh để có thể mở bán vào cuối năm. Trong báo cáo tài chính quý 3.2020, chúng tôi thấy người mua trả tiền trước liên quan đến dự án Nam An Khánh tiếp tục tăng lên, đó là một dấu hiệu tích cực. Hiện tại người mua trả tiền trước là 535 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm. Dẫu mức tăng còn khiêm tốn nhưng ít nhất nó đã có sự cải thiện đôi chút.
Chúng ta đã từng chứng kiến sự hồi sinh của NTL với dự án Bắc Quốc Lộ 32 kể từ khi Hoài Đức lên quận. Mở rộng ra, với sự sốt lên của giá đất và đặc biệt là rất nhiều dự án bất động sản mới như Vinhome Smart City, MiK Smart City, Geleximco đang thổi vào đây một luồng sinh khí cho bất động sản khu Tây Hà Nội. Giới đầu tư hy vọng làn sóng này lan đến khu vực của Nam An Khánh. Theo khảo sát của một nhà đầu tư bất động sản thì khu vực Đô Thị Nam An Khánh cũng đang dần thay da đổi thịt so với cách đây 1 năm, một dấu hiệu của sự hồi sinh.
Ngoài ra, SJS đang có những điểm tiềm ẩn thú vị, ví dụ như dự án Khu Đô Thị Mới Hòa Hải-Đà Nẵng mà theo chúng tôi có khả năng còn “cất giấu” 300 tỷ dự phòng chưa hoàn nhập (xem lại bài viết)