Thật tốt khi quan sát các cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu có những cú điều chỉnh nhẹ sau một đợt sóng tăng giá mạnh mẽ. Rốt cuộc, đó là cơ hội để bạn nhảy lên tàu và tham gia vào sóng tăng tiếp theo.
Khi bạn nhìn thấy một cổ phiếu thiết lập ba lần điều chỉnh, mỗi lần sâu một chút. Lưu ý, có thể chấp nhận những điều chỉnh sâu hơn bình thường một chút. Cổ phiếu lúc này có thể hình thành nền giá dốc lên.
Không giống mẫu hình Cup, Cup and handle, Double Bottom và Flat Base, vốn xuất hiện khá phổ biến thì mẫu hình nền giá dốc vốn khá hiếm. Nhưng đây lại là mẫu hình rất mạnh mẽ.
Vào năm 1999, cổ phiếu cung cấp dịch vụ Internet là America Online đã xây dựng mẫu hình Nền Giá Dốc Lên (Ascending Base) và tăng gấp đôi trong vòng 5 tuần sau đó. Titanium Metal cũng có nền giá dốc lên trong 15 tuần vào năm 2006 và sau đó tăng gấp đôi trong vòng 7 tuần,
Nền Giá Dốc Lên thường hình thành sau khi cổ phiếu đã có điểm breakout Cup and Handle hoặc Double Bottom. Ví thế cổ phiếu nên có đợt tăng giá trước đó ít nhất 20%.
Bộ Sách: “LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (phiên bản mới) + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG ĐỂ HÌNH THÀNH MẪU HÌNH HIẾM GẶP NÀY
Một trong những đặc điểm hình thành nền giá dốc lên ở một cổ phiếu mạnh là thị trường chung không quá mạnh. Mỗi lần cổ phiếu cố gắng tăng giá, thì sức nặng từ thi trường chung đang yếu lại đè cổ phiếu xuống. Một khi sự kháng cự từ thị trường chung biến mất, cổ phiếu sẽ tự do tăng giá.
Đặc điểm chính để nhận ra mẫu hình nền giá dốc lên là ba lần điều chỉnh. Mỗi lần sẽ có đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, điều tạo ra hình dạng của mẫu hình nền giá dốc lên. Điều này có nghĩa: mỗi lần điều chỉnh là vì thị trường chung yếu đi. Và mỗi lần điều chỉnh nên tầm 10%-20% (độ sâu mỗi lần chỉnh). Một vài lần điều chỉnh có thể khiến cổ phiếu chạm vào đường MA50 ngày.
Dịch vụ Market Smith của Nhật Báo IBD nhận thấy mỗi lần điều chỉnh của nền giá dốc lên tối thiểu là 6% và nhiều nhất là 25%.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN DIỆN NỀN GIÁ DỐC LÊN Ở CÁC CỔ PHIẾU TĂNG TRƯỞNG
Một mẫu hình nền giá dốc lên nên hình thành từ 9-16 tuần. Điểm mua là cao hơn 10 cent so với đỉnh của lần điều chỉnh thứ ba. Khối lượng tại ngày beakout nên tối thiểu cao hơn 40% so với thanh khoản bình quân 50 phiên. VÍ DỤ TỪ CỔ PHIẾU Retailer Limited Brands (LB)
Tại điểm được đánh dấu số 1 (tuần kết thúc ngày 26 tháng 2 năm 1982), LB có mẫu hình Chiếc Cốc-Tay Cầm. Cổ phiếu tăng 43% cho đến tháng 7, sau đó điều chỉnh về kiểm tra đường MA10 tuần (tương đương MA50 ngày, màu đỏ). (điểm số 2)
Sau cú tăng từ điểm số 2, cổ phiếu có ba cú điều chỉnh liên tiếp ở điểm số 3, chính là Nền Giá Dốc Lên (Ascending Base). Cú điều chỉnh này trùng với thời điểm cổ phiếu chia tách 1 cổ phiếu thành 2 cổ phiếu. Đợt điều chỉnh đầu tiên là 13%. (điểm số 3). Điểm số 4 có mức độ điều chỉnh 17%. Đến tháng 3, cổ phiếu có nhịp điều chỉnh thứ ba và hình thành điểm mua tại 15.29.
Đến tháng 7, cổ phiếu này tăng giá gấp đôi so với điểm mua và lập đỉnh tại vùng giá 34.
VÍ DỤ MSN NĂM 2017
Vào thời điểm đó, MSN chưa thể hiện các dữ liệu tài chính mạnh mẽ nhưng các nhà đầu tư đang kỳ vọng giá heo sẽ hồi phục giúp công ty hồi phục. Tôi đã có bài viết vào tháng 3.2017 trích đăng trên báo Đầu Tư Tài Chính.
Sẽ hồi phục giá?
Theo báo cáo Rabobank Pork quý I-2017, việc nhập khẩu heo của Trung Quốc sẽ là yếu tố chính quyết định giá heo toàn thế giới. Rabobank cho rằng mức nhập khẩu heo của Trung Quốc vẫn tăng vì việc mở rộng sản xuất, tăng đàn ở Trung Quốc vẫn chưa kịp tác động đến thị trường, ít nhất cho đến mùa hè năm 2017.
Rabobank cũng nhấn mạnh các chính sách môi trường đối với ngành chăn nuôi heo cũng hạn chế khả năng mở rộng đàn heo. Việc nhập khẩu heo của Trung Quốc khiến giá heo tại EU, Hoa Kỳ và Brazil đang tăng lên. Trung Quốc cũng muốn đẩy mạnh việc nhập khẩu heo để kiềm chế lạm phát vì thịt heo được xem là nguồn thực phẩm chính của người dân Trung Quốc.
Năm 2007, giá heo ở Trung Quốc cũng tăng mạnh hơn 30%, là một những mặt hàng tăng giá sớm nhất trong cơn bão lạm phát năm đó. Do đó, chính phủ Trung Quốc không muốn tái diễn lạm phát vượt tầm kiểm soát như trước nên vẫn duy trì chính sách nhập khẩu heo thông thoáng.
Tuy nhiên, liệu giá heo ở Việt Nam có tăng cùng nhịp với thế giới hay không là một câu chuyện còn bỏ ngỏ bởi nhiều yếu tố. Có hay không việc cấu kết lẫn nhau của thương lái Trung Quốc để đánh chìm giá heo ở Việt Nam như nhiều mặt hàng nông sản khác? Mức độ dư thừa thịt heo do hệ quả mở rộng quá mức của năm 2016? Khả năng chia sẻ bằng cách hạ giá thức ăn chăn nuôi từ phía các doanh nghiệp bán thức ăn chăn nuôi đang lãi lớn? Khả năng dãn nợ ngân hàng để người chăn nuôi có thể tái sản xuất nuôi heo?
Có một dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây là giá heo trong nước bắt đầu tăng nhẹ từ giữa tháng 2-2017 lên mức 30.000-34.000 đồng/kg. Theo Agromonitor, giá heo tại Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng ngừng giảm và ổn định trở lại. Sự phục hồi của giá heo sẽ giúp tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam dần hồi phục. Trong ngôn ngữ phân tích kỹ thuật, thường sau khi chạm các mức đáy thấp dài hạn như 10 năm, sự phục hồi sau đó là rất đáng kể.
Có một điểm cần lưu ý là các doanh nghiệp chăn nuôi heo niêm yết trên sàn CK Việt Nam như Masan và Dabaco đều đang hướng tới chăn nuôi heo sạch. Nếu làm tốt việc sản xuất, thương hiệu và đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng vốn đang khát thực phẩm sạch, các doanh nghiệp chăn nuôi heo có thể vượt qua cơn bão khó khăn này. Đó là lý do để các NĐT kỳ vọng vào các “CP heo”.
Cổ phiếu MSN hình thành nền giá dốc lên với ba lần điều chỉnh -10%, -6% và -8% với thanh khoản giảm. Sự điều chỉnh của MSN là do thị trường chung không mạnh trong giai đoạn tháng 9-tháng 12.2017. Thời gian hình thành nền giá trong hơn 11 tuần.
Nền giá dốc lên này hình thành sau cú tăng hơn 20% từ điểm breakout mẫu hình Cup. Sau khi vượt qua điểm pivot là đỉnh của lần điều chỉnh thứ ba, MSN tăng 90% trong vòng 4 tháng sau đó.