Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 4/2020. Theo đó, quý 4/2020, ngân hàng ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.185 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 4/2020 của ACB đạt 4.415 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 43% đạt 198 tỷ đồng; lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 63,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lãi vỏn vẹn 1,2 tỷ. Các mảng kinh doanh khác lại có kết quả kém khả quan, trong đó lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 16,5% xuống 405 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác chỉ đạt 66 tỷ trong khi cùng kỳ lãi tới 803 tỷ.
Tổng thu nhập hoạt động trong quý 4/2020 đạt 5.195 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong khi chi phí hoạt động giảm mạnh 35,7% xuống còn 1.764 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước dự phòng) của ACB trong quý 4/2020 đạt 3.431 tỷ, tăng 66% so với cùng kỳ.
Ngân hàng trích 247 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro quý 4/2020, tăng 120% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí dự phòng cũng mới chỉ chiếm 7% lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó, dù chi phí dự phòng tăng vọt, lợi nhuận trước thuế quý 4/2020 của ACB vẫn ghi nhận tăng trưởng khá cao là 62,9%, đạt 3.184 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.549 tỷ, tăng 63,2%.
Cả năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2019. Nhiều mảng kinh doanh có tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm qua: lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 121% đạt 166 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 13,5 lần đạt 732 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 60% đạt 687 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động năm 2020 giảm 8% so với năm trước xuống còn 7.624 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) được cải thiện từ 51,6% giảm xuống còn 42%. ACB đã trích 941 tỷ đồng cho chi phí dự phòng năm 2020, tăng tới 243% so với năm 2019.
Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của ACB đạt 441.530 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cuối năm 2019. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,9% đạt 311.479 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 14,6% đạt 353.196 tỷ đồng. Nợ xấu cuối năm 2020 tại ACB là 1.840 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,6%.
Bình luận từ nhóm TSI (NHà Đầu Tư Thành Công)
Như vậy, với KQKD bứt phá mạnh trong quý 4, đạt mức 2.550 tỷ đồng sau thuế, năm 2021 dự kiến nhu cầu tín dụng tăng và kinh tế VN và thế giới tiếp tục tích cực hơn 2020, nhờ đó ACB và các ngân hàng khả năng sẽ tiếp tuc giữ được đà tăng trưởng. Nếu giữ được mức lợi nhuận 2.550 tỷ/quý trong 3 quý kế tiếp thì lợi nhuận sau thuế 4 quý của ACB sẽ đạt mức 10000 tỷ, (chưa tính đến việc năm tới các ngân hàng có thể còn tăng trưởng tốt hơn năm 2020). PE của ngân hàng đang tăng trưởng cao và chất lượng tốt như ACB thì mức 10 lần là hoàn toàn hợp lý, như vậy vốn hoá mục tiêu cho ACB vào khoảng 100.000 tỷ đồng, cao hơn 49% so với mức vốn hoá hiện tại (tại mức giá 30.8). Upsize của ACB như vậy còn rất lớn, tới 40-50%.
Về mặt kỹ thuật, sau các điểm mua sớm chúng tôi đã khuyến nghị trong nhóm Zalo, hôm nay ACB xuất hiện điểm mua phá vỡ nền giá, theo đó nhà đầu tư có thể tiếp tục mua ACB tại vùng giá dưới 31, tỷ trọng 30% tài khoản, mục tiêu tăng giá 40-50%.
Báo cáo được thực hiện bởi Khúc Ngọc Tuyên và cộng sự TSI Team
Trưởng phòng Môi giới SSI
Nhận tư vấn đầu tư – Hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán
Điện thoại/zalo: 0989591288
Facebook: facebook.com/ngoctuyen.khuc