Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/2/2021, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 177.64 điểm, tăng 2.6 điểm tương ứng tăng 0.22%. Thanh khoản thị đạt hơn 572 triệu đơn vị và cao hơn phiên 22/02/2021. Nhóm ngành ngân hàng, VIN, khu công nghiệp hạ tầng vẫn đang là tâm điểm của thị trường. Tuy nhiên nhóm ngành ngân hàng tăng giảm trái chiều, nhóm này đang luân phiên giúp chỉ số VNIndex tiếp tục tăng điểm.
Xu hướng thị trường “XU HƯỚNG TĂNG ĐƯỢC XÁC NHẬN” và chưa có phiên phân phối nào. Số lượng cổ phiếu trên MA50 ngày vẫn cao hơn số lượng cổ phiếu dưới MA50 ngày cho thấy xu hướng tăng của VNIndex vẫn đang được duy trì. Ngoài những nhóm ngành đang có sóng ngành như: Ngân hàng, bất động sản, khu công nghiệp hạ tầng bất động sản, công nghệ thông tin và một số cổ phiếu tăng trưởng thì có nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. Quan sát nhóm cổ phiếu này đa phần kéo ngược về MA50 ngày với khối lượng thấp và đang bật tăng trở lại. Hành động giá nhóm này đang tiến gần về đỉnh cũ như: SSI, VND, SHS, VDS… Cổ phiếu VIX dẫn dắt ngành chứng khoán vẫn đang miệt mài phá đỉnh liên tục và đang ở đỉnh cao mọi thời đại của cổ phiếu VIX.
MẤU CHỐT NẰM Ở ĐÂY: CÁC CỔ PHIẾU DẪN DẮT (LEADER) PHẦN LỚN (66% KHẢ NĂNG) SẼ CHẠY THEO SÓNG NGÀNH. Do đó, các phù thủy chứng khoán sẽ tập trung đi kiếm sóng ngành và cổ phiếu dẫn dắt trong ngành đó.- Trích phù thủy Mark Mivervini
Với sự kỳ vọng quay trở lại của nhóm ngành chứng khoán chỉ số VNIndex như được “Hổ mọc thêm cánh” cũng không loại trừ kịch bản chỉ số VNIndex sẽ bức phá qua đỉnh 1200 điểm. Khối lượng giao dịch 10 phiên gần đây đều thấp hơn bình quân 50 phiên. Nếu thị trường đồng loạt đồng thuận tăng điểm và bùng nổ về khối lượng tăng mạnh thì chỉ số VNIndex sẽ vượt qua đỉnh 1200 điểm với sự trợ giúp của nhóm: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, khu công nghiệp hạ tầng, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục quan sát kịch bản khác là chỉ số VNIndex sẽ hình thành mẫu hình “Cốc tay cầm” trên đồ thị của VNIndex. Xem thêm bình luận về mẫu hình của chỉ số VNIndex: [Nhìn Lại Tuần Qua, 19/2/2021] Nhóm ngành ngân hàng vẫn dẫn dắt đầu tàu VNIndex giữ được xu hướng tăng
TIÊU ĐIỂM THỊ TRƯỜNG :
GVR – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE)
Hành động giá của GVR phiên ngày 23/2/2021 đã lấy lại được cứ điểm MA50 ngày và đóng cửa cao nhất phiên. Thanh khoản tăng mạnh trên bình quân 50 phiên cho thấy dòng tiền đang quay trở lại GVR. Đây là điểm mua Pocket Pivot của môn đệ O’neil được trình bày trong cuốn sách “Cách kiếm lợi nhuận 18000%”
Với mức điều chỉnh gần 35% trong khi thị trường chung điều chỉnh 17%, đây là mức điều chỉnh khá cao đối với một nền giá. Tuy nhiên, khối lượng những phiên điều chỉnh ở mức thấp gần như dưới bình quân 50 phiên nhưng khi cổ phiếu bật tăng trở lại thì đi kèm khối lượng trên bình quân 50 phiên. Đây là dấu hiệu cho thấy hành động mua vào một cách ” thầm lặng” của dòng tiền thông minh ở những phiên rũ bỏ. Sau điểm Break mẫu hình “Cốc tay cầm ” ở vùng 12.3 cổ phiếu đã tăng hơn 170 % . Hiện tại cổ phiếu đang ở nền số 2.
Cổ phiếu GVR đang có Code 33 của phù thủy Mark Minervini trong đó cổ phiếu đã có 3 quý tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và sự mở rộng của biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp quý 4 năm 2020 đạt 26.2%, đây là mức biên lợi nhuận khá cao. Lưu ý theo tìm hiểu quý 4 năm 2020 biên lợi nhuận của GVR tăng cao là thoái thành công gần 9.34 triệu cổ phiếu Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), GVR sẽ thu về khoảng 1,317.9 – 1,321.6 tỷ đồng. Mật mã 33 được phù thủy Mark Minervini đề cập đến trong cuốn sách “Giao Dịch Như Một Phù Thủy Chứng Khoán”
Về cơ cấu cổ đông của VRG khá cô đặc, hơn 96% được nắm trong cổ đông lớn là “Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp “ . Đây cũng là điểm mà nhiều nhà đầu tư kỳ vọng VRG sẽ tiếp tục thoái vốn công ty con mang lại lợi nhuận cho công ty . Tính đến thời điểm hiện tại GVR có 103 công ty con, 17 công ty liên kết, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới trồng, chăm sóc, khai thác cao su, chế biến sản phẩm cao su, phát triển hạ tầng khu công nghiệp…… Trước đó, GVR đã thoái vốn tại Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư.
Giao dịch cổ đông lớn trong 3 tháng gần nhất : Cổ đông lớn Phạm Văn Thành mua vào 200,000 cổ phiếu.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, cổ phiếu VRG có hơn 8 ngàn tỷ doanh thu chưa thực hiện dài hạn .
VRG tận dụng lợi thế về quỹ đất: VRG có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng 40,000 ha đất trồng cao su; trong đó 15,000 ha dùng để phát triển khu công nghiệp. Việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang khu công nghiệp có thể làm tăng giá trị của đất. GVR thông qua các công ty con chuyên phát triển bất động sản khu công nghiệp như Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Công ty cổ phần Khu công nghiệp cao su Bình Long, Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp cao su Việt Nam. VRG đang sỡ hữu 13.61 % cổ phiếu NTC .
GVR vào rổ MSCI Frontier Markets Index
Kế hoạch SXKD năm 2021 : Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2021 giảm 12%
Năm 2021 được dự báo tiếp tục là năm khó khăn, nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su, do giá bán cao su vẫn ở mức thấp, khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt, khối khu công nghiệp chưa có tín hiệu rõ ràng về cơ chế thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Để cân đối nguồn thu, Tập đoàn tiếp tục rà soát và cân đối nguồn thu trong kế hoạch năm 2021 từ thoái vốn đầu tư. Từ năm 2021 trở đi, các dự án tái canh trồng cao su không được miễn tiền thuê đất trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi theo quy hoạch. Tập đoàn Cao su đặt chỉ tiêu doanh thu hợp nhất và thu nhập khác 27,100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5,700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4,600 tỷ đồng.
Bài viết được phân tích bởi
HOÀNG HỮU HUẤN
TRƯỞNG BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG ELIBOOK & ADMIN WWW.TINHHOATAICHINH.VN