Kịch bản phim vẫn như cũ. Các trụ vốn hóa lớn lần lượt từng ngày thay nhau tăng/giảm trong suốt 2 tháng qua để thị trường chung rơi vào bối cảnh lình xình đi ngang, bị nén trong một mẫu hình tam giác. Hôm nay đến lượt GVR, VCB, HPG, CTG, BID giảm điểm còn SAB, MWG, VIC, VNM, HVN kéo lên. Chỉ số VN-Index chốt phiên giảm 0.29% với khối lương cao hơn nhiều so với phiên trước. Đây là một ngày phân phối nhẹ đối với chỉ số VN-Index.Hiện tại VN-Index có 5 ngày phân phối nhưng 4 trong 5 ngày phân phối này là yếu với mức giảm <-1%. Chúng tôi cũng lưu ý ngày phân phối 06/08/2021 sẽ được loại bỏ trong 2 phiên tới khi mốc thời gian 25 ngày giao dịch trôi qua. Chính vì vậy, tuy hiện tại VN-Index có hơi nhiều ngày phân phối một chút nhưng không hề đáng ngại. Dòng tiền thông minh vẫn xoay tua trên thị trường chứ chưa hề rút đi. Chỉ số VN-Index vẫn được giữ trên MA50 ngày. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày vẫn chiếm áp đảo.
Sự lình xình của thị trường chung khiến các điểm mua breakout (phá vỡ) trong 2 tuần qua từ các nền giá hoạt động không mạnh mẽ. Nhiều cổ phiếu sau khi breakout tăng khoảng 10%-15% từ điểm pivot, là bắt đầu chùng xuống, quay đầu hướng trở lại kiểm tra lại điểm pivot. Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với bối cảnh thị trường lình xình như thế này. Mỗi mã cổ phiếu tăng một chút, đem tới lợi nhuận vừa phải, rồi dòng tiền đổi sang mã khác.
Dòng tiền đang có dấu hiệu yếu đi ở Midcap sau gần 1 tháng rưỡi tăng giá (tính từ ngày FTD là ngày 29/7/2021). Thời gian qua, dòng tiền chủ yếu tập trung vào các midcap thuộc nhóm ngành bất động sản (bất động sản dân cư, bất động sản khu công nghiệp), xây dựng hưởng lợi đầu tư công và việc bán chốt lời sau khi tăng giá mạnh là điều hoàn toàn dễ xuất hiện trong thời gian này. Lấy ví dụ LCG + 71% từ đáy cuối tháng 7. Trong quá trình tăng giá này, cổ phiếu chỉ tăng được 20% từ điểm pivot của mẫu hình chiếc cốc-tay cầm thì bắt đầu bị chốt lời trong vài phiên gần đây. Hiện cổ phiếu đang được giữ bởi MA10 ngày và điều này vẫn chưa làm tổn hại đến xu hướng tăng của giá cổ phiếu. Tương tự, một ví dụ khác là BCC đã tăng +110% từ đáy tháng 7, và 50% từ điểm breakout (phá vỡ) mẫu hình Cup (Chiếc cốc) (xem lại bản tin ngày 26/8/2021 về việc bổ sung vị thế mua ở cổ phiếu này). Hiện BCC cũng đang được giữ bởi MA10 ngày. Áp lực chốt lời hoàn toàn dễ hiểu sau một thời gian tăng giá “khá ngọt”. Bất động sản có CKG +65% từ đáy tháng 7, trong đó +42% từ điểm phá vỡ mẫu hình Nền Giá Phẳng. Theo O’Neil, vùng tăng giá sau 20% là vùng chốt lời thường thấy ở các mã cổ phiếu.
Trong số các cổ phiếu có vốn hóa lớn, ngành thép là tăng giá mạnh mẽ nhất. Ví dụ như NKG +70% từ chân sóng cuối tháng 7; SMC +64% trong khoảng thời gian tương ứng. HSG tăng +38% và thiết lập đỉnh cao 52 tuần mới. Thị trường cần nghỉ ngơi, có thời gian “đổi ngựa kéo” nếu như muốn tiếp tục đi lên trong thời gian tới.
Như chúng tôi đề cập từ bản tin Nhịp Đập Thị Trường ngày 5.9.2021, các cổ phiếu bán lẻ hàng tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc tái mở cửa nền kinh tế. FRT tăng trần, MWG +5.1% , PSD + 9.65%, PET +6.73%, DGW +6.96% …trong khi đó PNJ giảm -2.1% sau 2 ngày bật tăng mạnh. Nhóm cổ phiếu may mặc (một nhóm trong lĩnh vực hàng tiêu dùng) có VGT +3.7%; TCM +1.4%.
Bản đồ Relative Rotation Graph (RRG)-theo ngày dựa trên dữ liệu phân ngành của Datapro cho thấy, nhóm ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu (consumer discretionary) đang có sự gia tăng về RS (sức mạnh giá tương đối) và chuyển sang nhóm leader.
LIỆU CÁC TRỤ VỐN HÓA LỚN CỦA NGÀNH THÉP VÀ NGÂN HÀNG CÓ TRỞ LẠI?
Để đẩy chỉ số VN-Index đi lên, thật khó để thiếu vắng các trụ vốn hóa lớn. Thời gian qua, các trụ vốn hóa lớn gần như chỉ có nhiệm vụ xoay tua nhau tăng/giảm để giữ thị trường. Các trụ vốn hóa lớn ở Việt Nam tập trung ở bất động sản, ngân hàng và thép. Có lẽ cần thêm “chút thép” và “chút ngân hàng” để hỗ trợ cho thị trường chung.
-(CÒN TIẾP)
ĐỂ ĐỌC TOÀN BỘ BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG VUI LÒNG LIÊN HỆ TEAM NHÀ ĐẦU TƯ CANSLIM QUA ZALO 0977.697.420