Trong downtrend, thứ hai thường là ngày nguy hiểm nhất. Không phải là cú sập mạnh như thứ hai tuần trước, nhưng thứ hai tuần này vẫn lặp lại kịch bản cũ, thường là ngày giảm điểm.
*Note: Hôm nay là thứ tư là ngày giao dịch đầu tiên, do thứ hai và thứ ba nghỉ lễ, tác giả có sơ ý viết nhầm sang thứ hai vì “quên thời gian”, mong bạn đọc thông cảm!
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY
Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm -1.33% trong khi nhiều cổ phiếu Blue Chip bị bán mạnh khiến chỉ số VN-30 giảm sâu hơn đến -1.96%.
Thanh khoản vẫn mất hút khi khối lượng phiên hôm nay thấp hơn so với phiên thứ sáu tuần trước. Đây là dấu hiệu của một đợt nỗ lực hồi phục thất bại.
Đã là ngày thứ năm của đợt nỗ lực hồi phục, nhưng dòng tiền không vào thị trường và ngày FTD (Bùng Nổ Theo Đà) vẫn chưa xuất hiện. Do đó, triển vọng thị trường vẫn ở trong xu hướng giảm.
Thứ hai thường là ngày tiêu cực trong downtrend vì những thông tin tiêu cực trong các ngày nghỉ thường được dồn nén sang ngày thứ hai. Các TTCK thế giới gần đây đều trong xu hướng giảm giá và các phiên hồi phục nhanh chóng bị dập tắt bởi các phiên giảm mạnh sau đó.
Chỉ số VN-Index giảm điểm ngay khi mở cửa, cố gắng hồi phục vào giữa phiên, nhưng bước sang phiên chiều lực bán trở lại mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức giá thấp nhất ngày tạo nên một hành động giá tiêu cực.
Chính các leader cũ đang là tội đồ kéo thị trường đi xuống như HPG -3% và TCB -4.55%. Đây chính là cảnh báo của Team NĐT CANSLIM trong bản tin Nhịp Đập Thị Trường ngày 27.4.2022. (Xem lại tại đây)
Theo đó, HPG đã bước vào pha 4, tức pha giảm giá, khi chứng kiến sự giảm tốc của tăng trưởng lợi nhuận cũng như giá đã nằm dưới đường MA200 ngày đang trong xu hướng dốc xuống. Quý 2.2021 là đỉnh lợi nhuận của HPG và có khả năng, lợi nhuận quý 2.2022 của gã khổng lồ thép này sẽ chứng kiến con số tăng trưởng âm.
Sự siết chặt kênh tín dụng bất động sản đang khiến cho các ngân hàng có dư nợ lớn đối với mảng bất động sản như TCB chịu tác động xấu. Nó cũng làm cho sóng cổ phiếu bất động sản nguội lạnh.
Độ rộng thị trường vẫn yếu không ủng hộ cho đà tăng. Chỉ có 3 cổ phiếu giữ ở đỉnh cao 52 tuần, thuộc về ngành THỦY SẢN và CẢNG BIỂN. Số cổ phiếu giảm ngày hôm nay gấp 2 lần số cổ phiếu tăng trên sàn HOSE.
CỔ PHIẾU CẢNG BIỂN “NGƯỢC DÒNG TĂNG GIÁ”. BÁO CÁO LỢI NHUẬN QUÝ 1.2022 TIẾP TỤC XUẤT HIỆN MỘT SỐ BẤT NGỜ.
Cổ phiếu VSC đóng cửa trong sắc tím trong khi HAH +6.3% và GMD +3.9%. Sóng ngành cảng biển đang xuất hiện khi hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn sôi động và gần đây là Trung Quốc đang đóng cửa một số cảng biển vì chính sách Zero Covid.
Team NĐT CANSLIM đã thông báo tín hiệu mua (với chất lượng tín hiệu ở mức trung bình) đối với cổ phiếu VSC vào ngày thứ 6 tuần trước với điểm mua Pocket Pivot. Phiên ngày hôm nay, VSC tiếp tục có điểm breakout mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm với khối lượng lớn đột biến.
Sóng ngành cảng biển xuất hiện khi nhiều công ty trong ngành thông báo lãi lớn. VSC đã có 4 quý liên tiếp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 40%. Trong khi đó, một số công ty trong ngành báo lãi khủng như HAH có lợi nhuận quý 1 đạt 200 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Hoặc GMD có hai quý liên tiếp tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao +220% và +86%, đánh bại ước tính của các nhà phân tích (xem thêm):
Mùa báo cáo tài chính quý 1.2022 vẫn đang tiếp tục và một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt được giới đầu tư săn đón.
Theo thông kê của CTCK VNDirect, tính đến ngày 29/4/2022, đã có 683 doanh ngiệp trên cả ba sàn công bố kết quả kinh doanh, chiếm 39.6% tổng số cổ phiếu và 37.9% vốn hóa toàn thị trường. Đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các công ty đã công bố lần lượt tăng +26.1% yoy và +42.9% yoy. Đây là một kết quả kinh doanh tương đối tích cực.
Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận tích cực nhất nằm ở các ngành như: HÓA CHẤT +500%, THỰC PHẨM +165%, NGÂN HÀNG +112%, ĐIỆN +104%, HÀNG CÁ NHÂN VÀ GIA DỤNG +62.3%, CÔNG NGHỆ +36.6% VÀ BÁN LẺ +32.6%.
Bên cạnh báo cáo tài chính quý 1.2022, thì mùa đại hội cổ đông cung đang diễn ra với kỳ vọng lợi nhuận khá tích cực. Theo thống kê của CTCK VNDirect, có 116 doanh nghiệp trên sàn HOSE đã công bố kế hoạch kinh doanh 2022 và đưa ra kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận +19.4% cho năm 2022.
Khẩu vị của dòng tiền thông minh đang chuyển hướng sang các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, kết quả kinh doanh tích cực. Do đó, không ngạc nhiên khi sóng ngành đang xuất hiện ở nhóm cổ phiếu CẢNG BIỂN, THỦY SẢN, BÁN LẺ. Một số cổ phiếu đang cố gắng tăng điểm hôm nay thuộc về các ngành này như PNJ +0.3%, MWG +0.2%, FRT +0.77%, CMX +1.9%, ANV +3% trong khi VHC đánh mất đà tăng và đóng cửa tham chiếu.
Giá dầu thế giới vẫn ở mức trên ngưỡng 100 USD/thùng và Team NĐT CANSLIM dự phóng khả năng sẽ tiếp tục quay trở lại xu hướng tăng giá trong thời gian tới, có thể chạm ngưỡng 140-150 USD/thùng. Châu Âu đang tiếp tục đưa ra các biện pháp cấm vận mới đối với dầu khí của Nga. Các cổ phiếu dầu khí Việt Nam hôm nay có sự tăng giá khá ấn tượng với GAS +1.9%, CNG +1.9%, PVD +1% và PVS +4%, BSR +1.4%. Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu dầu khí đã gãy nền giá và cố kết quả kinh doanh khá trái chiều. Trong khi nhóm khí như GAS, CNG khá tích cực, thì PVD chìm trong thua lỗ.
THỊ TRƯỜNG ĐANG CHỜ ĐỢI CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHƯ CUỘC HỌP CỦA FED HAY HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5.
Việc dòng tiền do dự đổ vào thời gian qua là do sự e ngại sự bất ổn trong chính sách vĩ mô lẫn chính trị.
Việt Nam sẽ đón nhận thông tin cuộc họp hai ngay của FED vào ngày thứ 5 tuần này. Các nhà đầu tư kỳ vọng FED chỉ tăng 0.5% lãi suất. Nếu như FED chỉ thực sự 0.5% lãi suất trong cuộc họp này, thì đó có thể là “bán tin đồn, mua tin thật”. TTCK Thế giới từng tăng điểm sau lần tăng lãi suất tháng 3 khi FED không làm thất vọng phố Wall và không đưa ra các thông điệp quá diều hầu làm hoảng sợ nhà đầu tư.
Chỉ số CPI tháng 4 của Việt Nam tăng 2.64% so với cùng kỳ. Bình quân 4 tháng đầu năm, CPI tăng +2.1% so với cùng kỳ. Các biến số lãi suất của FED và lạm phát CPI của Việt Nam đang là vấn đề then chốt để SBV (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) điều hành chính sách tiền tệ. Nếu FED tăng lãi suất và lạm phát vượt tầm kiểm soát, SBV có thể phải thu hẹp chính sách tiền tệ sớm hơn kỳ vọng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm Việt Nam vẫn tiếp tục đứng ở vùng đỉnh cao 1.5 năm, đạt 3.137%. Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng đã làm tổn thương thị trường chứng khoán trong 4 tháng đầu năm.
Trong nước, Hội Nghị Trung Ương 5 Khóa XIII đã khai mạc vào ngày 4/5/2022 và dự kiến kết thúc vào ngày 10/5/2022. Giới đầu tư đang chú ý đến các diễn biến của đại hội bởi những lo ngại về các biến động nhân sự giữa nhiệm kỳ có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Cú sụt giảm kinh hoàng -8.4% trong tháng 4.2022, là tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 2.2020 gây ra bởi khủng hoảng covid-19, xuất phát từ một loạt cú bắt bớ như chủ tịch Trịnh Văn Quyết của FLC và Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh.
Việc chính phủ đang đẩy mạnh kiểm soát kênh trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng nói riêng, cũng như toàn thị trường nói chung.
Trong lịch sử, ví dụ như đỉnh tháng 3 năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng gặp phải bối cảnh gần tương tự. Ở bên ngoài, FED tăng lãi suất còn ở bên trong các vụ bắt bớ ở thời kỳ này như: ông Đinh La Thăng, Phan Văn Anh Vũ (hay còn gọi là Vũ Nhôm)…rồi sau đó là rà soát pháp lý đối với các dự án bất động sản đã dẫn tới xu hướng giảm giá kéo dài hơn 1.5 năm.
Vì thế, giới đầu tư đang quan sát khả năng sớm ổn định trở lại của thượng tầng hay khả năng FED tăng lãi suất đến cỡ nào để đưa dòng tiền quay trở lại với TTCK.
THEO DÕI CỔ PHIẾU- AGG, DXG, PHR, FPT, CTR, PTB, HAG, REE
Trader theo dõi các cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 1.2022 tích cực hoặc các cổ phiếu đang có RS cao, neo gần đỉnh 52 tuần, có khả năng kháng cự lại đà giảm thị trường để xây dựng một watchlisht mạnh cho uptrend tiếp theo.
(Còn tiếp)
Để đọc chi tiết bản tin NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG, vui lòng liên hệ Team NĐT CANSLIM qua zalo 0977.697.420 hoặc tham gia khóa học Trend Trader.