NGÂN HÀNG KÉO THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC TĂNG ĐIỂM. LÊN TRONG NGHI NGỜ!

Mặc dù thị trường tăng điểm mạnh nhờ lực kéo của nhóm ngân hàng, nhưng sự phân hóa mạnh lại xuất hiện. Mỗi khi ngân hàng tăng, các dòng cổ phiếu mang tính chu kỳ bị đạp mạnh.

 HÀNH ĐỘNG GIÁ NGÀY HÔM NAY

 Ngân hàng chiếm tỷ trọng 30% vốn hóa của thị trường nên chỉ cần dòng này tăng mạnh, chỉ số VN-Index được kéo tăng mạnh. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dầu khí, bán lẻ cũng có diễn biến tích cực. Một số cổ phiếu bất động sản dân cư mang tính đầu cơ cao như DIG, CEO cũng đóng trần.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu thủy sản, cảng biển, hóa chất …bị bán mạnh. Sự phân hóa này đã xuất hiện từ giữa tháng 6 khi thị trường kỳ vọng lạm phát lập đỉnh, và các dòng cổ phiếu chu kỳ ăn theo câu chuyện lạm phát bị dòng tiền bán mạnh.

Sau ngày thứ hai tăng mạnh, thì một ngày tăng giá nối đà là rất quan trọng để duy trì đà tăng của thị trường. Dù cho thị trường mở cửa khá lình xình và dòng tiền chỉ thực sự mạnh mẽ ở phiên chiều, nhưng đó vẫn là dấu hiệu tích cực. Trong thị trường tăng giá, giá mở cửa yếu còn giá đóng cửa lại mạnh.

Chỉ số VN-Index tăng 1.27% và đóng cửa ở mức 1218 điểm, tiến sát EMA 21 ngày (đang ở mức 1229), là dấu hiệu quan trọng để dần lấy lại sức mạnh của xu hướng tăng. Team NĐT CANSLIM đã giải thích trong các bản tin trước về việc bật lại triển vọng đèn xanh (Xu Hướng Tăng Được Xác Nhận) khi vượt MA50 ngày. Việc VN-Index giành lại EMA 21 ngày sẽ mở ra khả năng cao để giành lại MA50 ngày, điều mà VN-Index không làm được trong đợt tăng tháng 5.

Khối lượng tiếp tục tăng mạnh so với ngày hôm trước, là dấu hiệu tốt trong một thị trường tăng giá.

Câu hỏi quan trọng lúc này là nếu như thị trường tăng điểm trở lại thì dòng tiền sẽ đổ vào lĩnh vực nào? Hiện tại thị trường đang kéo các dòng đội sổ như ngân hàng (nhưng lại dễ tác động mạnh đến điểm số của thị trường), tuy nhiên Team NĐT CANSLIM vẫn không khuyến khích mua các dòng đội sổ như chứng khoán, bất động sản dân cư, ngân hàng tại thời điểm này. Đây là những cổ phiếu có RS thấp, và nhiều lực cung treo lơ lửng ở phía trên.

Hơn nữa, dầu khí đang là dòng dẫn dắt thị trường hiện tại. Khi có dầu khí gánh thị trường, không cần phải dùng tới ngân hàng. Theo báo Tinnhanhchungkhoan, phải đến quý 3 các ngân hàng mới được nới room tín dụng.

CTCK HSC trong bản tin ngày 26/6/2022 dự báo lợi nhuận các cổ phiếu ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh +34% trong năm nay nhờ kinh tế hồi phục. HSC cho rằng, thị trường đã phản ứng thái quá trước động thái siết tín dụng bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Định giá P/B dự phóng của ngân hàng đang ở mức 1.57 lần, thấp hơn so với độ lệch chuẩn quá khứ.

Tuy nhiên, phương pháp đầu tư CANSLIM dựa trên dòng tiền và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp, thay vì định giá. Tuy các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá tốt, nhưng dòng tiền vẫn e ngại với rủi ro của hệ thống ngân hàng. Tiền chưa vào cổ phiếu ngân hàng một cách rõ nét thì không nên tham gia.

Ưu tiên của Team NĐT CANSLIM vẫn là các cổ phiếu leader, vốn là các cổ phiếu mang tính chu kỳ, được hưởng lợi từ câu chuyện lạm phát, như dầu khí, thực phẩm (thủy sản), điện, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, bất động sản khu công nghiệp.

Đây là những cổ phiếu có RS (Sức Mạnh Giá Tương Đối) cao và hiện đang nằm loanh quanh MA50 ngày. Nếu như các cổ phiếu này giành lại MA50 ngày đó là cơ hội để tham gia. Hôm qua, PNJ và GEG cho thấy sức mạnh khi bật dậy từ MA50 ngày với khối lượng lớn, tuy nhiên cả hai cổ phiếu này lại suy yếu trong ngày hôm nay.

Ngày hôm nay, FPT +3.7%, cố gắng tăng điểm với thanh khoản vẫn còn nằm ở mức thanh khoản bình quân, chứ chưa tạo ra sự đột biến khối lượng.

Độ rộng thị trường hôm nay vẫn được cải thiện để ủng hộ cho xu hướng tăng. Theo đó, số cổ phiếu tăng gấp 2.3 lần so với số cổ phiếu giảm trên HOSE. Số lượng cổ phiếu nằm trên MA50 ngày tiếp tục nhích nhẹ đi lên cho thấy khả năng xây được nền giá.

Số lượng cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần vẫn là 4 mã cổ phiếu như ngày hôm qua.

Team NĐT CANSLIM vẫn kỳ vọng việc lạm phát dịu lại trong nửa cuối năm 2022, giúp NHNN duy trì chính sách tiền tệ hợp lý để hỗ trợ nền kinh tế. Phó Thủ Tưởng Lê Văn Thành cho biết tăng trưởng GDP quý 2 dự kiến ở mức 6.38%, cả năm nay có thể đạt mức tăng trưởng 6.5%-7%.

THEO DÕI BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 2.

MWG +1.8% công bố lợi nhuận tháng 5 giảm tốc với lợi nhuận -21% yoy trong khi doanh thu đi ngang. Lũy kế 5 tháng, tăng trưởng doanh thu đạt +14% yoy trong khi tăng trưởng lợi nhuận ròng chỉ +1% yoy. Kết quả này thấp hơn so với dự phóng của các CTCK, ví dụ như SSI. Biên lợi nhuân ròng giảm xuống còn 3.3% trong tháng 5 so với mức 4.3% của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng, tăng chi phí quảng cáo online và giải phóng hàng tồn kho.

Theo SSI, khả năng lợi nhuận tháng 6 và 7 sẽ không có nhiều cải thiện so với tháng 5 do biên lợi nhuận tiếp tục chịu tác động tiêu cực trong quá trình MWG giải phóng hàng tồn kho cửa hàng Bách Hóa Xanh. Kỳ vọng sự thay đổi này sẽ kết thúc vào tháng 7 và cải thiện từ tháng 8.

Team NĐT CANSLIM cho rằng, lợi nhuận của MWG suy giảm là điều nhìn thấy trước, vì Bách Hóa Xanh đang trong giai đoạn tái cấu trúc (giải phóng hàng tồn kho, sửa chữa lại hệ thống cửa hàng). Trong bản tin trước, chúng tôi cho rằng các cửa hàng sau tái cấu trúc có thể làm tăng 30% doanh số. Vấn đề không phải là chỉ ở lợi nhuận, mà nhà đầu tư có tiếp tục tin vào sự thành công của Bách Hóa Xanh hay không?

Trong khi đó, MWG tiếp tục đẩy mạnh chuỗi nhà thuốc An Khang. Trong tháng 5, đã có 51 cửa hàng được mở mới và tăng thêm 123 cửa hàng so với đầu năm. Mục tiêu là chạm ngưỡng 800 cửa hàng trong năm 2022. Đây là một động lực tăng trưởng thứ hai của MWG sau Bách Hóa Xanh.

MWG là cổ phiếu leader ngành bán lẻ trong danh mục của Team NĐT CANSLIM và đang xây nền giá Chiếc Cốc Tay Cầm. Hiện cổ phiếu này đã giành lại MA50 ngày, mở ra hy vọng xây nền giá thành công.

Xem thêm về MWG: 

MWG: Bách Hóa Xanh- Câu chuyện vẫn hấp dẫn dù còn nhiều thách thức.

BSR +2.8%: Trong khi đó, BSR dự kiến lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2022 sẽ chạm mức 10 nghìn tỷ đồng. 

TNG +2.9%: CTCK SSI lo ngại lợi nhuận của các công ty dệt may sẽ giảm trong thời gian tới do sự gián đoạn logistic và giá nhiên liệu tăng cao hơn dự kiến. Trong khi đó, khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt hàng do lượng hàng tồn kho ở các thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì giờ rút còn về 3 tháng. Do đó, SSI kỳ vọng tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm và năm 2023. Các chi phí sợi, vải, logistic, nhân công vẫn ở mức cao do giá dầu tăng khiến toàn bộ chuỗi cung ứng bị tác động, biên lợi nhuân gộp vì thế tiếp tục thu hẹp.

TNG có tăng trưởng doanh thu +42% yoy và tăng trưởng lợi nhuận +58% yoy trong 5 tháng đầu năm, lần lượt hoàn thành 41% và 31% kế hoạch năm. Với tỷ trọng đơn hàng CMT cao, TNG chịu áp lực chi phí lạm phát ít hơn các công ty khác và duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với các công ty trong ngành.

TNG hoạt động hết công suất 275 dây chuyền. Trong năm nay, công ty đã mở rộng thêm 43 dây chuyền, tăng 15% công suất, để đáp ứng nhu cầu. SSI kỳ vọng giá mục tiêu 32,400 đối với TNG.

TNG đang xây một mẫu hình Chiếc Cốc Tay Cầm, với Tay Cầm có dạng sâu, lởm chởm (jagged), điểm pivot=33,800.

KỲ VỌNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI TẠO ĐÁY VÀ QUAY TRỞ LẠI UPTREND

Giá dầu thô đã giành lại được MA50 ngày và đường xu hướng dài hạn. Việc các nước G7 cam kết gia tăng trừng phạt Nga là nguyên nhân khiến giá dầu WTI trở lại mức sát 110 USD/thùng. Được biết, G7 muốn áp dụng mức giá trần đối với dầu của Nga, bên cạnh cấm Nga xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu sang các nước G7. Điều này làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt nguồn cung dầu trên thị trường. Nỗi lo sợ thiếu dầu còn lớn hơn cả sự ảm đạm của kinh tế.

Vào ngày thứ tư, thông tin về dự trữ dầu thô Mỹ là thông tin quan trọng mà các nhà giao dịch dầu thô cần theo dõi.

---còn tiêp

TIÊU ĐIỂM CỔ PHIẾU DGC

---còn tiếp

ĐỌC CHI TIẾT BẢN TIN NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG BẰNG CÁCH THAM GIA ROOM ZALO 0977.697.420

Trả lời